3. Những chùm hoa độc đáo
3.2. Chất trí tuệ trong thơ
Mỗi nghệ sĩ tài năng không thể thiếu phong cách, như mỗi ngôi sao lấp lánh một thứ ánh sáng riêng. Quả đúng như vậy, với văn chương thì sự sáng tạo, chất triết lí, sự khác biệt là một đặc trưng rất cần thiết ở mỗi người nghệ sĩ. Nhà văn Nam Cao đã từng quan niệm và cho rằng: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi
và sáng tạo những gì chưa ai có” [2, 8]. Nam Cao đánh giá cao sự sáng tạọ, sự
đào sâu, tìm tòi của người nghệ sĩ trong văn chương. Cũng chính sự sáng tạo ấy đã tạo nên cho mỗi nghệ sĩ bước lên một nấc thang mới – nấc thang của trí tuệ. Trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tài năng của mỗi nhà văn, nhà thơ; hơn nữa nó còn là phương diện để phản ánh trình độ của một thời đại các thế hệ nghệ sĩ.
Nhắc đến chất trí tuệ trong thơ ta có thể biết đến Chế Lan Viên – một thứ ánh sáng riêng của thời đại văn học, một hồn thơ cách mạng Tố Hữu, một nữ thi
sĩ đằm thắm Xuân Quỳnh, hay Tago – tổng hợp thiên tài kì diệu của văn học Ấn Độ… Tất cả những nghệ sĩ, những cha mẹ đẻ của mạch thơ ấy đều tạo cho đứa con tinh thần của mình mang một màu sắc trí tuệ đến nổi bật. Vậy hãy xem họ thể hiện cụ thể như thế nào?
Với Chế Lan Viên, trải qua nhiều chặng đường sáng tác với nhiều tác phẩm khác nhau, người ta thấy thơ Chế Lan Viên tỏa ra một “ thứ ánh sáng riêng”. Đó là vẻ đẹp của thơ giàu chất trí tuệ, suy tưởng, mang đậm chất triết lí sâu sắc.Đặc điểm này được rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học khẳng định: “Đọc thơ Chế Lan Viên thường gặp những câu thơ có tính châm ngôn, tính triết lí”.
Trong sáng tạo thơ, Chế Lan Viên luôn quan niệm “Thơ không chỉ đưa ru
mà còn thức tỉnh”. Có nghĩa là thơ không chỉ dừng lại ở nhận thức bề ngoài mà
còn khám phá ở bề sâu, bề rộng của sự vật, hiện tượng. Ông cho rằng nhà thơ phải “chịu suy nghĩ”, phải đào sâu, lật đi lật lại các vấn đề để phát hiện ra cái mới trong mạch ngầm của hiện thực để có cách nói mới, tác động sâu sắc vào trí tuệ người đọc. Đối với ông, thu thập vốn sống mới chỉ là bước khởi đầu, bởi sáng tạo thơ không phải là sự sao chép thụ động những gì trông thấy, nghe thấy mà là một quá trình lao tâm khổ trí; là sự nghiền ngẫm về hiện thực, là ấp ủ nung nấu sáng tạo lại vốn sống, vốn thực tiễn để tạo nên chất thơ tinh lọc, đẹp đẽ bởi trí tuệ tài năng và tâm hồn của nhà thơ. Đó là thứ “muối thơ” kết tinh từ đại dương bao la của hiện thực:
“Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”
(Nghĩ về thơ)
Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên mang nặng ý tưởng. Ông suy nghĩ mọi vấn đề bằng hình ảnh. Xúc động thi ca của Chế Lan Viên thường bùng dậy trong ánh sáng trí tuệ. Ánh sáng ấy được tiếp nhận từ mọi phía, mọi chiều, mọi hướng lại được tỏa chiếu vào hình ảnh, hình tượng làm ánh lên vẻ đẹp lấp lánh nhiều màu sắc. Có thể nói một trong sức mạnh chủ yếu của thơ Chế Lan Viên được bắt nguồn từ vẻ đẹp trí tuệ trong hình ảnh thơ. Đây là nhận xét một cách rất hình ảnh: “Hình tượng thơ của anh bao giờ cũng xoáy lên từ ngọn sóng cảm xúc và vươn cao trong cơn lốc trí tuệ… hình tượng thơ của anh bao giờ cũng nổi lên
như một cồn đảo bốn bề âm vang những đợt sóng suy tưởng…”. Nhà thơ đã
“Ta là ai ? như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt Ta vì ai ?khẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh‟‟
(Hai câu hỏi)
Hay :
„„Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn‟‟
Trang thơ Chế Lan Viên được ví như hiện hình một „„con mắt cảnh giới‟‟. Thơ thức tỉnh bằng biện luận, bằng ngôn ngữ, và bằng hình ảnh : „„Lòng yêu đời
là một thanh kiếm sắc‟‟; „„Nửa cái hôn tỉnh thức ngó quân thù‟‟. Tư duy khoa
học về nghệ thuật đã nằm sâu trong hình ảnh, hình tượng. Đọc những bài thơ của Chế Lan Viên ta có cảm giác như xem những bức họa hoành tráng vẽ bằng sơn dầu hoặc bột màu. Nổi lên là những mảng lớp ngôn ngữ, hình ảnh trong một kết cấu bề thế có tầng, có lớp. Chính vì vậy người đọc không chỉ phải suy nghĩ trên tầng nghĩa ấy mà con phải khám phá những tầng nghĩa khác ở loại hình ảnh mang nhiều ẩn ý. Thơ Chế Lan Viên có tác dụng kích thích trí tuệ, đòi hỏi người đọc hướng tới trí tuệ.
Nếu như thơ Chế Lan Viên sử dụng những hình ảnh mang màu sắc duy lí khá đậm để thể hiện chất trí tuệ trong thơ thì nhà thơ Tố Hữu lại sử dụng những hình ảnh mang đậm màu sắc duy cảm. Loại hình ảnh – tình cảm của thơ Tố Hữu vừa tạo nên những cảm xúc thấm thía cái ngọt ngào thi vị, lại vừa mang đến cho bạn đọc những suy nghĩ về một con người mang lí tưởng cách mạng. Thơ ông là tiếng nói đồng hành cùng lịch sử - dân tộc - thời đại – cách mạng, thể hiện sự nhạy cảm thi sĩ của ông trước những vấn đề lớn lao của hiện thực và tình cảm con người Việt Nam yêu nước, yêu lí tưởng. Nó là sức mạnh tinh thần của nhiều thế hệ cho đến hôm nay và cả mai sau. Ông đã từng viết :
„„Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho tâm hồn thanh niên Tố Hữu lúc bấy giờ. Hình ảnh ẩn dụ „„mặt trời chân lý‟‟ đã góp phần thể hiện tầm quan trọng Đảng ; mặt khác thể hiện được tư tưởng của nhà thơ.
Và cho đến những vần thơ cuối đời ông cũng luôn chất chứa một niềm khát khao cháy bỏng yêu đời :
„„Ta bước tiếp trên đôi chân tráng kiện Lại nghĩ suy bằng chính óc tim mình Mừng thế kỷ hai mươi mốt đến
Cho sáng bừng mặt đất, ánh bình minh‟‟
Thông qua những hình ảnh đầy sức sáng tạo và sống động nhà thơ đã thể hiện được tiếng nói cũng như những suy tư, trăn trở về cuộc đời, thời đại của mình ở bảy tập thơ. Và đặc biệt tập thơ Một tiếng đờn như một bản tổng kết và chiêm nghiệm của chính nhà thơ. Sau đó hướng về nhân thế bằng cái nhìn nhân hậu và giàu dự cảm, thủy chung và ân nghĩa :
„„Ôi ! Kiếp trăm năm được mấy ngày Trời xanh không gợn bóng mây bay Gian nan vẫn thủy chung bè bạn
Êm ấm tình yêu mỗi phút giây”
Thơ Tố Hữu là thơ từ trái tim đến với trái tim, là tiếng nói “đồng ý, đồng chí, đồng tình”, là tiếng gọi kết đoàn đồng thời cũng là thơ của trí tuệ tỉnh táo. Thơ Tố Hữu trở thành sức mạnh tinh thần của nhiều thế hệ con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và cả mai sau.
Còn đối với Ta-go, một ngôi sao sáng của đất nước Ấn Độ, thì chất trí tuệ cũng thấm đượm, tạo cho thơ dồi dào về từ, hàm súc về ý.
Những hình ảnh sinh động, những mẩu chuyện thâm thúy, những từ ngữ giản dị trong sáng được ông sử dụng để lý giải một cách minh bạch, sâu sắc, đầy sức thuyết phục về triết lí con người, cuộc đời và sự sống.Ông đưa lại cho người đọc một nhận thức đúng đắn về thượng đế, thiên đường, địa ngục, sự sống và cái chết:
“Người đã tạo tôi vô tận, đó là ý thích của Người Cái li mảnh khảnh này, Người không ngớt rót Vơi đi và không ngớt lại rót đầy sự sống tươi mãi”
Hay:
“Đến ngày Tử thần đến gõ cửa anh
Anh sẽ có món chi làm tặng vật
Trước vị khách đến thăm tôi sẽ đặt
Cái li tràn đầy cuộc sống tôi dâng
Tôi đâu chịu để khách về với những tay không
Tôi sẽ đặt , cuộc đời tôi tất cả
Khi Tử thần đến thăm và gõ cửa”
Tóm lại, bằng vốn kinh nghiệm, trải nghiệm của cuộc sống kết hợp với vẻ đẹp của trí tuệ mà cụ thể đó là sự nhạy bén trong suy nghĩ, sự sắc sảo, thông minh mà mỗi nghệ sĩ sáng tạo ra một tác phẩm đạt đến trình độ ưu việt. Chất trí tuệ luôn cần thiết và có vị trí quan trọng trong mọi sáng tác, mọi thời đại. Nhà thơ bằng cảm quan của mình , vừa thâm nhập thực tế, vừa thâm nhập bề sâu, bề xa để phát hiện ra những ý nghĩa tiềm ẩn, những triết lí sâu cay để gây sự mới mẻ cho bạn đọc và khiến bạn đọc phát huy khả năng suy nghĩ sáng tạo của mình.