Tạo dựng kết cấu theo dòng cảm nhận

Một phần của tài liệu chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ xuân quỳnh (Trang 56 - 64)

3. Những chùm hoa độc đáo

3.3.2.2.Tạo dựng kết cấu theo dòng cảm nhận

3.3.2.2.1. Kết cấu là gì?

Kết cấu của tác phẩm văn học là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của những thành phần cốt truyện trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật. Còn kết cấu trong thơ chính là: đảm nhận việc liên kết, tổ chức hệ thống cảm nghĩ và hình ảnh trong một cấu trúc hoàn chỉnh làm nổi rõ chủ đề và lý tưởng bao quát của bài thơ, đảm bảo tới mức tối đa hệ quả và sức truyền cảm của bài thơ.

3.3.2.2.2. Kết cấu trong thơ Xuân Quỳnh

Tác phẩm của Xuân Quỳnh được gây dựng bằng những nét hết sức tự nhiên. Cảm xúc trong thơ Xuân Quỳnh cũng vậy, rất gần gũi đồng cảm với bạn đọc. Chị đưa vào tác phẩm của mình những cảm xúc rất thực về cuộc sống của bản thân:

Nếu ví dụ không có chúng tôi đây

Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống

Ai sẽ mang lại cho các anh buồn vui hạnh phúc Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông

Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét

(Thơ vui về phái yếu)

Những suy nghĩ, những cảm xúc rất thực, rất tự nhiên của phái yếu được Xuân Quỳnh thể hiện rất rõ, rất độc đáo. Có lẽ vì vậy mà khi tiếp xúc với thơ chị người đọc sẽ thấy ngay một tâm hồn nhạy cảm khi đứng trước mọi vấn đề của cuộc sống.

Kết cấu trong tác phẩm thơ Xuân Quỳnh không chỉ được thể hiện qua cảm xúc ở những câu chữ mà nó còn được nhấn mạnh hơn bởi những hình ảnh song hành, đối lập. Trong bài thơ Thuyền và biển xuyên suốt là sự xuất hiện song hành hai hình ảnh, hai đối tượng cùng tăng tiến: thuyền – biển:

Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không nói

Biển vẫn xa còn xa

(Thuyền và biển)

Hai hình ảnh luôn xuất hiện song song xuyên suốt trong tác phẩm như một lời hát cho tình yêu son sắt. Qua đó đã tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa hai đối tượng không thể tách rời và cảm xúc của nhà thơ được bật lên từ đó. Nếu thiếu đi một trong hai hình ảnh, câu thơ sẽ trở nên khập khiễng, không hoàn thiện, không đủ nghĩa. Hình ảnh “thuyền” tượng trưng cho cái nhỏ bé, vô định,

còn “biển” luôn là cái bao la rộng lớn. Con thuyền nằm trọn vẹn trong lòng biển và hình ảnh về một sự chở che bao bọc đã bao quát toàn đoạn thơ.

Sự đối lập còn có trong một câu, điều đó đã thể hiện được nét độc đáo trong phong cách thể hiện:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Với những từ ngữ đối lập trực tiếp trong từng câu thơ, Xuân Quỳnh đã nêu bật được những trạng thái, cung bậc của tình yêu qua hình tượng con sóng. Chị đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ, với những từ ngữ đối lập để khiến bạn đọc phải suy nghĩ, liên tưởng và gắn mình với những khát khao, xúc cảm trong tình yêu. Đây cũng chính là biểu hiện cho một sự lập luận tư duy logic được lồng vào trong kết cấu theo dòng cảm nhận mà Xuân Quỳnh đã sử dụng một cách tài tình.

Trong kết cấu thơ trữ tình, sự vận động của không gian, thời gian cũng là một điểm đáng chú ý. Thời gian trong thơ Xuân Quỳnh được nhắc đi nhắc lại trong sự trôi chảy. Câu thơ thường có sự vận động qua quá khứ, hiện tại và tương lai:

“Ngàn xưa cho tới mai sau Vịnh xanh như buổi ban đầu tình yêu”

(Tình ca trong lòng vịnh) Chị thường trở lại quá khứ bằng hồi tưởng:

Hoa cúc tím trong bài hát cũ

Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa

Hay:

Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy

Quá khứ dài là mái tóc em đen

(Bàn tay em)

Không chỉ ở thời gian, về không gian trong thơ Xuân Quỳnh cũng rất linh hoạt, giữa cái xác định và cái không xác định, giữa vô hạn và hữu hạn, giữa hiện thực với chất lãng mạn xen kẽ với nhau:

Sớm xuân này mặt đất đầy hoa

Những gương mặt rạng ngời sau cửa kính

Bãi ngô mượt, mặt sông Hồng lấp lánh

(Ý nghĩ về thành phố lúc vào xuân) Hay:

“Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá…”

(Thơ tình cuối mùa thu)

Như vậy trong thơ Xuân Quỳnh kết cấu theo thời gian, không gian được chị thể hiện khá độc đáo. Nhìn một cách khái quát những gì Xuân Quỳnh đã sáng tạo trong kết cấu, thơ chị thực sự được hình thành bởi một nghệ sĩ tài năng.

Thông thường tác phẩm văn học bao giờ cũng có phần mở đầu và kết thúc. Trong thơ trữ tình cũng vậy. Trong tác phẩm thơ: “Các khâu mở đầu, tâm điểm, kết thúc bài thơ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức và kết cấu của sáng

tác đặc biệt là tâm diểm và khâu kết thúc” [1, 392].

Xuân Quỳnh với những nét độc đáo thể hiện trong kết cấu, chị đã mở đầu bài thơ Sóng không phải việc kể về một con sóng mà chị đi ngay tới những gì là đặc trưng nhất:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Tiếp xúc với những dòng thơ đầu tiên người đọc đã tìm thấy cảm xúc của Xuân Quỳnh luôn gắn liền với những cung bậc khác nhau của tình cảm, tình yêu đôi lứa.

Xuân Quỳnh trong quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng hết sức chú ý đến tâm điểm bài thơ:

Những đôi tri kỉ Sóng bước qua đây

Lá vàng vẫn bay

Chồi non lại biếc

(Chồi biếc)

Ý thơ gợi lên một quy luật tất yếu của cuộc sống đồng thời cũng là hy vọng về một mầm sống tươi tốt sẽ lại lớn lên thay thế cho những gì đã cằn cỗi và tình yêu sẽ trở lại với những tâm hồn đang khát khao cháy bỏng.

Trong thơ trữ tình, kết cấu không thể thiếu đi phần kết thúc. Chỗ kết thúc bài thơ thực sự có một vị trí quan trọng đó là sự thâu tóm mọi vận động của cảm xúc, nơi kết lại cho tứ thơ ngưng đọng. Thơ trữ tình thường kết thúc sáng tạo qua sự suy nghĩ rộng rãi của thi sĩ. Kết thúc bài thơ Sóng bạn đọc đã thấy được những suy nghĩ sâu sắc về tình yêu:

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Xuân Quỳnh đã mở ra một khoảng không gian lớn về tình yêu, tình yêu không dừng lại ở cái nhỏ bé mà còn hòa chung trong cái cao cả, lớn lao.

Hay bài thơ Mùa hoa roi cũng có một kết thúc bất ngờ:

Hoa ơi sao chẳng nói

Anh ơi sao lặng thinh Đốt lòng em câu hỏi

Yêu em nhiều không anh?”

Dấu hỏi chấm bỏ lửng cuối bài thơ như nói lên một tâm trạng trăn trở lo âu trước sự mong manh dễ vỡ của tình yêu.

Như vậy kết cấu trong tác phẩm thơ trữ tình là một biện pháp góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nhìn một cách khái quát những gì Xuân Quỳnh đã sáng tạo trong kết cấu, thơ chị thực sự đã được hình thành bởi một nghệ sĩ tài năng.

Tiểu kết

Xuân Quỳnh cũng giống như bao nhà thơ cùng thời khác, cũng có những suy tư, trăn trở về mọi vấn đề trong cuộc sống, trong tình yêu. Nhưng nó không đơn thuần là như vậy mà ở đó nó chứa đựng những nội dung mang tính triết lí cao, có sự khái quát lớn và một lập luận logic. Hay đó cũng chính là biểu hiện cho một phong cách thơ đậm chất trí tuệ . Chính vì vậy trong thơ chị, chất trí tuệ không chỉ được thể hiện qua những hệ thống nội dung phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh của thời đại mà nó còn được thể hiện song hành cùng với hệ thống nghệ thuật đặc sắc. Đó là nghệ thuật trong cấu tứ, kết cấu ở tác phẩm thơ Xuân Quỳnh. Tất cả đã tạo nên sự thành công trong sáng tác của Xuân Quỳnh.

KẾT LUẬN

Trên đời này ai chẳng yêu thơ Vì thơ là một giấc mơ diệu kì

(A.Puskin)

Thơ ca là “tiếng nói hồn nhiên” chứa đựng trong lòng nó biết bao ý nghĩa. Thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Mĩ đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong nền thơ ca dân tộc. Đây là một trong những lý tưởng cách mạng mới sinh sôi và phát triển. Mối quan hệ gắn bó mật thiết qua lại giữa văn học nghệ thuật đặc biệt là thi ca và nhiệm vụ cách mạng đã nói tới vai trò lớn lao của thơ ca. Ở mỗi giai đoạn thơ ca đều đạt được những thành tựu khác nhau và tất cả đều được khởi nguồn từ hiện thực, lý tưởng của cách mạng.

Thơ được coi là một yếu tố, một phương tiện đặc biệt để biểu lộ tình cảm, bộc lộ cảm xúc và khơi dậy những tình cảm tốt đẹp nhất. Bạn đọc biết tới Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ đa sầu, đa cảm với phong cách biểu hiện độc đáo. Những nghiên cứu về Xuân Quỳnh và đánh giá về các tác phẩm của chị chưa nhiều song những ý kiến khen chê không phải là ít. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về: chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ Xuân Quỳnh tôi mạnh dạn đưa ra những kết luận khái quát sau:

Xuân Quỳnh – nhà thơ nữ tài hoa, dịu dàng, đằm thắm. Thơ chị là tiếng nói hồn nhiên, trữ tình, nhiều sắc thái cung bậc. Đó là tình yêu cuộc sống – thời đại, yêu quê hương, gia đình, bè bạn, thiên nhiên…Tất cả đều xuất phát từ một tâm hồn nhạy cảm, giàu tình yêu thương của chị. Xuân Quỳnh đã góp một giai điệu riêng biệt của mình vào bản hòa tấu vĩ đại của văn học dân tộc.

Bên cạnh việc bắt gặp được chất trữ tình trong thơ chị ta còn phát hiện được một đặc trưng thứ hai trong thơ đó là chất trí tuệ. Thơ Xuân Quỳnh mang đậm chất trí tuệ. Phải chăng đó là do một phần sự trải nghiệm trong cuộc sống của chị. Nhưng ta có thể bắt gặp sự nhanh nhẹn, thông minh ấy đã là bản chất ẩn sẵn trong con người Xuân Quỳnh. Qua thơ, chị không chỉ bày tỏ tình cảm, những xúc cảm riêng tư mà còn thông qua đó để nói lên những suy nghĩ, triết lý trong cuộc sống, trong tình yêu và ngay cả với những đứa con bé bỏng của mình. Mảng thơ viết cho thiếu nhi có thể nói là thành công nhất cho sự thể hiện chất trí tuệ của Xuân Quỳnh.

Hai yếu tố này đã tồn tại và song hành trong những tác phẩm thơ của chị. Chúng kết hợp hài hòa tạo nên một phong cách Xuân Quỳnh rất riêng và độc đáo khác biệt với các nhà thơ cùng thời. Chị đã góp một phần không nhỏ trong sự tạo dựng phong phú đa dạng cho nền văn học hiện đại đặc biệt là nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Do tư liệu còn ít ỏi, khả năng của người viết còn có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót nhất định. Người viết mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến thơ Xuân Quỳnh nói chung và đặc điểm trong thơ chị nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Minh Đức (1994), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục

2. Hà Minh Đức (Biên soạn) (2003), Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học 3. Hà Xuân Trường (2007), Văn học cuộc sống thời đại, NXB Giáo dục 4. Hoàng Phê (Chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục

5. Lê Bá Hán (Chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội. 6. Lưu Khánh Thơ – Đông Mai (Tuyển chọn), Xuân Quỳnh – Cuộc đời và tác

phẩm, NXB Phụ nữ

7. Ngân Hà (Biên soạn) (2001), Nữ sĩ Xuân Quỳnh – Cuộc đời để lại, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội

8. Phong Lê (2004), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, NXB Giáo dục 9. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục

10. Trương Chính (2003), Tạp văn Lỗ Tấn, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội

Một phần của tài liệu chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ xuân quỳnh (Trang 56 - 64)