Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với hoạt động của các quỹ xoá đói giảm nghèo, tập trung việc cung ứng vốn cho người nghèo vào một đầu mối là NHCSXH.
Nếu thực hiện được việc phối hợp các chương trình, các quỹ xoá đói giảm nghèo thông qua một đầu mối giải ngân là NHCSXH sẽ đem lại nhiều lợi ích:
- Ngân hàng có bộ máy tổ chức rộng lớn trên khắp cả nước, có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phương tiện bảo vệ an toàn tiền bạc.
- Giúp các cấp uỷ Đảng, chính quyền nắm vững nguồn vốn xoá đói giảm nghèo của địa phương cấp mình, đối tượng được thụ hưởng từ đó chỉ đạo sâu sát, hiệu quả hơn.
- Khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu công bằng trong phân phối nguồn vốn, nơi tập trung quá nhiều, nơi quá ít, thậm chí là không có, do không kiểm soát được vì nguồn lực phân tán.
- Vừa bảo đảm được tính tự chủ của chủ dự án, vừa giúp cho các tổ chức đoàn thể thực hiện đúng chức năng của mình là người tổ chức, hướng dẫn người nghèo tổ chức sản xuất, tiếp thu kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... vì ngân hàng chỉ là thủ quỹ thực hiện việc giải ngân và hưởng phí. Các chủ dự án không phải lo việc tổ
chức giải ngân, lo bố trí, đào tạo cán bộ cho công việc của một tổ chức tín dụng. - Tạo được sự tập trung nguồn vốn cho những xã, những vùng, những mục tiêu cần ưu tiên. Thông tin chính xác, kịp thời từ một đầu mối là NHCSXH, giúp cho việc chỉ đạo chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ và các cấp chính quyền đạt hiệu quả.
- Tăng cường được công tác kiểm tra giám sát nguồn vốn thông qua sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể, các chủ dự án thông qua việc cho vay, thu nợ, kiểm tra sử dụng vốn và hướng dẫn cách làm ăn đối với người nghèo, hạn chế rủi ro, thất thoát vốn.
Thứ hai, Ngân hàng cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tác nghiệp: Để đảm bảo an toàn cho tài sản trong công tác cho vay và thu nợ, hiện nay cán bộ Ngân hàng CSXH Tỉnh Hưng Yên đang triển khai trực giao dịch cố định (nếu vào ngày thứ bảy, chủ nhật cũng vẫn tiến hành trực bình thường) và thu lãi trực tiếp từ các tổ trưởng làm tín chấp cho Ngân hàng và thu nợ trực tiếp của khách hàng tại các điểm giao dịch ở các UBND xã, thị trấn với mục tiêu chung của hệ thống NHCSXH là tạo điều kiện và tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Mặc dù có chế độ nghỉ bù nhưng lượng cán cán bộ biên chế còn ít và công việc ngày một nhiều nên Phòng giao dịch không thể bố trí nghỉ bù cho cán bộ – công nhân viên được, cán bộ của Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ đều có tinh thần trách nhiệm trong công việc rất cao nhưng nếu duy trì thường xuyên như vậy thì hiệu quả công việc dù cố gắng hết sức cũng không thể ổn định tốt mãi được. Vì vậy đề nghị Công đoàn Ngân hàng cấp trên cố gắng quan tâm đi sâu đi sát đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên kịp thời để khuyến khích, động viên tinh thần làm việc của cán bộ trong ngành.
Đề nghị NHCSXH tỉnh Hưng Yên làm việc cụ thể với các sở ban ngành ở tỉnh. Tham mưu với UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo cụ thể và thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 09 của thủ tướng chính phủ và chỉ thị số 04 của Chủ tịch UBND tỉnh “về việc nâng cao năng lực cho hoạt động của NHCSXH”. Bởi vì NHCSXH lúc này lại
rất cần các cấp chính quyền xoá thiếu, giảm khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ của mình.
NHCSXH tỉnh tăng cường mở nhiều lớp đào tạo, huấn luyện cho cán bộ nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành.
Cán bộ viên chức tại NHCSXH cơ bản đều mới được tuyển dụng, nghiệp vụ chưa được chuyên sâu. Vì vậy các phòng nghiệp vụ, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ thường xuyên kiểm tra nhằm uốn nắn kịp thời giúp các phòng hạn chế sai sót.
Kết luận chương 3
Qua nghiên cứu khảo sát ta thấy nguồn vốn tín dụng trong giai đoạn 2009- 2011 có xu hướng gia tăng, đã tạo điều kiện cho hơn 1/3 hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, phát triển sản xuất chăn nuôi, gia tăng thu nhập và thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Tuy nhiên, tác động của nguồn vốn vay ưu đãi còn chưa cao phụ thuộc vào trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu, lượng vốn vay và đặc thù của từng địa phương. Để nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cấp Chính quyền, địa phương, ngành, đoàn và ngân hàng; thực hiện xã hội hóa nguồn vốn, đảm bảo đủ vốn cung cấp cho hộ nghèo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; mở rộng vốn vay đối với các hộ không thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo, giúp các hộ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hộ nghèo; tập huấn kỹ thuật khuyến nông và hạch toán kinh tế cho hộ nghèo.
Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chương trình XĐGN đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước; Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình XĐGN.
Việc nghiên cứu hiệu quả tín dụng đối với Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng với công cuộc XĐGN là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nội dung đề tài đã tập trung vào hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra:
1. Luận giải tính tất yếu còn tồn tại một bộ phận người dân sống trong cảnh nghèo đói; cần có chính sách hỗ trợ người nghèo đói mà trong đó tín dụng ưu đãi là một giải pháp quan trọng.
2. Phân tích những vấn đề cơ bản về tín dụng ưu đãi và ảnh hưởng của tín dụng ưu đãi của NHCSXH đối với hộ nghèo. Khái quát những nguyên tắc, nội dung cơ bản của cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.
3. Khái quát và đánh giá các chính sách tín dụng của một số Ngân hàng nước ngoài để từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam và nhất là vùng nông thôn, miền núi nơi mà có tình hình nghèo đói tương tự.
4. Phân tích thực trạng về tình hình nghèo đói tại địa bàn, thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên, đánh giá và đưa ra một số kết quả đạt được và một số vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.
5. Từ phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo đề tài đã đề ra được những giải pháp, những kiến nghị, đề xuất có tính khả thi nhằm không ngừng nâng cao ảnh hưởng tín dụng hộ nghèo của NHCSXH, để thực hiện tốt vai trò của nhiệm vụ của Ngân hàng trong việc góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ.
Những ý kiến đề xuất trong đề tài chỉ là một trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Tuy nhiên những giải pháp đó có thể phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực phấn đấu của NHCSXH cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện.
Với những hiểu biết của tác giả và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, những nội dung thể hiện trong bài cần được bổ sung nên tác giả rất mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp quý báu của các cá nhân, tổ chức quan tâm đến vấn đề này để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài trong nghiên cứu tiếp theo.
1. Bùi Hoàng Anh (2010), “Tín dụng Ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách và các chương trình của Chính phủ - Những tồn tại và kiến nghị tháo gỡ”, Tạp chí
Ngân hàng, số 4.
2. Vũ Văn Hiền (2010), Vấn đề nghèo đói và việc xóa đói giảm nghèo. 3. Nguyễn Thị Lan (2005), Thực trạng vốn tín dụng NHCSXH Việt Nam.
4. Phan Lê (2005), “Người sáng lập Ngân hàng Grameen, Bangwladesh”, chuyên đề số 20 tháng 7 năm 2007, website NHCS.
5. PhilBoute, Năm nhân tố cơ bản của nghèo đói. 6. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2010-2020).
7. Học viện Tài chính, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương mại
8. Ngân hàng chính sách xã hội (2008), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ mới tuyển dụng 9. NXB Nông Nghiệp (2004), Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín dụng đối
với hộ nghèo NHCSXH.
10. Ngân hàng chính sách xã hội (05/2006), Hệ thống văn bản nghiệp vụ
11. NHCSXH Việt Nam, Văn bản nghiệp vụ tín dụng, “tài liệu lưu hành nội bộ”. 12. Phòng Lao động, Thương binh & Xã hội huyện Phù Cừ ( 2010-2011), Báo cáo
điều tra hộ nghèo - cận nghèo.
13. UBND huyện Phù Cừ (2009-2011), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm. 14. Website The United Nationsin Việt Nam, Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. 15. QĐ 09/2011/QĐ- TTg (ngày 30 tháng 01 năm 2011), chuẩn nghèo và cận
nghèo giai đoạn 2011-2015.
16. QĐ 170/2005/ QĐ- TTg (ngày 08 tháng 05 năm 2005), chuẩn nghèo và cận
nghèo giai đoạn 2005-2010.
PHIẾU ĐIỀU TRA
CÁC HỘ VAY VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH PHÙ CỪ- HƯNG YÊN
Họ tên( Người được PV):
Thôn, xã: ……… Ngày phỏng vấn:……… Mã số:………. Phần I: Một số thông tin chủ yếu về chủ hộ
C
âu 1 : Thông tin về chủ hộ
- Họ và tên chủ hộ: ……….. - Tuổi: ……….………….. - Giới tính: Nam ; Nữ - Dân tộc:……….. - Trình độ văn hoá: 1. Không biết chữ ; 2. Cấp I ; 3. Cấp II ; 4. Cấp III ; 5. Trình độ khác:
Trung cấp ; Cao đẳng ; Đại học
C
â u2 : Gia đình ông (bà) có bao nhiêu nhân khẩu ?
Số nhân khẩu ……… người ; Số lao động………….người
C
âu 3 : Nghề nghiệp của ông (bà)
1. Thuần nông ;
2. Nông nghiệp kiêm ngành nghề ;
C
âu 4 : Xin ông (bà) cho biết gia đình có vay vốn hoặc được hưởng nguồn vốn ưu đãi nào dưới đây?
3. Cho vay XKLĐ ; 4. Cho vay dự án KFW ;
5. Cho vay HSSV ;
6. Cho vay NS&VSMT ;
7. Cho vay hộ nghèo về nhà ở
Câu 5: Tổng vốn vay hàng năm của gia đình ông bà:
Trước -> 2008:……….triệu đồng Năm 2009: ………. triệu đồng Năm 2010:……… ..triệu đồng Năm 2011: ………..triệu đồng
Năm 2012: ……… triệu đồng (đã vay hoặc dự định vay)
Câu 6: Thu nhập bình quân hàng năm của gia đình ông (bà) trước khi vay vốn:
Trước -> 2008:………..triệu đồng Năm 2009 :………..triệu đồng Năm 2010:………..triệu đồng Năm 2011 :………..triệu đồng
Câu 7: Chi phí bình quân hàng năm của ông (bà) trước khi vay vốn (trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp):
Trước -> 2008:………..triệu đồng Năm 2009 :………..triệu đồng Năm 2010:………..triệu đồng Năm 2011 :………..triệu đồng
Câu 8: Trước khi vay vốn từ NHCSXH, hộ ông bà thuộc diện nào dưới đây:
1. Thuộc diện hộ nghèo
2. Thuộc diện hộ cận nghèo
3. Đông con
Phần II: MỤC ĐÍCH VAY VỐN VÀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN
C
âu 9: Số vốn ông (bà) vay, được hưởng ưu đãi ở chương trình trên gia đình đã được sử dụng vào mục đích nào?
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Tiểu thủ công nghiệp
4. Buôn bán
5. Hoạt động khác:
- Xây nhà, công trình NS& VSMT
- Xuất khẩu lao động
- Nuôi con đi học
C
â u 10 : Nguồn vốn vay, nguồn vốn được hưởng ưu đãi sau khi sử dụng đã tác động đến gia đình ông (bà) như thế nào?
+ Thu nhập TB tăng: Có Không
+ Có đủ tiền cho con, em đi học: Có Không
+ Xây dựng được nhà ở, công trình nước sạch VSMT:
Có Không
+ Cho thành viên trong gia đình đi XKLĐ nước ngoài:
Có Không
C âu 11: Ông (bà ) vui lòng cho biết tình hình trả nợ ngân hàng của gia đình:
1. Tiền lãi: 1. Đúng hạn ; 2. Quá hạn
Lý do quá hạn (ghi rõ): ... ... 2. Tiền gốc: 1. Đúng hạn ; 2. Quá hạn ……… ………...
4. Thời gian ông bà phải trả nợ cả gốc và lãi cho ngân hàng?
Năm………...
Phần III: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY
Câu 12: Thu nhập bình quân hàng năm của ông (bà) sau khi có nguồn vốn ưu đãi:
Năm 2009: Năm 2010: Năm 2011:
Năm 2012 (ước tính)
Câu 13: Chi phí bình quân hàng năm của ông bà sau khi có nguồn vốn ưu đãi:
Năm 2009: Năm 2010: Năm 2011:
Năm 2012 (ước tính)
Câu 14 : Những tài sản mà ông(bà) mua xắm , xây dựng được sau khi sử dụng vốn ưu đãi ( tích những tài sản mua sắm được):
1. Nhà cửa
2. Nhà vệ sinh
3. Giếng nước
4. Xe máy
5. Ti vi, tủ lạnh, điều hòa hoặc các đồ dùng khác
Câu 15: Nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH có giúp đời sống của gia đình ông (bà) đỡ khó khăn hơn hay không? Tại sao?
1. Có
2. Không
Tại vì:………... ……….
- Về lượng tiền vay:
1. Ít
2. Vừa phải
3. Quá lớn
- Về thời gian vay:
1. Ngắn 2. Phù hợp 3. Quá dài - Về lãi suất: 1. Cao 2. Vừa phải 3. Thấp - Về thủ tục: 1. Rất thuận tiện
2. Tương đổi thuận tiện
3. Rườm rà
- Về cán bộ tín dụng:
1. Nhiệt tình
2. Bình thường
3. Không nhiệt tình
- Ông (Bà) có muốn được vay thêm vốn của NHCSXH nữa không?
1. Có
2. Không
Nếu có thì mong muốn được vay từ chương trình nào (Các chương trình ở câu 4)?
………... Số tiền là bao nhiêu ………...
………...
Câu 18: Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về vấn đề để sử dụng hiệu quả vốn ưu đãi của NHCSXH?
- Về phía hộ gia đình cần làm gì? ... ... ... - Về phía ngân hàng cần làm gì? ... ... ... - Về phía Nhà nước (Chính quyền xã, huyện, tỉnh, trung ương) cần làm gì?
... ... ...