Hiệu quả của bổ sung viên sắt/acid folic

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và hiệu quả bổ sung sắt hàng tuần ở phụ nữ 20-35 tuổi tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 42 - 44)

Bổ sung viên sắt/acid folic HTLT trong 16 tuần (CT1)

- Tình trạng dinh dưỡng của phụ nư lứa tuổi 20-35 được bổ sung viên sắt/acid folic đã được cải thiện (Tỷ lệ CED ở nhóm can thiệp giảm 8,7%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

- Tỷ lệ thiếu máu của PN giảm 10%. Nồng độ Hb trung bình tăng 1,1g/dl; nồng độ Ferritin tăng 23,5 µg/L. Tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ ở 2 chỉ số Hb và Ferritin.

Bổ sung viên sắt/acid folic HTNQ trong 28 tuần (CT2)

- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của PN: Tỷ lệ CED giảm 14,6%, giảm nhiều hơn nhóm CT1, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

- Tỷ lệ thiếu máu giảm 12,5%; Nồng độ Hb trung bình tăng 0,8g/dl, Ferritin tăng 20,4 µg/L Tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ ở 2 chỉ số là Hb và Ferritin.

So sánh hiệu quả 2 phác đồ: Phác đồ bổ sung sắt (HTLT) và (HTNQ) có hiệu quả tương tự đối với cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm tỷ lệ thiếu máu, tăng hàm lượng Ferritin và giảm tỷ lệ dự trư sắt thấp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê là ở 2 chỉ số Hb và Ferritin.

Lợi thế của phác đồ bổ sung sắt/acid folic HTLT là thời gian ngắn và tỷ lệ tuân thủ cao hơn. Lợi thế của bổ sung sắt/acid folic HTNQ: hiệu quả đối với việc tăng nồng độ Hb và Ferritin tại thời điểm 16 tuần tương tự phác đồ bổ sung sắt HTLT tại thời điểm đó.

KHUYẾN NGHỊ

1. Phác đồ bổ sung sắt HTLT có hiệu quả tốt lên tình trạng thiếu máu, có thể áp dụng trong chương trình can thiệp phòng chống thiếu máu. Có thể áp dụng phác đồ bổ sung sắt HTLT hoạc NQ để cải thiện tình trạng thiếu máu ở phụ nư tuổi sinh đẻ.

2. Khuyến khích tẩy giun định kỳ cho phụ nư lứa tuổi 20-35 vì có mối liên quan rõ rệt giưa nhiễm giun và thiếu máu.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Đinh Thị Phương Hoa, Lê Thị Hợp, Phạm Thị Thúy Hòa (2012), “Thực trạng thiếu máu, tình trạng dinh

dưỡng và nhiễm giun ở phụ nư 20-35 tuổi tại 6 xã thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang”, Tập 8, số 1. Tháng 3 năm 2012. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 8 (1), tr.39-46.

Đinh Thị Phương Hoa, Lê Thị Hợp, Phạm Thị Thúy Hòa (2013), So sánh hiệu quả của bổ sung sắt/acid

folic hàng tuần liên tục và hàng tuần cách quãng lên tình trạng thiếu máu ở phụ nư 20-35 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang. Số 12(855), Tạp chí Y học Thực Hành, tr.15-18

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và hiệu quả bổ sung sắt hàng tuần ở phụ nữ 20-35 tuổi tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 42 - 44)