Nội dung và cách thức thể nghiệm

Một phần của tài liệu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 (Trang 54 - 74)

4. Tổ chức cho HS sử dụng BĐTD trong dạy học các loại bài học LTVC

3.3Nội dung và cách thức thể nghiệm

3.3.1 Nội dung thể nghiệm

Thiết kế một số bài LTVC ở lớp 5 để thể nghiệm việc vận dụng BĐTD trong dạy học.

3.3.2 Cách thức tiến hành thể nghiệm

Khi chúng tôi đặt vấn đề đưa BĐTD vào thể nghiệm giảng dạy phân môn LTVC ở lớp 5 đã được các thầy, cô trong tổ chuyên môn cũng như hội đồng nhà trường hưởng ứng và động viên giúp đỡ chúng tôi. Đặc biệt là những giáo viên trực tiếp cộng tác với chúng tôi đã tích cực tiếp nhận và sử dụng BĐTD trong những giờ dạy thể nghiệm một cách có hiệu quả.

Trước khi tiến hành thể nghiệm chúng tôi giành một buổi gặp mặt giáo viên và học sinh thực nghiệm để giải thích sơ qua về lí thuyết BĐTD, quy trình xây dựng . Hướng dẫn học sinh cách ghi bài, cách học ở lớp, ở nhà và cách làm bài kiểm tra để khi vào tiết thể nghiệm các em không bị lúng túng. Đồng thời để thể nghiệm có hiệu quả chúng tôi đã đi theo các bước sử dụng BĐTD để giải quyết các bài tập trong phần mở rộng vốn từ ở lớp 5.

Khi tính kết quả thể nghiệm chúng tôi tính số học sinh 2 lớp thể nghiệm và đối chứng bằng nhau, lớp nào nhiều hơn chúng tôi sẽ rút ra bất kì bài nào để hai lớp bằng nhau.

Chúng tôi vẫn đi theo cách thể nghiệm truyền thống, nghĩa là tiến hành giảng dạy ở hai lớp, một lớp dạy theo lối thông thường, một lớp dạy theo cách thức tổ chức dạy học mà chúng tôi đề xuất. Lớp dạy theo BĐTD là lớp thể nghiệm, còn lớp dạy theo lối thông thường là lớp đối chứng.

Sau khi kết thúc bài giảng ở mỗi lớp chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả hai lớp với đề bài như nhau. Trên cơ sở bài kiểm tra đó, chúng tôi rút ra những nhận xét, đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học mới so với phương pháp dạy học truyền thống về tính khả thi và giá trị thực tiễn của BĐTD trong dạy học LTVC.

Quá trình thể nghiệm được tuân thủ theo những yêu cầu chung của thể nghiệm sư phạm, đồng thời chú ý đến đặc trưng của vấn đề đang nghiên cứu để có sự đánh giá mang tính khách quan.

3.4 Đánh giá kết quả thể nghiệm

Trong bất kì công việc nào, đánh giá kết quả là việc làm quan trọng. Thông qua việc đánh giá , người đề xuất, thực hiện sẽ biết kết quả làm việc của mình, từ đó mà tiến hành rút kinh nghiệm. Nhưng việc đánh giá không phải làm

thế nào cũng được mà nó phải có tiêu chí để có thể dựa vào đó để đánh giá cho đúng, cho sát.

3.4.1 Các tiêu chí đánh giá

3.4.1.1 Về định tính

Tiến hành kiểm tra khả năng sử dụng BĐTD thông qua các nội dung sau: Xem xét khả năng lập BĐTD và sử dụng BĐTD trong dạy học của giáo viên. Khả năng giải quyết bài tập và khả năng sử dụng BĐTD của học sinh trong quá trình học tập.

Khả năng thuyết trình các vấn đề học tập với BĐTD.

Khả năng làm chủ kiến thức và độ sâu sắc về kiến thức của giáo viên: Xác định các đơn vị kiến thức, cấp độ và mối quan hệ của kiến thức trong một bài và toàn bộ nội dung giảng dạy.

Đánh giá việc vận dụng BĐTD vào giải quyết các bài tập, ôn tập đề ra.

3.4.1.2 Về định lượng

Chấm bài theo thang điểm 10 và được chia thành 4 loại:

- Loại giỏi (9-10 điểm): Thực hiện đầy đủ, đúng yêu cầu của đề, không mắc lỗi, nếu có thì là kiến thức không cơ bản.

- Loại khá (7-8 điểm): Đã thực hiện đầy đủ , đúng yêu cầu ở mức độ tương đối, gần với loại giỏi.

- Loại trung bình (5-6 điểm): Đã thực hiện được yêu cầu cơ bản của đề có thể sai kiến thức nhưng không cơ bản, không làm ảnh hưởng đến nội dung bài học.

- Loại yếu (dưới 5 điểm): Không thực hiện được yêu cầu của đề, bài làm có nhiều sai sót, chỉ làm đúng được một phần nhỏ mà đáp án đưa ra.

3.4.2 Kết quả thể nghiệm

3.4.2.1 Đối với giáo viên

Sau khi đã hiểu những nét cơ bản nhất của lí thuyết về BĐTD, cách lập luận và sử dụng BĐTD trong dạy học, đa số giáo viên đều phấn khởi, tự tin lập BĐTD và qua đó hướng dẫn học sinh lập BĐTD.

3.4.2.2 Đối với học sinh

Sau khi tiến hành thể nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau: Loại

Tổng số

Giỏi Khá Trung bình Yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SL % SL % SL % SL % Lớp đối chứng 5C,5D (60HS) 2 3.33% 22 36.7% 30 50% 6 10% Lớp thể nghiệm 5A,5B(60HS) 8 13.3% 35 58.3% 15 25% 2 3.3% 3.4.3. Nhận xét về quá trình thể nhiệm

3.4.3.1 Về phía giáo viên

Đây là một phương pháp đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian và công sức để tìm tòi gia công tài liệu, sách giáo khoa một cách chu đáo, tỉ mỉ. Ở trường chúng tôi thể nghiệm, các giáo viên thực nghiệm sau khi được hướng dẫn đều lập được BĐTD và tiến hành giảng dạy trên lớp.

Ban đầu, do phải tiếp cận với một Phương pháp có tính mới mẻ, xa lạ, khác với thói quen tư duy thông thường nên giáo viên không trách khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng. Nguyên nhân chủ yếu của sự lúng túng này là giáo viên chưa kết hợp nhuần nhuyễn việc sử dụng BĐTD với các phương pháp dạy học khác. Tuy nhiên sau đó giáo viên cũng đã quen dần và sử dụng khá thành thạo, đặc biệt giáo viên đã chủ động hướng dẫn học sinh sử dụng BĐTD để giải quyết các bài tập dù ở mức độ đơn giản.

Qua việc áp dụng BĐTD vào trong dạy học các bài LTVC giáo viên nhận thấy việc dùng BĐTD để giải quyết các bài tập rất dễ nhớ và dễ hiểu. So với việc giải quyết các bài đó bằng việc ghi ra thì sử dụng BĐTD sẽ nhanh hơn và có ưu điểm lớn hơn, cho phép giáo viên và học sinh có cái nhìn tổng quát về bài. Nhờ có những đặc tính hỗ trợ trí nhớ, BĐTD cho phép giáo viên chỉ cần lướt qua trước khi lên lớp là có thể nhanh chóng nắm được trọng tâm. Vì kiến thức

nhiều bài giảng khác nhau. Điều đó trách được sự tẻ nhạt và nhờ đó việc giảng dạy trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với cả giáo viên lẫn học sinh.

Như vậy, có thể thấy dù là kiến thức mới, phương pháp mới., nhưng nếu giáo viên say mê, tận tụy với nghề dạy học thì phương pháp này có thể sử dụng một cách có hiệu quả.

3.4.3.2 Về phía học sinh

Quá trình phân tích kết quả thử nghiệm cho thấy:

Kết quả học tập khá giỏi của HS ở lớp thử nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn so với lớp đối chứng.

Qua các tiết dạy thử nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng: HS rất thích thú, tập trung chú ý, tiếp thu bài nhanh, thực sự tích cực hoạt động, việc tương tác giữa các thành viên trong các hoạt động rất tốt. Các em cảm thấy rất thoải mái, tự tin, không những thế các em còn được chủ động khám phá lĩnh hội kiến thức và được bộc lộ mình một cách thực sự tự nhiên.

Các em tích cực tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập, từ đó tăng cường mức độ chú ý và sự hứng thú cho HS, giúp việc tiếp nhận vốn từ của HS nhanh chóng hơn. Và kết quả học tập tăng lên là điều dễ dàng khẳng định.

Bên cạnh đó, HS cảm thấy giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động cùng một lúc các em thực hiện được cùng một lúc cả hai nhu cầu: Nhu cầu học và nhu cầu tự khẳng định mình. Đây là điều rất quan trọng và bổ ích trong quá trình dạy học bằng BĐTD nói riêng và dạy học Tiếng Việt ở tiểu học nói chung.

Từ những nhận xét trên chứng tỏ quá trình thử nghiệm đã chứng minh và khẳng định được giả thuyết mà chúng tôi đã đưa ra trong đề tài. Vận dụng BĐTD vào dạy học LTVC ở lớp 5 sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, mang lại kết quả cao cho HS.

Từ những kết luận trên chúng tôi khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của đề tài: “Sử dụng BĐTD trong dạy học LTVC cho HS lớp 5” mà chúng tôi nghiên cứu.

Tiểu kết chƣơng 3

Mọi lí thuyết sẽ chỉ là lí thuyết suông nếu tách rời thực tế, không được thực tế kiểm nghiệm và chứng minh. Do đó ở chương 3 này chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm. Chúng tôi đã đưa ra các tiêu chí đánh giá, kết quả của quá trình thực nghiệm, tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm đó để thấy được sự đúng đắn và tính khả thi của khóa luận này.

PHẦN KẾT LUẬN

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả các giờ dạy học nói chung, giờ dạy học tiếng Việt nói riêng là phương pháp dạy học. vì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được các nhà giáo dục quan tâm và đầu tư nghiên cứu.Từ đó, nhiều phương pháp dạy học mới ra đời như: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm…Và đòi hỏi người giáo viên phải đứng trước sự lựa chọn cho bộ môn, cho bài học những phương pháp dạy học phù hợp.

Dạy tiếng việt ở tiểu học là dạy cho học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để giao tiếp, mà muốn giao tiếp tốt, học sinh phải có vốn từ phong phú. Vì thế, việc dạy LTVC cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Thực tế hiện nay, việc dạy LTVC ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng bằng các kĩ thuật dạy học tích cực là một trong những vấn đề mà hầu hết giáo viên đứng lớp đang quan tâm, trăn trở.

Trước thực tế như vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho HS lớp 5”. Với hi vọng việc dạy học các bài LTVC ở lớp 5 được thuận lợi và đạt hiệu quả.

Để phương pháp mà đề tài đưa ra có chỗ dựa về mặt lí luận và đảm bảo khả năng thực thi trong thực tiễn dạy học chúng tôi đã cố gắng xác lập cơ sở đề xuất cho phương pháp mà đề tài nghiên cứu. Những cơ sở này chúng tôi đã trình bày ở chương 1 và trong một chừng mực nào đó chúng tôi nhận thấy đã đạt được mục đích đề ra.

Bản đồ tư duy được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, và giờ đây nó đã trở thành một công cụ dạy học đắc lực cho mọi môn học, trong đó có bộ môn Tiếng Việt. Như vậy sử dụng BĐTD để dạy học tiếng việt là sử dụng một bản đồ để truyền đạt cho học sinh nắm vững logic của kiến thức cũng như mối liên hệ giữa các kiến thức đó. BĐTD thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của cả giáo viên và học sinh trong dạy và học tiếng việt. Nhờ BĐTD mà bài học không chỉ đạt hiệu quả cao trong việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức mà còn trở thành một giáo cụ trực quan.

Do đó để BĐTD trở nên gần gũi phổ biến với mọi giáo viên giảng dạy tiếng việt ở nhà trường và trở thành một công cụ dạy học không thể thiếu. Trong phần nội dung chương 2 của đề tài chúng tôi đưa ra một số cách sử dụng BĐTD vào soạn giáo án trong dạy học trên lớp, đặc biệt cung cấp các giáo án cụ thể trong chương trình thực nghiệm và kiểm tra chất lượng lĩnh hội nội dung và kĩ năng sử dụng BĐTD của học sinh. Đặc biệt, qua thực nghiệm chúng tôi đã có thể khẳng định được tính khả thi của BĐTD và những đề xuất của khóa luận này để dạy học những bài về LTVC.

Trên đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

Chúng tôi mong rằng, khóa luận của mình sẽ đóng góp được một phần công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, Phương pháp dạy học tiếng việt nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khóa luận và trong hoạt động thực nghiệm, chúng tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo của thầy cô và các bạn để có thể tiếp tục nghiên cứu khóa luận một cách toàn diện, sâu sắc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƢỚC

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2007), Phương pháp dạy học

Tiếng Việt, NXBGD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXBGD.

3. Chu Thị Thủy An (2007), Dạy học luyện từ và câu ở tiểu học, NXBGD. 4. Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốt ở tiểu học

bằng bản đồ tư duy (dùng cho GV, sinh viên sư phạm và học sinh tiểu học),

NXBGD.

5. Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốtcác môn

học bằng bản đồ tư duy (dùng cho GV, sinh viên sư phạm và học sinh THCS và THPT), NXBGD.

6. Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy (2011), Thiết kế bản đồ tư duy dạy

– học môn Toán ( Dùng cho GV và HS THPT), NXBGD.

7. Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mĩ Trinh (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm

lí học sư phạm, NXBGD.

8. Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga (2011), Phương pháp dạy học Tiếng

Việt ở Tiểu học 1, NXB Đại Học Sư Phạm.

9. Lê Phương Nga (2011), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2,

NXB Đại Học Sư Phạm.

10. Nghị quyết hội nghị lần 4 – BCHTW khóa VIII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1991).

11. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 (2011), NXBGD. 12. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2 (2011), NXBGD. 13. Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 1 (2011), NXBGD.

TÀI LIỆU THAM KHẢO NƢỚC NGOÀI

(Tài liệu dịch )

15. Adam Khoo (2010), Tôi tài giỏi bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ.

16. Bobbi Deporte và Mike Hernaki (2006), phương pháp học tập siêu tốc,

NXB Tri Thức.

17. Tony BuZan (2011), Sử dụng trí nhớ của bạn, Nhà xuất bản tổng hợpThành phố Hồ Chí Minh.

18. Tony BuZan (2011), Làm chủ trí nhớ của bạn, Nhà xuất bản tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Tony BuZan (2011), Sơ đồ tư duy, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ

Chí Minh.

20. Tony BuZan (2010), Sơ đồ tư duy trong công việc, NXB Lao Động Xã

Hội.

21. Tony BuZan (2011), Lập sơ đồ tư duy, NXB Lao Động Xã Hội

22. Jean – Luc Deleadriere (2009), Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Joice Wycoff (2010), Ứng dụng bản đồ tư duy, Nhà xuất bản lao động

Giáo án thể nghiệm

TUẦN 3

Ngày soạn: 20/02/2014 Ngày giảng: 24/02/2014 Phân môn: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN I MỤC TIÊU

- Giúp HS:

+ Mở rộng và hệ thống hóa một số từ ngữ về Nhân dân.

+ Hiểu được một số từ ngữ về Nhân dân và thành ngữ ca ngợi phẩm chất của người dân Việt Nam.

+ Tích cực hóa vốn từ cho học sinh.

+ Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và lập bản đồ tư duy.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to, bút chì, bút màu, bút dạ

- Từ điển tiếng việt tiểu học

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa. Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, ghi lại các từ đồng nhĩa mà bạn sử dụng.

- Gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn, đọc các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng.

- Nhận xét, cho điểm HS.

2.Dạy – học bài mới 2.1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu: Tiết Luyện từ và câu hôm nay các em cùng tìm hiểu nghĩa của một số từ

Một phần của tài liệu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 (Trang 54 - 74)