5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ
2.1.1. Tên công ty
Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh.
Tên giao dịch đối ngoại: Tra Vinh Cooperation Transport Company (TV.CTC) Điện thoại: 074.3856322
Fax: 0743.3753276
Trụ sở: 43 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Địa bàn hoạt động: tỉnh Trà Vinh và các chi nhánh, cửa hàng, văn phòng đại diện ở trong và ngoài tỉnh.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh
Tỉnh Trà Vinh được tái lập năm 1992 với diện tích tự nhiên 2.225 km2, gồm 7 huyện và một thị xã ( năm 2010 Thị xã Trà Vinh được nâng thành Thành phố Trà Vinh trực thuộc tỉnh). Đồng bào dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh, trên 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động sản xuất nông nghiệp.
Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh trước năm 1992 là xí nghiệp vận tải Trà Vinh trực thuộc công ty vận tải tỉnh Cửu Long. Từ 05/1992 tỉnh Cửu Long tách thành hai tỉnh: Trà Vinh và Vĩnh Long, xí nghiệp vận tải Trà Vinh đổi tên thành Công ty vận tải thủy bộ Trà Vinh chuyên kinh doanh vận tải đường bộ và đường thủỵ Ngày 10/03/1993, theo quyết định 94/QĐUBT của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đổi tên thành Công ty vận tải Trà Vinh. Công ty vận tải Trà Vinh kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy, kinh doanh vật tư, phụ tùng, thiết bị giao thông vận tảị Bước đầu tiếp nhận tài sản phương tiện xe tàu được phân chia từ xí nghiệp đường sông và xí nghiệp đường bộ Cửu Long cũ. Với tổng
xe khách là 45 xe 2.230 ghế, 10 xe tải trọng tải 70 tấn và xà lan, tàu đã qua nhiều năm sử dụng chất lượng kém, cũ kỹ, lạc hậụ Năm 2001 thực hiện theo quyết định 890 của Bộ GTVT và nghị định 92 của Chính phủ, được sự quan tâm của Ủy ban nhân tỉnh, Sở GTVT Trà Vinh với nguồn vốn có hạn công ty đã kết hợp công đoàn tổ chức tuyên truyền đội ngũ công nhân đóng góp vốn để hỗ trợ mua sắm 32 xe khách sản xuất tại Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư 13 tỷ đồng để thay thế phương tiện xe khách cũ, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật kịp thời phục vụ cho nhân dân được an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, thoải mái và mỹ quan. Hàng năm, công ty còn đảm nhiệm quốc phòng đưa quân đi thi hành nghĩa vụ quân sự và kịp thời đưa đón hành khách trong những dịp lễ, tết.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dưới sự chỉ đạo của Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước giao cho tập thể người lao động, Công ty vận tải Trà Vinh đã chính thức đổi thành Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh theo quyết định 724/QD-UBT ngày 27/04/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh phê duyệt và chính thức đi vào hoạt động ngày 25/05/2004. Với cơ cấu gồm: 5 thành viên trong Hội đồng quản trị, 3 thành viên trong ban kiểm soát, nhiệm kỳ hoạt động năm năm.
Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh đã phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động, đồng thời đổi mới phương thức quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, huy động rộng rãi vốn cổ đông nhằm tăng cường nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình trong thời kỳ xã hội hóa ngành vận tải hiện nay, phát triển lâu dài và bền vững.
Về hoạt động: Đầu nhiệm kỳ I công ty có 35 xe chạy trên 10 tuyến cố định liên tỉnh với tổng số ghế là 1.563 ghế; 16 xe buýt chạy trên 02 tuyến đường nội tỉnh. Đến cuối nhiệm kỳ I sau khi thanh lý, đầu tư và tái đầu tư lại công ty có 38 xe chạy trên 15 tuyến cố định liên tỉnh với tổng số ghế là 2.287 ghế, trong đó có 09 xe liên doanh với 228 ghế; 26 xe buýt chạy trên 05 tuyến nội tỉnh với tổng số ghế là 784 ghế, trong đó có 11 xe liên doanh với 328 ghế.
Về vốn cổ phần: sau đại hội cổ đông thành lập Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh nguồn vốn Nhà nước giao cho tập thể người lao động là 3.427.900.000 đồng,
số vốn này được giao cho 27 cổ đông là cán bộ, công nhân viên chức của công ty có hợp đồng lao động tại thời điểm sắp xếp doanh nghiệp với tổng số vốn cổ phần. Sau 05 năm hoạt động, cổ đông của công ty là 58 với tổng số cổ phần ghi danh là 34.279 cổ phần mệnh giá 100.000 đồng, số cổ phần không ghi danh là 35.240 cổ phần, đạt 102,80% vốn điều lệ.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 2.1.3.1. Chức năng 2.1.3.1. Chức năng
Vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách liên quốc gia, vận chuyển các loại hàng hóa dịch vụ từ nơi này đến nơi khác bằng đường bộ và đường thủỵ
2.1.3.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện hợp đồng thuê bao tham quan du lịch trong và ngoài nước. - Cung cấp nhiên liệu, phụ tùng thay thế cho các loại xẹ
- Cung cấp các loại vé xe khi hành khách có yêu cầụ
- Sửa chữa các loại phương tiện đi lại tại trạm sửa chữa và bảo hành xe ô tô. - Bảo toàn và phát triển vốn của công ty, cũng cố công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh mỗi qúy theo yêu cầu của Hội đồng quản trị.
- Đào tạo lại đội ngũ công chức bằng tất cả các hình thức để nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực vận tải, nâng cao năng lực quản lý nhân viên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển hơn.
- Khi thay đổi mục tiêu hoạt động, vốn điều lệ của công ty và nội dung khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh để được điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2.1.3.3. Lĩnh vực hoạt động
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng giao thông vận tảị - Vận tải hành khách, hàng hóa bằng bộ và đường thủỵ
- Vận tải hành khách tuyến cố định, hợp đồng thuê bao tham quan du lịch trong và ngoài nước.
- Đại lý bán vé tất cả các loại phương tiện cho các hãng trong, ngoài nước.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
2.1.4.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng pháp luật. Người lao động trong công ty được giao một phần giá trị doanh nghiệp tương ứng với số năm công tác của từng người, được góp vốn khi công ty huy động vốn, cùng được hưởng số cổ tức và cùng chịu rủi ro về tài chính trong phần vốn thuộc sở hữu của mình. Cơ quan quyết định của công ty là Đại hội
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
P. TÀI VỤ ĐỘI XE KHÁCH P. KH- TCHC ĐỘI XE BUÝT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
cổ đông bầu Hội đồng quản trị để lãnh đạo công ty giữ hai nhiệm kỳ, bầu kiểm soát viên để kiểm tra hoạt động của công tỵ
2.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
Đại hội đồng cổ đông: Theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công tỵ Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định định hướng phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
Ban Kiểm soát: do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu rạ
Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về những quyết định của mình. Các phó Giám đốc tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức quản lý điều hành tổ chức kinh doanh của công ty, trực tiếp điều hành xe buýt.
Phòng kế toán – tài vụ : Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tài chính, kế toán. Nhiệm vụ cụ thể: lập kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch và kế hoạch trung, dài hạn; tìm kiếm các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán và thuế theo quy định của Nhà nước; thực hiện quản lý tài chính của Công ty như quản lý các khoản công nợ, chi phí sản xuất kinh doanh; phân phối lợi nhuận và lập kế hoạch phân phối lợi nhuận cho năm kế hoạch, phân phối và sử dụng các quỹ của đơn vị.
Phòng kế hoạch tổ chức hành chính: tham mưu cho ban lãnh đạo điều hành sản xuất kinh doanh và sắp xếp tổ chức nhân sự lao động, tiền lương cho công ty, tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, khiếu tố trình Giám đốc phân công trả lời theo lịch khiếu
tố khiếu kiện, định kỳ phối hợp với hội đồng kiểm kê đánh giá chất lượng phương tiện.
Đội xe khách: thực hiện nhiệm vụ tổ chức vận chuyển hành khách tuyến cố định. Phối hợp cùng phòng kế hoạch tham mưu cho Giám đốc việc ký hiệp thương khai thác các luồng tuyến mớị
Đội xe buýt: thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách băng xe buýt.
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán
Hình 2.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
2.1.5.2. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
a) Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm đó.
b) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam.
c) Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
d) Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi sổ kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN TSCĐ THỦ QUỸ
HÌNH 2.3: HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
e) Phương pháp khấu hao tài sản đang áp dụng: TSCĐ được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng để trừ dần với nguyên giá theo thời gian hữu dụng ước Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán các loại Chứng từ ghi sổ Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái
Báo cáo tài chính Sổ đăng ký
tính phù hợp với hướng dẫn tại thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính.
f) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ, các quỹ từ lợi nhuận sau thuế: trích lập theo quy định tại điều lệ tổ chức và động của công tỵ
g) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi dịch vụ đã hoàn thành đồng thời lợi ích thu được từ giao dịch được xác định tương đối chắc chắn, tuân thủ các điều kiện ghi nhận doanh thu
2.1.5.3. Chức năng và các phân ngành kế toán
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán tài vụ: trực tiếp điều hành chung về mặt công tác với phòng. Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính kế toán sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả, các chỉ tiêu nộp ngân sách, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ. Tổ chức và chịu trách nhiệm công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quản lý sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, việc chấp hành chế độ quản lý định mức lao động, tiền lương cùng phòng hành chánh tổ chức xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm. Công tác kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tổ chức thực hiện các thủ tục vay vốn mua sắm xe phục vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt. Quản lý và theo dõi các hợp đồng kinh tế với khách hàng.
Kế toán tổng hợp: kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính rõ ràng, chính xác trung thực của các số liệu, thông tin những chứng từ kế toán. Lập báo cáo kế toán định kỳ. Theo dõi số liệu tăng, giảm các nguồn vốn như vốn cố định, vốn lưu động và các quỹ xí nghiệp. Tổng hợp các số liệu phát sinh trong tháng, lên các biểu đồ mẫu kế toán như: nhật kỹ chứng từ, bảng kê kế toán. Hạch toán kế toán, lập sổ cái, sổ chi tiết, lập sơ đồ và bảng cân đối kế toán, xác định kết quả kinh doanh của công tỵ
Kế toán thanh toán: lập sổ theo dõi thu, chi tiền mặt, tạm ứng, tiền gửi, tiền vay ngân hàng. Lập phiếu thu, chi khi có đủ chứng từ hợp pháp phải đúng quy định. Lập phiếu thanh toán tạm ứng hàng tháng, lập bảng kê khai chứng từ thuế giá trị gia
tăng đầu vào và bảng kê khai nộp thuế hàng tháng. Lập hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu ra và báo quyết toán thuế các loại hàng năm.
Thủ quỹ: cấp phát tiền khi có phiếu chi và nhập quỹ khi có các phiếu thu và trực tiếp nhận tiền mặt khi rút trực tiếp từ ngân hàng rạ
Kế toán tài sản cố định: theo dõi và hạch toán TSCĐ, tham gia kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định hiện hành. Lập sổ và theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và mở sổ chi tiết cho từng loạị Phân bổ và lập kế hoạch cơ bản cho từng TSCĐ, các báo cáo về TSCĐ.
Kế toán tiền lương: thuộc tổ chức hành chính, có nhiệm vụ tính lương, bảo hiểm xã hội chuyển vào kế toán trưởng, kiểm tra và thanh toán lương cho cán bộ nhân viên.
2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị 2.1.6.1. Thuận lợi 2.1.6.1. Thuận lợi
• Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở giao thông vận tải và các ngành chức năng tạo điều kiện cho công ty chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần giao cho tập thể người lao động nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, huy động nhiều nguồn vốn, tăng sức cạnh tranh với các đơn vị vận tải khác trong và ngoài tỉnh để tạo điều kiện bền vững cho công tỵ
• Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự nhất trí