Tình hình phát triển kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau (Trang 36 - 37)

III Các phí phát sinh khác

2.3.2.2Tình hình phát triển kinh tế địa phương

So với một số huyện khác trong tỉnh thì Trần Văn Thời có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế. Huyện có cửa biển Sông Đốc là đầu mối giao thông, thương mại quan trọng của tỉnh; có rừng U Minh Hạ và vùng biển rộng là điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp. Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Trần Văn Thời đạt bình quân 8%/năm.

Trần Văn Thời vốn là nơi có nguồn lợi cá đồng rất lớn với năng suất thu hoạch mỗi năm hàng trăm tấn. Người dân trên địa bàn huyện có thu nhập ổn định từ trồng lúa kết hợp trồng màu và nuôi cá, đời sống của một bộ phận người dân khá sung túc.Nuôi trồng thủy sản có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là nuôi tôm công nghiệp, quảng canh cải

tiến và nuôi cá đồng thâm canh. Năm 2011 diện tích nuôi tôm công nghiệp trên 174 ha, đạt 193% kế hoạch, năng suất 4, 5 tấn/ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến 118 ha, đang trong giai đoạn thu hoạch, năng suất 350 kg/ha/vụ. Khai thác thủy sản đạt trên 75.000 tấn. Lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Xây mới 40 km lộ giao thông nông thôn, ban sửa 380 km lộ đất đen, đạt trên 253% chỉ tiêu. Các điểm du lịch trên địa bàn, như: Hòn Đá Bạc, Vườn Quốc gia U Minh Hạ… thu hút trên 55.000 lượt khách đến tham quan, tổng doanh thu ước đạt trên 28 tỷ đồng… Đặc biệt, đến cuối tháng 10, toàn huyện thu ngân sách 120 tỷ đồng, tăng 14 tỷ đồng so với chỉ tiêu tỉnh giao.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau (Trang 36 - 37)