Bảng 3.3: Doanh Số Cho Vay Ngắn Hạn Theo Đối Tượng Sử Dụng Vốn Vay Của Ngân Hàng Qua 3 Năm 2009-2011
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả các năm 2009-,2011 của MHB Tân Châu)
- Nhìn chung doanh số cho vay của MHB Tân Châu không ổn định nhưng khoảng chênh lệch doanh số cho vay qua các năm là tương đối.
- Tốc độ tăng về doanh số cho vay ngắn hạn đối với hai đối tượng sử dụng vốn cơ bản trên được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3: Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số Cho Vay Ngắn Hạn Theo Đối Tượng Sử Dụng Vốn Vay Của Ngân Hàng Qua 3 Năm 2009-2011
* Đối với hộ SXKD:
- Đối với đối tượng này MHB Tân Châu chủ trương cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng – sữa chữa nhà và cho vay khác đối với cá thể, hộ sản xuất. Từ
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2009 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Các doanh nghiệp 24.365 40.834 60.137 16.469 67,59 19.303 47,27 Hộ SXKD 62.516 95.261 96.966 32.745 52,38 1.705 1,79 TỔNG 86.881 136.095 157.103 49.214 56,65 21.008 15,44
bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy được doanh số cho vay đối với hộ SXKD cũng có biến động và chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số cho vay ngắn hạn, năm 2010 doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao so với năm trước, đạt được 95.261 triệu đồng, khoảng trên 52,38 % so với năm trước, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ SXKD có tăng lên 96.966 triệu đồng chiếm khoảng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do Ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ sản xuất kinh doanh, giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức góp phần nâng cao đời sống ổn định kinh tế. Vì Tân Châu vẫn là địa bàn nông thôn nên kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ dưới hình thức hộ cá thể nên đây có thể là đối tượng có tiềm năng rất lớn. Do đó Ngân hàng cần phải có những giải pháp tích cực nhằm tránh đánh mất thị phần với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
* Đối với các doanh nghiệp
- Đối tượng này bao gồm các loại hình doanh nghiệp có trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn ... Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, huyện Tân Châu vẫn là địa bàn nông thôn nên hoạt động chính vẫn là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp được thành lập không nhiều và chưa có nhiều kế hoạch cũng như chiến lược phát triển hoàn chỉnh nên ít thu hút được các hộ dân thành lập doanh nghiệp, điều này dẫn đến các doanh nghệp ở địa bàn rất ít. Phần lớn các doanh nghiệp ở địa bàn là các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp đã làm ăn thua lỗ, phải giải thể, ngừng hoạt động trong một thời gian để sắp xếp lại. Năm 2010 doanh số cho vay là 40.834 triệu
đồng tăng 67,59 % ( hay tăng 16.469 triệu đồng) so năm 2009. Đến năm 2011 doanh so cho vay là 60.137 tăng 19.303 triệu đồng so với năm trước.