Quy trình sử dụng BĐTD trong dạy học LTVC

Một phần của tài liệu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 (Trang 40 - 42)

Lập BĐTD nội dung bài tập ở đây được hiểu là việc GV tổ chức, hướng dẫn HS dùng BĐTD để trình bày kết quả giải một bài tập hoặc một nhóm bài tập trong sách giáo khoa theo một chủ điểm với những yêu cầu cho trước. Qua việc giải các bài tập này, HS sẽ có một hệ thống từ ngữ tương đối phong phú xoay quanh chủ điểm đó.

GV dựa vào nội dung chương trình, SGK, các tài liệu tham khảo, trình độ HS, … để lập BĐTD trình bày bài giải nội dung bài tập. Khi lập BĐTD, GV có thể hướng dẫn HS tiến hành theo các bước sau:

Bƣớc 1: Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung của từng bài tập

Bƣớc 2: Xác định mối liên hệ giữa các nội dung trong các bài tập Bƣớc 3: Xác định từ khóa trung tâm, các nhánh chính, nhánh phụ

Ở bước này ta cần xác định một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung chính (từ khóa trung tâm, nhánh chính). Tiếp theo, xác định nội dung tiểu chủ đề cấp 1 (từ khóa cấp 1, nhánh phụ 1) liên quan đến nhánh chính. Sau đó xác định nội dung tiểu chủ đề cấp 2 (từ khóa cấp 2, nhánh phụ cấp 2),…

Bƣớc 4: GV hƣớng dẫn HS tiến hành lập BĐTD theo các thao tác sau

o Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng, khái niệm, chủ đề, nội dung chính.

o Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa, tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (thường tô đậm nét).

o Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa, tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có thể thêm các hình ảnh hay kí hiệu cần thiết).

o Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm, nội dung, vấn đề liên quan luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra được bức tranh “tổng thể” mô tả về khái niệm, nội dung, chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.

Bƣớc 5: Kiểm tra lại BĐTD đã lập

Khi hướng dẫn HS kiểm tra BĐTD đã lập, GV cần yêu cầu HS kiểm tra, đối chiếu lại BĐTD với yêu cầu của nội dung bài tập. HS cần kiểm tra lại nội dung ghi lại ở từ khóa trung tâm, nhánh chính, nhánh phụ cấp 1, nhánh phụ cấp 2, … xem đã đúng và đầy đủ hay chưa; các nhánh đã thể hiện đúng mối quan hệ qua lại lẫn nhau chính xác không; trình bày BĐTD như vậy có cân đối, đẹp mắt chưa?

Một phần của tài liệu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 (Trang 40 - 42)