Tiểu kết Chương
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy:
Về mức độ biểu hiện: phần lớn học sinh (lớp 1 và lớp 2) tiểu học cóbiểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở giờ học trên lớp khá rõ qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ). Có sự khác biệt về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong học tập giữa học sinh lớp 1 và học sinh lớp 2; giữa
học sinh nam và học sinh nữ; giữa học sinh nội thành và học sinh ngoại thành; giữa học sinh ở các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau; giữa học sinh sống trong các mô hình gia đình khác nhau và giữa học sinh có kết quả học tập khác nhau.
Về hình thức biểu hiện: biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh (lớp 1 và lớp 2) tiểu học thể hiện qua hành vi phi ngôn ngữ thường xuyên hơn so với hành vi ngôn ngữ. Có sự khác biệt về hình thức biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập giữa học sinh lớp 1 và học sinh lớp 2; giữa học sinh nam và học sinh nữ; giữa học sinh nội thành và học sinh ngoại thành; giữa học sinh ở các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau; giữa học sinh sống trong các mô hình gia đình khác nhau và có kết quả học tập khác nhau.
1.3. Có nhiều yếu tố thuộc về bản thân học sinh (tính cách, khí chất, ngôn ngữ, kinh nghiệm ứng xử, khả năng tiếp nhận, phẩm chất ý chí...) và các yếu tố bên ngoài thuộc về giáo viên (cách ứng xử, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá...), thuộc về gia đình (cách ứng xử, kinh tế, mô hình), thuộc về nội dung, thời lượng học tập ảnh hưởng tới biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh (lớp 1 và lớp 2) tiểu học. Trong đó, cách ứng xử của giáo viên với học sinh có tác động mạnh mẽ nhất đến những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh(lớp 1 và lớp 2) tiểu học.
1.4. Kết quả phân tích trường hợp điển hình của một số học sinh lớp 1 và lớp 2 đã làm rõ hơn thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học và có thêm thông tin thực tiễn khẳng định kết quả nghiên cứu.
1.5.Đề xuất 03 biện pháp tâm lý - giáo dục khả thi trên cơ sở kế thừa và có bổ sung nhằm hạn chế xúccảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu tiểu học là: Tăng cường khả năng nhận biết cho giáo viên cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu tiểu học là: Tăng cường khả năng nhận biết cho giáo viên và cha mẹ học sinh về đặc điểm và trình độ phát triển tâm lý - nhân cách của học sinh;Xây dựng môi trường nhà trường thân thiện thuận lợi cho quá trình thích ứng xã hội của học sinh với hoạt động học tập và với các mối quan hệ xã hội và xây dựng môi trường gia đình tích cực.
Với kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi khẳng định kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đã nêu trong luận án và các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết.
2. Kiến nghị