Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại bidv cần thơ (Trang 35 - 51)

- Về chi phí: Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí mà NHĐT & PT Cần Thơ bỏ ra cũng tương đối tăng Cụ thể, năm 2004 chi phí mà Ngân hàng chi ra là

3.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn, ta đi phân tích tình hình cho vay trong các thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm : tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp, và thành phần kinh tế khác. Tình hình cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng BIDV Cần thơ theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng số liệu sau :

Bảng 4.DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Nhà nước -831 65.109 42.351 65.940 7.935,0 2 -22.758 -34,95 Tập thể 30 0 0 -30 -100,00 0 0 Tư nhân 8.606 18.388 1.247 9.782 113.66 -17.141 -93,22 Cá thể 5.909 16.152 12.205 10.234 173,35 -3.947 -24,44 Hỗn hợp 38.418 15.796 29.786 -22.622 -58,88 13.990 88,57 Khác 0 0 2.465 0 0 2.465 100,00 Tổng cộng 52.132 115.445 88.054 63.313 121,45 27.391 23,73

(Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ)

Qua bảng 4 cho thấy cùng với sự biến động của doanh số cho vay, doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng có sự biến động theo, đó là sự tăng nhanh đột

biến ở năm 2005 và giảm ở năm 2006. Tuy nhiên ở thành phần kinh tế hỗn hợp và thành phần kinh tế khác có sự thay đổi khác biệt, cụ thể :

+ Thành phần kinh tế quốc doanh - Nhà nước : Qua ba năm, doanh số cho vay trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế nhà nước có sự thay đổi rất lớn, đặc biệt từ năm 2004 sang năm 2005, doanh số cho vay tăng lên rất cao. Năm 2004, mức cho vay thành phần kinh tế này trên sổ sách kế toán đã âm xuống – 831 triệu đồng. Nguyên nhân do kế toán đã sử dụng bút toán đỏ và do có quyết định của Ngân hàng về việc chuyển đổi tài sản có đảm bảo hoặc không có đảm bảo, thêm vào đó có một số doanh nghiệp nhà nước trước đây vay vốn của ngân hàng đến năm 2004 đã chuyển đổi trở thành công ty cổ phần, hoăc công ty trách nhiệm hữu hạn như : Công ty cổ phần May Tây Đô, Công ty TNHH Cấp Thoát Nước,..

Nhưng đến năm 2005, mức doanh số cho vay lĩnh vực này tăng rất cao đạt 65.109 triệu đồng tăng 7.935,02% so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu là trong năm này do nhu cầu về vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đang xúc tiến theo các dự án đầu tư đã được lập và các chương trình phát triển kinh tế của Thành phố tăng cao như : nâng cấp nhà máy điện Trà Nóc, mở rộng cảng Cần thơ.

Đến năm 2006, doanh số cho vay giảm xuống còn 42.351 triệu đồng, giảm 34,95% so với năm 2005 nhưng vẫn còn rất cao so với năm 2004. Điều này cho thấy chi nhánh đang dần ổn định trong công tác cho vay.

+ Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh : bao gồm thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp và các thành phần kinh tế khác. Nhìn chung qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu huớng tăng trưởng và ổn định. Trong những năm này, Ngân hàng đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng với đề án tái cơ cấu ngân hàng nhằm đa dạng hoá khách hàng và phân tán rủi ro. Đó là sự tăng trưởng của thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và thành phần kinh tế hỗn hợp. Nguyên nhân là do trong thời gian này nền kinh tế địa phương có sự xuất hiện và hoạt động ngày càng nhiều hơn của các doanh nghiệp tư nhân và các hộ sản xuất kinh doanh cá thể

hàng đã chuyển cho vay ở thành phần kinh tế tập thể từ trung và dài hạn sang ngắn hạn, đồng thời mở rộng cho vay ở các thành phần kinh tế khác.

(Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ)

Hình 6.DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn đặt mục tiêu hàng đầu là an toàn hiệu quả, đảm bảo vốn sinh lời, Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả thì không chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của mình. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Cùng với sự hoạt động có hiệu quả của công tác cho vay trung – dài hạn năm 2005, tình hình thu nợ cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực.

Qua bảng 2 cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng cũng có sự biến động. Năm 2005 công tác thu nợ trung và dài hạn đã tăng nhanh tỷ lệ thuận với doanh số cho vay đạt 73,78% tương ứng đạt 120.306 triệu đồng. Nguyên nhân do đặc điểm của các khoản nợ này là đến hạn thanh toán và những nỗ lực của cán bộ tín dụng đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cũng như trong quá trình cho vay và chọn lọc khách hàng. Bên cạnh đó là việc nhanh chóng tiếp cận thị trường, ổn định sản xuất của các doanh nghiệp khách hàng để có nguồn thu nhập trả nợ. Sang năm 2006, do công tác cho vay giảm nên việc thu hồi nợ cũng giảm.

3.2.2.1.Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Bảng 5. DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Công nghiệp 27.358 54.882 62.084 27.524 100,61 7.202 13,12 Xây dựng 19.836 45.226 482 25.390 128,00 -44.744 -98,93 TM - DV 8.414 4.390 7.211 -4.024 -47,83 2.821 64,26 Ngành khác 13.620 15.808 25.963 2.188 16,06 10.155 64,24 Tổng cộng 69.228 120.306 95.740 51.078 73,78 -24.566 -20,42

Trong năm 2005 doanh số thu nợ từ ngành công nghiệp tăng rất cao, từ 27.358 triệu đồng ở năm 2004 tăng lên 54.882 triệu đồng ở năm 2005 đạt 100,61 % và còn tiếp tục tăng ở năm 2006. Thế nhưng ở ngành xây dựng, sau khi có sự tăng rất cao ở năm 2005 thì lại có sự giảm đột biến ở năm 2006. Từ doanh số 19.836 triệu đồng ở năm 2004 rồi tăng lên 45.226 triệu đồng ở năm 2005 và giảm mạnh còn 482 triệu đồng vào năm 2006. Có thể thấy rằng năm 2005 là năm tập trung nhiều dự án xây dựng lớn nên việc thu hồi nợ tỷ lệ thuận với doanh số cho vay là điều dễ hiểu. Tuy nhiên công tác thu nợ ở ngành xây dựng đã vướng phải nhiều khó khăn vào năm 2006, một mặt do các công trình và các dự án đầu tư vẫn còn dở dang, một mặt là những biện pháp trong công tác thu nợ của ngân hàng. Việc chú trọng trong công tác thu nợ ở các ngành thương mại, dịch vụ và các ngành khác cho thấy ngân hàng đã cải thiện tình hình thu nợ phụ thuộc qúa nhiều vào hai ngành công nghiệp và xây dựng. Đây là hai ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro do đó ngân hàng đã xem xét và điều chỉnh nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất.

(Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ)

Hình 7.DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006

3.2.2.2.Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 6. DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Nhà nước 30.910 71.141 36.717 40.231 130,16 -34.424 -48,39 Tập thể 180 0 0 -180 28,31 0 0 Tư nhân 8.916 11.379 948 2.463 -100,00 -10.431 -91,67 Cá thể 7.361 17.252 7.817 9.891 27,62 -9.435 -54,69 Hỗn hợp 21.861 20.534 49.698 -1.327 134,37 29.164 142,03 Khác 0 0 560 0 -6,07 560 100,00 Tổng cộng 69.228 120.306 95.740 51.078 73,78 -24.566 -20,42

(Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ)

Qua bảng 6 ta thấy rằng công tác thu nợ đối với thành phần kinh tế nhà nước năm 2005 là rất tốt, tăng 130,16% so với năm 2004 tương ứng tăng thêm 40.231 triệu đồng, tuy nhiên giảm nhiều vào năm 2006 .Nguyên nhân là phần lớn các khoản nợ của thành phần kinh tế này là nợ dài hạn nên việc tất toán nợ cho ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào thời hạn trả nợ, bên cạnh đó là các đơn vị kinh tế này thường tham gia vào các chương trình hay các dự án lớn nên việc thanh toán nợ cho ngân hàng còn phụ thuộc vào thời gian khối lượng công trình hoàn thành nên thường xảy ra tình trạng gia hạn nợ đối với thành phần kinh tế này.

Đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, qua bảng 6 cho thấy, đó chính là sự biến động rất trái ngược nhau. Năm 2005, tình hình thu nợ đối với thành

công tác thu nợ ở thành phần kinh tế hỗn hợp và các thành phần kinh tế khác lại tăng rất cao. Điều này cho thấy sự chuyển biến trong công tác cho vay ở các thành phần kinh tế đã kéo theo việc chuyển biến trong công tác thu nợ, hơn nữa còn cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế này đã có những bước phát triển, phù hợp hơn so với yêu cầu của nền kinh tế địa phương, trình độ quản lý, quy mô, công nghệ ngày càng được nâng cao bước đầu đạt được những thành công đáng kể nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng và điều này cũng chứng tỏ ngân hàng đã chủ trương mở rộng tín dụng đối với hầu hết tất cả các thành phần kinh tế.

(Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ)

Hình 8.DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006

3.2.3.Tình hình dư nợ

Dư nợ cho biết số tiền mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng vay vốn. Dư nợ năm sau là số lũy kế của dư nợ còn của những năm trước và số dư nợ phát sinh trong năm. Nhìn chung dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng qua ba năm

đều giảm ( bảng 2 ), cụ thể năm 2004 là 132.838 triệu đồng, sang năm 2005 là 127.977 triệu đồng, giảm 4.861 triệu đồng tương ứng 3,66 % so với năm 2004. Sang năm 2006 , tình hình dư nợ tiêp tục giảm còn 120.291 triệu đồng, giảm 7.686 triệu đồng tương ứng 6,01% so với năm 2005.

3.2.3.1.Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế.

Bảng 7. DƯ NỢ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Công nghiệp 71.075 75.096 39.283 4.021 5,66 -35.813 -47,69 Xây dựng 15.420 5.521 23.406 -9.899 -64,20 17.885 323,94 TM - DV 7.311 13.839 20.632 6528 -89,29 6.793 49,01 Ngành khác 39.032 33.521 36.970 -5.511 -14,12 3.449 10,29 Tổng cộng 132.838 127.977 120.291 -4.861 -3,66 -7.686 -6,01

(Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ)

Nhìn chung, dư nợ cho vay trung và dài hạn theo tổng thể các ngành kinh tế qua những năm gần đây thì khá biến động, có sự tăng giảm không đồng đều giữa các ngành với nhau và dư nợ tổng thể cũng biến động không ổn định và có xu hướng giảm dần (năm 2004 là 132.838 triệu đồng, năm 2005 là 127.977 triệu đồng và năm 2006 còn 120.291 triệu đồng). Cụ thể năm 2005, dư nợ của tín dụng trung dài hạn của ngành Công nghiệp là 75.096 triệu đồng, đến năm 2006, dư nợ của ngành này giảm mạnh xuống (-47,69%) chỉ còn hơn 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ biến động thì theo bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ trung dài hạn của ngành Xây dựng là lớn nhất. Năm 2006, dư nợ trung dài hạn của ngành này tăng hơn so với năm 2005 là hơn 323%. Bên cạnh đó, ngành kinh tế có xu hướng tăng ổn định nhất

với năm trước là 6.528 triệu đồng (89,29%) và năm 2006 tăng hơn so với 2005 là 49,01%, nâng tổng dư nợ của ngành trong năm này lên 20.632 triệu đồng do trong những năm gần đây, ngành Thương mại dịch vụ phát triển khá mạnh, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời làm cho doanh số cho vay của ngành tăng lên khá nhanh. Từ đó, dư nợ luỹ kế trung dài hạn của ngành qua các năm tăng lên là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó, tình hình dư nợ trung dài hạn của ngành khác lại không ổn định, giảm trong năm 2005 nhưng đến năm 2006 lại tăng lên, đó là các ngành kinh tế khác như khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi… do hiện nay, mức sống của người dân đã khá cao nên nhu cầu vốn của ngành này khá nhiều để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên sự tăng giảm về dư nợ của ngành này khá phù hợp với tình hình biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Hình 9.DƯ NỢ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 – 2006

2 .Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 8. DƯ NỢ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tr Đ % Tr Đ % Nhà nước 72.574 66.542 72.176 -6.032 -8,31 5.634 84,67 Tập thể 0 0 0 0 0 0 0 Tư nhân 6.348 13.357 13.656 7.009 110,41 299 2,24 Cá thể 11.443 10.343 14.731 -1.100 -9,61 4.388 42,42 Hỗn hợp 42.473 37.735 17.823 -4.738 -11,16 -19.912 -52,77 Khác 0 0 1.905 0 0 1.905 100,00 Tổng cộng 132.838 127.977 120.291 -4.861 -3,66 -7.686 -6,01

(Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ)

Như đã phân tích ở trên, tổng dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm qua các năm. Xét theo thành phần kinh tế, dư nợ của các thành phần khác nhau có xu hướng biến động khác nhau.

Đối với ngành kinh tế nhà nước, dư nợ giảm qua ở năm 2005 do xu hướng của Ngân hàng là ít chú trọng đến thành phần kinh tế này như trước kia, nên doanh số cho vay trung và dài hạn đối với thành phần nầy có xu hướng giảm. Mà doanh số thu nợ lại chiếm tỷ trọng khá cao trên doanh số cho vay nên dư nợ của thành phần kinh tế Nhà nước giảm ở năm này. Tuy nhiên năm 2006 có sự tăng trở lại.

thành phần kinh tế Cá thể và thành phần kinh tế hỗn hợp, năm 2005 dư nợ của loại hình kinh tế này giảm so với 2004 nhưng năm 2006 lại tăng lên so với năm 2005. Cụ thể năm 2004, dư nợ của hai thành phần nầy lần lượt là 11.443 triệu đồng (Cá thể) và 42.437triệu đồng (Kinh tế hỗn hợp), sang năm 2005, dư nợ của các thành phần kinh tế này giảm xuống, dư nợ lần lượt là 10.343 triệu đồng (Kinh tế tư nhân) và 37.735 triệu đồng (Hỗn hợp). Tuy nhiên đến năm 2006, dư nơ của thành phần kinh tế cá thể tăng lên so với năm 2005 là 42,42% còn thành phần kinh tế hỗn hợp lại giảm. Dư nợ của thành phần kinh tế khác trong năm 2004 và 2005 thì không có số dư nợ, nhưng năm 2006 dư nợ là 1.905 triệu đồng. Còn thành phần kinh tế Tập thể thì trong hai năm này, dư nợ bằng 0.

(Nguồn: Phòng Nguồn Vốn Kinh Doanh NHĐTPT Cần Thơ)

Hình 10. DƯ NỢ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA BIDV CẦN THƠ QUA BA NĂM 2004 - 2006

3.2.4.Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn của Ngân hàng là một vấn đề tất yếu xảy ra trong quá trình đầu tư tín dụng, nợ quá hạn là một chỉ tiêu đánh giá chính xác Ngân hàng đó có chất lượng tốt hay xấu cũng như quá trình thẩm định dự án cho vay của cán bộ tín dụng có khả

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại bidv cần thơ (Trang 35 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)