5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.1.4. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.4.1. Khái quát về phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Việc phân tích, đánh giá thông tin từ bản Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không những giúp nhà quản lý sơ bộ nắm được kết quả hoạt động tiêu thụ, hoạt động đầu tư tài chính và kết quả khác cùng các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu được mà còn sơ bộ đánh giá được hiệu quả kinh doanh. Phân tích Báo cáo kết quả HĐKD tiến hành khá đơn giản, dễ dàng nên rất phổ biến trong thực tế.
1.1.4.2. Nội dung, trình tự và phương pháp phân tích Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh
Như các nội dung phân tích trên, phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 bước:
a) Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh: được thực hiện bằng cách so sánh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối (biến động về quy mô) và số tương đối (tốc độ tăng trưởng) và căn cứ vào kết quả so sánh để nhận xét.
Tỷ trọng LNG tiêu thụ Tổng LNG tiêu thụ từng bộ phận
của từng bộ phận chiếm = x 100
trong tổng LNG tiêu thụ Tổng LNG tiêu thụ
Mức biến động tăng (+) Trị số từng chỉ Trị số từng chỉ hoặc giảm (-) giữa kỳ phân tích = tiêu phản ánh _ tiêu phản ánh so với kỳ gốc của từng chỉ tiêu KQKD kỳ KQKD
b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động kết quả kinh doanh
Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa từng chỉ tiêu phản ánh KQKD với các nhân tố ảnh hưởng (quan hệ cùng chiều, quan hệ ngược chiều) mà ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh KQKD được xác định khác nhaụ
Đối với các nhân tố có quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu phản ánh KQKD: là những nhân tố tăng hoặc giảm cùng chiều với KQKD. Chẳng hạn, nhân tố “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch” có quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ”; nhân tố “LNT hoạt động kinh doanh” có quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu “ Tổng LN kế toán trước thuế”, … Mức ảnh hưởng đó xác định theo công thức sau:
Đối với các nhân tố có quan hệ ngược chiều với chỉ tiêu phản ánh KQKD: là những nhân tố tăng hoặc giảm khác chiều với KQKD. Chẳng hạn, nhân tố “Giá vốn hàng bán” quan hệ ngược chiều với chỉ tiêu “LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ”; nhân tố “Các khoản giảm trừ doanh thu” quan hệ ngược chiều với chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ”,… Mức ảnh hưởng đó được xác định theo công thức:
c) Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét kiến nghị
Tốc độ tăng trưởng Trị số của từng chỉ tiêu kỳ này
KQKD kỳ này so với = x 100
kỳ trước theo từng chỉ tiêu Trị số của từng chỉ tiêu kỳ trước
Mức ảnh hưởng của các nhân tố có Trị số kỳ phân tích Trị số kỳ gốc quan hệ cùng chiều đến sự biến = của nhân tố quan - của nhân tố
động của chỉ tiêu phản ánh KQKD hệ cùng chiều quan hệ cùng chiều
Mức ảnh hưởng của các nhân tố Trị số kỳ phân tích Trị số kỳ có quan hệ ngược chiều đến = - của nhân tố có - gốc của nhân tố chỉ tiêu phản ánh KQKD quan hệ ngược chiều ngược chiều