Châu Mỹ Latinh và các nước Caribbe: Dòng vốn FDI đổ vào liên tục tăng do nhu cầu về nguồn nguyên liệu Đầu tư mới lấn át M&A, lợi nhuận tá

Một phần của tài liệu Xu hướng FDI năm 2008 (Trang 27 - 28)

tăng do nhu cầu về nguồn nguyên liệu. Đầu tư mới lấn át M&A, lợi nhuận tái đầu tư cao.

Năm 2006.

Dòng chảy FDI tới Mỹ Latinh và khu vực Caribe tăng khoảng 11%, đạt mức 84 tỷ $. Braxil và Mehico đã duy trì vị trí đứng đầu về tiếp nhận vốn FDI ( với 19 tỷ $ mỗi nước), tiếp sau đó là đến Chile, đảo Virgin thuộc liên hiệp Anh và Colombia. Sự ứ đọng luồng vốn FDI đi vào trong khu vực là do: ở Nam Mỹ, sự gia tăng luồng vốn FDI đăng kí diễn ra ở đa số các nước, nhưng cũng có những dấu hiệu không tốt về sự sụt giảm ở Colombia và Venezuela. Hai biểu hiện tạo nên đặc điểm của luồng vốn FDI vào trong khu vực là : các hình thức đầu tư mới trở nên quan trọng hơn các hình thức M&A xuyên biên giới, và các hình thức tái đầu tư từ lợi nhuận kinh doanh ngày càng trở lên quan trọng hơn.

Lĩnh vực sản xuất lại nhận được nguồn vốn lớn nhất, vốn vào lĩnh vực dịc vụ chỉ tăng nhẹ. Trong ngành dịch vụ, TNCs tiếp tục rút lui khỏi khu vực phục vụ lợi ích công cộng, chủ yếu là từ ngành công nghiệp điện. Khu vực công nghiệp cơ bản tiếp tục hấp dẫn nhà đầu như nhờ có các mặt hàng có giá cả cao.

Luồng vốn FDI đi ra chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp khai khoáng, sau đó là lĩnh vực sản xuất từ các nguồn tài nguyên và truyền thông. Dòng vốn FDI đầu tư ra ngoài của Brazil là lớn nhất trong khu vực, đạt mức 28 tỷ$ - mức cao nhất từ trước tới nay- lần đầu tiên vượt trội so với luồng vốn FDI đầu tư vào. Đó chủ yếu là do việc mua được công ty Inco ( nhà sản xuất Nikken của Canada) bởi công ty khai thác CVRD, vụ giao dịch lớn nhất từ trước tới nay được tiến hành bởi một công ty của nước đang phát triển. Nhiều công ty đến từ các nước khác, đặc biệt là từ Argantina, Chile, Mexico và Venezuena, cũng tăng cường tìm kiếm cơ hội cho mình trong quá trình quốc tế hoá FDI.

Xu hướng can thiệp lớn hơn của Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2006, nhưng không giống như năm ngoái khuynh hướng này diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực khái khoáng, nó chuyển sang các ngành công nghiệp khác như truyền thông và điện lự, đặc biệt là ở Bolivia và Venezuena. Ở Venezuena, một hợp đồng đã được đàm phán với Verizon, AES và CMS (đều là các doanh nghiếp của Mỹ) nhờ đó ba doanh nghiệp này đồng ý từ bỏ ài sản của họ cho chính phủ, trong khi đó chính phủ Bolivia đang có kế hoạch mua lại Emresa Nacional de Telecomunications (Entel), kiểm soát bởi Telecom Italia. Ngược lại, chính phủ của Colombia đang tiến hành chương trình thúc đẩy đầu tư FDI và giảm quy mô của lĩnh vực công cộng, bao gồm cả ngành công nghiêp khai khoáng.

Năm 2007.

Dòng vốn FDI đổ vào khu vực này trong năm 2007 đã tăng lên tới 36%, với mức kỉ lục là 126 tỷ $. Sự tăng trưởng mạnh nhất diễn ra ở các nước Nam Mỹ, lên tới 66%, với dòng vốn đổ vào khoảng 72 tỷ $, phần lớn số tiền này được đầu tư vào các ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành sản xuất dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Dòng FDI vào các nước Trung Mỹ và Caribbean tăng 30% với con số tuyệt đối 34 tỷ $ bất chấp sự suy thoái kinh tế của Hoa Kì. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như trên phần nào được giải thích bởi sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực khai khoáng, sắt thép, và ngân hàng, những ngành không được định hướng phát triển vào thị trường Hoa Kì.

Dòng vốn FDI đầu tư từ những nước này ra ngoài đã giảm khoảng 17% còn 52 tỷ $, điều này phản ánh sự giảm dần về với mức độ “bình thưởng” hơn của Brazil trong việc đầu tư ra nước ngoài so với những năm trước. Các tập đoàn đa quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh (chủ yếu từ Mexico và Brazil ) đang tiếp tục quá trình quốc tế hóa, cạnh tranh trên các ngành công nghiệp chính như dầu khí, gas, xi măng, sắt thép, thực phẩm và nước giải khát. Thêm vào đó rất nhiều các tập đoàn, công ty trẻ tuổi đang dần nổi lên trong các lĩnh vực mới như công nghệ phần mềm, các sản phẩm hóa dầu, nguyên liệu hữu cơ…

Với ngành công nghiệp khai khoáng, lĩnh vực mà lượng FDI đổ vào tăng khá cao như một kết quả tất yếu của sự tăng giá cả của các hàng hóa, thể hiện một bức tranh tương phản giữa 2 lĩnh vực khai thác quạng và dầu khí, ga. Trong lĩnh vực khai thác quạng, quy mô FDI có vẻ tăng nhanh hơn vì không có các công ty nhà nước tham gia vào lĩnh vực này ngoại trừ 1 trường hợp là công ty Codelco ở Chile. Ngược lại, với sự hiện diện của các công ty nhà nước, cùng với vị trí thống trị, sự độc quyền của nó trong lĩnh vực dầu khí, gas phần nào gây ra những rào cản giới hạn cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, điều này được thể hiện rất rõ nét vào năm 2007, rất nhiều nước trong đó bao gồm Bolivia, cộng hòa Venezuela và Ecuador đã chấp thuận và thực hiện sự thay đổi chính sách nhằm mục đích tăng thuế, tạo ra các rào cản hay ngăn cấm các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.

Năm 2008.

Như một sự tương phản với bức tranh kinh tế toàn cầu xấu đi, thu hút FDI vào khu vực châu Mỹ Latinh và các nước Caribbe vẫn đạt mức tăng trưởng 13%, mà nhân tố đóng góp chủ yếu là ở các quốc gia Nam Mỹ. Bên cạnh đó, các nước Trung Mỹ và Caribbe – sân sau phụ thuộc vào nền kinh tế đang suy thoái Mỹ, không tránh khỏi giảm sút trong thu hút FDI.

Một phần của tài liệu Xu hướng FDI năm 2008 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w