Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại bidv cần thơ (Trang 60 - 61)

- Về chi phí: Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí mà NHĐT & PT Cần Thơ bỏ ra cũng tương đối tăng Cụ thể, năm 2004 chi phí mà Ngân hàng chi ra là

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

4.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Hiện nay nhu cầu vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông thôn trên địa bàn huyện là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng hoạt động tín dụng, để việc mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu quả Ngân hàng cần phải tìm hiểu các thông tin về khách hàng, tình hình sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng từ đó hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

¯ Tìm hiểu thông tin khách hàng:

Ngân hàng phải xác định được khách hàng vay vốn thuộc đối tượng nào? Có sẵn lòng trả nợ cho Ngân hàng được hay không? Phương án vay vốn có mang lại hiệu quả hay không? Trong quan hệ tín dụng, việc thẩm định uy tín của khách hàng được xem là ỵếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả tín dụng. Công việc này trở nên dễ dàng hơn khi khách hàng có quan hệ lâu năm với chi nhánh. Nhưng đối với những khách hàng mới việc thẩm định uy tín của khách hàng cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định cho vay.

thực hiện việc phân loại khách hàng thành ba loại A, B, C.

- Loại A: Là khách hàng trung thực với Ngân hàng, tình hình sản xuất kinh doanh lành mạnh, chỉ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng và không có nợ quá hạn. - Loại B: Là những khách hàng thuộc loại bình thường.

- Loại C: Là những khách hàng mở tài khoản không đúng theo qui định, báo cáo dối trá.

Tùy theo từng loại khách hàng mà chi nhánh có biện pháp ưu đãi hay những biện pháp khác nhau.

¯ Tình hình sử dụng vốn của khách hàng:

Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ quá hạn là do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Do đó cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay mà khách hàng đã vay của Ngân hàng, xem xét khách hàng sử dụng vốn vay có mục đích như trong hợp đồng đã cam kết hay không? Từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp.

¯ Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng:

Khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả công tác thẩm định trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, nó quyết định sự sống còn đối với một Ngân hàng khi quyết định cho vay.

Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu trong tương lai khi hợp đồng tín dụng chuẩn bị đến hạn thanh toán. Có thể nói nguồn thu này là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong từng thời kỳ.

Để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Ngân hàng cần nắm rõ nguồn trả nợ chính thức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và đặc biệt là vốn tự có của khách hàng. Bởi vì nguồn vốn tự có của khách hàng sẽ là nguồn vốn lý tưởng để trả nợ cho Ngân hàng khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả. Đặc biệt Ngân hàng cần tránh quan điểm coi tài sản thế chấp là yếu tố quyết định trong cho vay, vì việc xử lý quan hệ thế chấp thường kéo dài và mất nhiều thời gian và tài sản khi phát mãi được cũng chưa chắc trả hết nợ cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại bidv cần thơ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)