Thực trạng học phát âm của HS lớp1

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÁT ÂM CHUẨN CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN BÌNH TAM ĐƢỜNG LAI CHÂU (Trang 28 - 62)

9. Cấu trúc đề tài

2.4.Thực trạng học phát âm của HS lớp1

Trong học tập môn nào cũng vậy, HS cần phải có hứng thú, yêu thích môn học thì việc học mới đạt hiệu quả. Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng phát âm của HS lớp 1 Trường Tiểu học Sơn Bình – Tam Đường – Lai Châu HS lớp 1 khi học Học vần thường phát âm sai ở phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu.

Bảng 6: Hứng thú của HS khi học kĩ năng phát âm TV

Số lượng học sinh

được khảo sát Lớp

Mức độ

Rất thích (%) Thích (%) Không thích (%)

40 1A 20/40 (50%) 10 (25%) 10 (25%)

Bảng 7: Các lỗi phát âm mà HS dân tộc thiểu số thường mắc phải

Số lượng HS khảo

sát

Lỗi phụ âm đầu Phần vần Phần cuối

(%) l/d (%) b/v (%) l/n (%) uôn/uân (%) oc/ooc (%) p/t (%) i/y (%) 40 35/40 (87,5%) 15 (37,5%) 8 (20%) 25 (62,5%) 35 (87,5%) 30 (75%) 20 (50%)

Bảng 8: Lỗi về dấu thanh

Số lượng HS khảo sát (%)

Lỗi về dấu thanh

Thanh ~ và ‟(%) Thanh ~ và · (%) Thanh · và ‟(%)

40 (100%) 32/40 (80%) 18 (45%) 30 (75%)

Trường Tiểu học Sơn Bình huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu nằm cách xa thị trấn nên HS lớp 1 Trường Tiểu học Sơn Bình đa số là dân tộc thiểu số chiếm tới 83%, HS dân tộc Kinh chiếm một số lượng nhỏ là 17%. Qua khảo sát, chúng tôi thấy HS lớp 1 có tỉ lệ HS dân tộc thiểu số khá cao, cụ thể:

63 HS dân tộc Thái chiếm 72,4% 10 HS dân tộc Mông chiếm 11,6%

14 HS dân tộc kinh chiếm 16%

HS dân tộc thiểu số ở đây với vốn từ tiếng Việt không nhiều, môi trường học tiếng Việt, môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt bị hạn chế nên việc phát âm đúng tiếng Việt gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến ngay bản thân nhiều em cũng không có hứng thú học tiếng Việt, con số này lên tới 20 HS trong tổng số 40 HS được khảo sát, chiếm 50% (bảng 6). Nguyên nhân là do ngay từ khi sinh ra đên khi bắt đâu đi học, các em đều giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, tiêng Việt trở nên xa lạ với các em dẫn đến tâm lí e ngại, rụt rè và không có hứng thú học môn Tiếng Việt.

Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên hầu hết HS lớp 1 dân tộc thiểu số ở đây đều phát âm sai. Các em hay nhầm lẫn giữa các phụ âm l/d, b/v, l/n, trong đó có tới 35 trong tổng số 40 em nhẫm lẫn phụ âm l/d. Về phần vần, các em cũng nhầm lẫn giữa các vần uôn/uân, oc/ooc, ví dụ: đi học → li → họoc (bảng 7). Một yếu tố nữa mà các em cũng hay nhầm lẫn đó là thanh điệu. Có tới 80% HS được khảo sát phát âm nhầm giữa thanh ~ và thanh „. Ngoài ra các em cũng hay nhầm giữa các thanh ~ và ·, · và ‟ ( bảng 8)

Tất cả những điều đó đều làm giảm chất lượng học tập của HS nói chung và chất lượng của luyện phát âm nói riêng. Để HS phát âm đúng, chuẩn cần phải có sự kết hợp hiệu quả giữa GV và phụ huynh HS.

Tiểu kết

Trường Tiểu học Sơn Bình với đội ngũ GV đạt chuẩn và trên chuẩn, cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, tuy nhiên thực trạng rèn kĩ năng phát âm cho HS của GV còn gặp nhiều khó khăn, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu của một số phương pháp dạy học mới: phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, phương pháp trò chơi….

Thực trạng rèn kĩ năng phát âm cho HS lớp 1 Trường Tiểu học Sơn Bình đang là vấn đề được nhiều phụ huynh và GV trong Trường quan tâm. Tuy nhiên, học sinh tronh trường hầu hết là học sinh dân tộc thiểu số, do vậy tiếng Việt được xem là ngôn ngữ thứ hai đối với các em. Môi trường giao tiếp xung quanh chủ yếu là giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, học sinh ít có cơ hội được sử dụng tiếng Việt, điều kiện gia đình còn gặp nhiều khó khăn, do vậy ít được tiếp xúc với công nghệ thông tin: internet, báo, …

Thực trạng trên đòi hỏi Nhà trường và phụ huynh cần phải quan tâm hơn nữa đến việc rèn kĩ năng phát âm. Nhà trường cần trang bị thêm các phương tiện dạy học, đổi mới các phương pháp để nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng phát âm cho HS.

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP LUYỆN PHÁT ÂM CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƢỜNG TIỂU HỌC SƠN BÌNH - TAM ĐƢỜNG - LAI CHÂU 3.1. Ứng dụng các phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt rèn kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số

Trên cơ sở lí luận chúng tôi đã phân tích những vấn đề xung quanh việc dạy và học phát âm cho HS lớp 1, đồng thời dựa vào kết quả điều tra thực trạng dạy và học luyện phát âm cho HS lớp 1của Trường Tiểu học Sơn Bình, chúng tôi nhận thấy việc dạy và học luyện phát âm cho HS lớp1 còn nhiều vấn đề bất cập phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó đòi hỏi sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Nhà trường, sự nỗ lực của GV và HS, và các yếu tố khác như: môi trường của học tập, điều kiện của Nhà trường. Do đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp dạy học cụ thể phù hợp với HS lớp 1 Trường Tiểu học Sơn Bình – Tam Đường – Lai Châu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học luyện phát âm nói riêng, phân môn Học vần nói chung.

3.1.1. Sử dụng trò chơi trong dạy học luyện phát âm

3.1.1.1. Khái niệm trò chơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là một hình thức học tập thông qua các trò chơi, HS được luyện tập, thực hành cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Cùng với các hình thức học tập khác, trò chơi tạo cơ hội để HS học bằng tự hoạt động.

3.1.1.2. Tác dụng của việc sử dụng trò chơi

Đối với HS Tiểu học, trò chơi là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của các em. Trò chơi có sức hút mạnh mẽ với tất cả mọi người ở các lứa tuổi khác nhau. Ngày nay, khi xã hội phát triển, cuộc sống được cải thiện thì nhu cầu vui chơi càng lớn. Đưa trò chơi vào lớp học tức là biến một hoạt động học tập trên lớp thành trò chơi mà HS vẫn có thể tiép thu được kiến thức của bài học. Trò chơi khi thâm nhập vào tiết học nhất thiết phải là một phần của bài học, phải là một thành phần cấu tạo nên tiết học, góp phần vào việc hình thành kiến thức cơ bản của tiết học hoặc rèn các kĩ năng cơ bản của tiết học. Đưa trò chơi vào lớp học tức là chuyển hoạt động dạy học mang tính chất căng thẳng thành hoạt

động mang tính chất vui chơi, dễ học, dễ tiếp thu, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ nhỏ. “Học mà chơi, chơi mà học” chủ yếu muốn nói tới việc vui chơi trong phạm vi không gian chật hẹp, thời gian ngắn, người chơi là tập thể HS của một lớp học.

Đối với dạy Học vần nói chung, dạy phát âm nói riêng, trò chơi là phương tiện để giáo dục HS nhanh dễ tiếp thu kiến thức nhất. Trò chơi góp phần hình thành và phát triển các kiến thức, kĩ năng cho HS, rèn luyện các kĩ năng: nghe, nói đọc viết và đặc biệt là phát âm. Đồng thời trò chơi học tập còn giúp rèn luyện tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹ, giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho HS nhằm phát triển nhân cách các em. Mặt khác, trò chơi còn giúp các em hình thành khả năng giao tiếp, hành vi ứng xử vói bạn bè, tập thể. Thông qua vui chơi, các em được tiếp cận với thế giới xung quanh, lĩnh hội và củng cố những kiến thức đã học. Qua trò chơi, GV biết HS đã nắm kiến thức hay chưa. Tuy nhiên, HS cũng có thể bị thu hút vào trò chơi mà quên đi nhiệm vụ học tập nên GV cần phải có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động học tập và vui chơi để giờ học đạt hiệu quả cao.

3.1.1.3. Yêu cầu khi tổ chức trò chơi

Trò chơi phải hướng vào củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Nội dung chơi là một đơn vị kiến thức, một số thao tác của kĩ năng, hay của nhiều đơn vị kiến thức.

Trò chơi phải đa dạng, phong phú, giúp cho HS luôn được thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, phối hợp được nhiều cơ quan vận động và các giác quan. Điều kiện tổ chức trò chơi cần đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện.

3.1.1.4. Một số trò chơi cụ thể

* Trò chơi: Hái hoa luyện phát âm

- Mục tiêu: Sử dụng khi học các bài ôn tập trong chương trình Học vần lớp 1 nhằm giúp HS phát âm đúng vần, từ, tiếng, câu.

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị một cây xanh có gắn các bông hoa giấy. Trong mỗi bông hoa có sẵn một phiếu ghi một đoạn thơ, hoặc đoạn văn có chứa các âm, vần, tiếng, dấu thanh mà HS hay phát âm sai.

1,Thu làm cho trời xanh cao,/ cho học sinh nhớ ngày tựu trường./ Còn cháu_ Đông, ai mà ghét cháu cho được!/ Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây

cối đâm chồi nảy lộc./ Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

2, Trâu ơi!

Trâu ơi,/ ta bảo trâu này/

Trâu ra ngoài ruộng/ trâu cày với ta/

Cấy cày/ vốn nghiệp nông gia/ Ta đây/ trâu đấy/ ai mà quản công

Bao giờ cây lúa/ còn bông

Thì còn ngọn cỏ/ ngoài đồng trâu ăn. 3, Bà cháu

Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi

nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. Một hôm, có cô tiên đi

qua cho một hạt đào và dặn: “Khi mất reo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được

giàu sang, sung sướng…” 4, cò và Vạc

Ngày nay, lật cánh cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấyquyển sách của cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu lên ngọn tre mở sách ra đọc.

- Cách thực hiện:

+ Bước 1: GV cho HS lên hái hoa và lấy phiếu, GV đọc yêu cầy của phiếu. + Bước 2: HS có thời gian đọc phiếu trong 2 phút.

+ Bước 3: GV và HS dưới lớp phát hiện, sửa lỗi phát âm, nhận xét, đánh giá. + Bước 4: GV tuyên dương người thắng cuộc, củng cố trò chơi.

(Bài 43: Ôn tập (SGK Tiếng Việt 1 – Tập 1)) * Trò chơi: Điền vần luyện phát âm

- Mục tiêu: HS biết điền các vần đã học vào tiếng, từ để tạo thành từ có nghĩa. Rèn cho HS kĩ năng phát âm đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuẩn bị:

+ 2 bút dạ

+ 2 bảng phụ có ghi sẵn các từ sau:

Điền vần oai, oay vào chỗ trống để tạo thành từ có nghĩa: 1, lốc x…….. điện th……… 2, ghế x……. kh…….. lang 3, quả x……. hí h…… (Bài 92: oai – oay (Tiếng Việt 1 – Tập 2))

- Cách thực hiện:

+ Bước 1: GV chọn mỗi đội chơi 5 thành viên, xếp thành hành dọc theo thư tự 1,2,3,... và phổ biến luật chơi. Khi GV hô bắt đầu thì HS đứng ở vị trí số 1 sẽ dùng bút dạ điền vần còn thiếu vào tiếng, từ còn thiếu sao cho đúng. Mỗi HS chỉ điền một phần (tương ứng với các phần 1, 2, 3, ..). HS làm xong chuyển bút dạ cho người tiếp theo, cứ lần lượt như vậy cho đến khi hết 5 phần. Trọng tài sẽ quan sát xem đội nào làm nhanh và làm đúng.

+ Bước 2: Sau khi điền xong, GV yêu cầu các thành viên của hai đội chơi phải phát âm lại vần mà mình đã điền, phát âm tiếng chứa vần đó. GV và HS cùng nghe và nhận xét.

+ Bước 3: Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội chơi thắng cuộc . GV củng cố trò chơi.

* Trò chơi: Nhìn tranh đoán từ

- Mục tiêu: rèn luyện cho HS kỹ năng phát âm đúng tiếng, từ và phát triển vốn từ cho HS.

- Chuẩn bị :

+ Tranh minh họa các từ có trong bài: tàu thủy, cây vạn tuế, thủy thủ, cố đô Huế, hoa huệ, khuy áo.

+ Các băng giấy ghi các từ đó.

+ GV chọn 3 người chơi, HS còn lại làm trọng tài. - Cách thực hiện:

+ Bước 3: GV và trọng tài tổng kết trò chơi, tuyên dương người thắng cuộc. Người thắng cuộc là người trả lời đúng và phát âm đúng nhiều từ nhất.

(Bài 98: Uê – uy ( Tiếng Việt 1 – Tập 2 )) * Trò chơi: Tìm bạn

- Mục tiêu: rèn cho HS kỹ năng phát âm, nhận biết các vần: ich, ếch, ách, ước. Các từ: chim chích, xích mích, đặc cách, sạch sẽ, trắng bệch, mũi hếch, thác nước, ước mơ.

+ Gọi 8 HS lên tham gia trò chơi, HS dưới lớp làm trọng tài. - Cách thực hiện:

+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi: có 4 vần tương ứng với 8 từ ứng dụng khác nhau được ghi sẵn trong 8 bảng con. GV phát cho mỗi HS cầm một bảng và HS cần ghi nhớ được tấm bảng mình giữ có chứa chữ gì.

+ Bước 2: Khi GV hô bắt đầu thì 2 HS giữ những tấm bảng có ghi từ ứng dụng cùng chứa một vần giống nhau thì sẽ chạy đến đứng cạnh nhau. GV và HS cùng quan sát xem đội nào xếp nhanh nhất thì xếp theo thứ tự 1, 2, 3,… cứ lần lượt như vậy đến hết.

+ Bước 3: GV yêu cầu từng đội đọc các từu ứng dụng trong bảng của mình và cho biết vần giống nhau là vần gì. Đội nào phát âm đúng và xếp nhanh nhất sẽ được giải nhất, tương tự như vậy đối với các đội về ở vị trí 2, 3, 4,…

+ Bước 4: GV tuyên dương đội thắng cuộc và củng cố trò chơi. (Bài 83: Ôn tập ( Tiếng Việt 1 – Tập 1 ))

3.1.2. Kết hợp với phụ huynh cho tăng cường việc nói tiếng Việt ở nhà.

3.1.2.1. Tác dụng của việc kết hợp với phụ huynh cho tăng cường nói tiếng Việt ở nhà

Ở trường Tiểu học Sơn Bình, đa số HS là người dân tộc thiểu số nên việc nói tiếng Việt chưa chuẩn, phát âm sai, ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát âm của HS khi ở nhà. Cha mẹ các em không quan tâm hoặc chưa thật sự chú ý tới việc rèn luyện cho các em thói quen phát âm đúng. Bên cạnh đó, với môi trường giao tiếp ở nhà, bố mẹ, anh chị, và những người mà HS tiếp xúc, giao tiếp cũng chưa chú ý phát âm đúng nên việc luyện phát âm cho HS còn gặp nhiều khó

khăn. Vì vậy, sử dụng biện pháp kết hợp với phụ huynh cho tăng cường nói tiếng Việt khi ở nhà để luyện phát âm cho HS sẽ đạt được những hiệu quả nhất định .

Đây là biện pháp giúp HS phát âm chuẩn tiếng Việt chỉ thông qua GV trong quá trình học trên lớp mà cần có sự giúp đỡ từ phía phụ huynh HS. Nếu như ở trên lớp GV đã luyện tập cho HS phát âm đúng nhưng khi về nhà HS có thể nghe người khác phát âm mà quên đi cách phát âm đúng dẫn đến việc phát âm sai của HS. Vì vậy, việc rèn luyện phát âm trên lớp của GV không có hiệu quả. Quá trình luyện phát âm cho HS lớp 1 phát âm đúng là rất cần thiết , tạo tiền đề cho các em đọc đúng, đọc diễn cảm ở các lớp sau này. Việc luyện phát âm cho HS cũng phải trải qua thời gian dài nên cần có sự đầu tư, kết hợp giữa GV và phụ huynh HS để đạt kết quả như mong muốn.

Biện pháp kết hợp với phụ huynh cho tăng cường việc nói tiếng Việt khi ở nhà không chỉ là việc giao tiếp, rèn luyện phát âm giữa phụ huynh và HS mà có thể tạo điều kiện cho HS thường xuyên đọc báo, nghe đài xem tivi, …Trong các chương trình trên đài, tivi, các phát thanh viên là những người phát âm đúng, chuẩn, các em có thể nghe và sửa sai cho mình nhờ sự giúp đỡ của gia đình cha mẹ.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÁT ÂM CHUẨN CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN BÌNH TAM ĐƢỜNG LAI CHÂU (Trang 28 - 62)