Năm 2006.
Luồng vốn FDI chảy vào Đông Nam Âu và khối CIS tăng khoảng 68%, tới mức 69 tỷ $ - một dấu hiệu nhảy vọt của dòng tiền vào so với hai năm trước đó. Top 5 nước nhận đầu tư nhiều nhất ( Liên bang Nga, Romania, Kazakhstan, Ukraina, Bungarit xếp theo thứ tự) chiếm 82% tổng lượng vốn chảy vào khu vực. Luồng vốn vào Liên Bang Nga tăng gần gấp đôi đạt 28.7 tỷ $, trong khi luợng vốn đổ vào Romany và Bungary tăng lên đáng kể, trong sự mong đợi về tiến trình gia nhập EU vào ngày 1-1-2007 và nhờ vào một loạt các tiến trinh tư nhân hoá. Luồng vốn FDI đi ra từ khu vực tăng lên trong năm thứ 5 liên tiếp, đạt mức 18.7tỷ $. Dường như tất cả vể thể hiện ra bên ngoài như trên của FDI đã phản ánh sự mở rộng ra bên ngoài của các TNCs Nga, đặc biệt là một vài doanh nghiệp khai thác tài nguyên lớn đang tim cơ hội trở thành những doanh nghiệp toàn cầu và và một vài ngân hàng đang mở rộng xâm nhập vào trong các nước khác thuộc CIS.
Trong khi ngành dịch vụ đặc biệt thu hút rất sôi động bởi sự gia tăng các hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, ngành công nghiệp cơ bản nhận được luồng vốn rót vào nhiều hơn như là kết quả của sự tăng cầu đột biến về tài nguyên thiên nhiên. Trong số một vài nước có nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên của khối CIS, như Liên bang Nga, chinh quyền liên bang vẫn tiếp tục duy trì sự kiểm soát của nó trong những ngành kinh tế chiến lược. Trong một vài nước thuộc Nam Âu, luồng vốn FDI liên quan đến các chính sách tiếp tục là sợi dây liên kết trong tiến trình (hay mong muốn) được gia nhập EU của họ, và với mục tiêu từng bước tư nhân hoá những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Năm 2007.
Cũng như hầu hết các khu vực khác, dòng vốn FDI đổ vào và đầu tư từ khu vực này ra nước ngoài đã chạm tới mức chưa từng thấy trong lịch sử. Lượng FDI đổ vào đã tăng liên tiếp trong 17 năm và chạm mức 86 tỷ $, tăng khoảng 50% so với năm 2006. Với CIS, lượng FDI đổ vào tăng là nhờ thị trường tiêu dùng ở đây tương đối lớn và sẵn có nguồn lực tự nhiên, trong khi các nước thuộc khu vực Đông Nam Âu, nguồn FDI đổ vào là do sự liên minh của các doanh tư nhân hóa trong nước với các công ty, tập đoàn nước ngoài. Lượng FDI đổ vào Liên Bang Nga tăng 62% với con số tuyệt đối lên tới 52 tỷ $.
Dòng FDI đầu tư ra nước ngoài của khu vực này lên đến 51 tỷ $, gấp đôi năm 2006. Trong đó, FDI từ Liên Bang Nga (đất nước có vai trò chính trong khu vực) đã đầu tư ra nước ngoài với con số lên tới 46 tỷ $ năm 2007. Các tập đoàn đa quốc gia của nước này đã tăng cường đầu tư của mình tới tận các khu vực như Châu Phi với mục tiêu tăng nguồn nguyên liệu thô cho ngành sản xuất các mặt hàng chiến lược của họ. Chính
ngành như công nghiệp năng lượng và các hoạt động sản xuất giá trị gia tăng của họ trong ngành công nghiệp khoáng sản ở những nước phát triển.
Nhưng trái lại trong khi hầu hết những sự thay đổi trong chính sách mang tầm cỡ quốc gia của các nền kinh tế quá độ trong năm 2007 nhằm mở của đối với nguồn FDI thì nhiều nước CIS đã tiếp tục tạo ra những rào cản đánh các vào ngành công nghiệp khai khoáng và một vài ngành công nghiệp then chốt khác. Điển hình như Liên Bang Nga đã chấp thuận điều luật trong đó đưa ra khá nhiều ngành công nghiệp mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư với sự góp vốn rất nhỏ. Và mới đây, ở Kazakhstan một điều luật về tài nguyên thiên nhiên đã thừa nhận chính phủ có quyền thay đổi một cách đơn phương các khế ước đã được thỏa thuận trước đó nếu họ thấy rằng các khế ước đó gây tác động bất lợi tới nền kinh tế quốc gia trong các lĩnh vực như dầu khí, công nghiệp khai khoáng.
Năm 2008.
Xu thế tăng trưởng trong thu hút FDI của khu vực này vẫn được giữ vững bất chấp khủng hoảng tài chính thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, và các xung đột trong khu vực, đạt mức 6%, đánh dấu 7 năm tăng trưởng liên tục của dòng vốn FDI chảy vào đây.