Đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng Giao

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh phù cừ- hưng yên (Trang 61 - 78)

Giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên

2.3.1. Kết quả

Trong giai đoạn 2009-2011, tổng nguồn vốn tín dụng đối với hộ nghèo tăng lên nhanh chóng. Năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 17.2% so với năm 2009, năm 2011 tỷ lệ tăng nguồn vốn đạt 45.5%. Các hộ vay vốn trả lãi đúng hạn 100%, tiền gốc trả đúng hạn đạt 99.59%. Dư nợ cho vay hộ nghèo ngày

càng tăng, giải quyết cho hơn 1/3 hộ nghèo được tiếp cận với vốn vay ưu đãi (tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn năm 2011 là 37.67%).

2.3.1.1. Thu nhập của các hộ sau khi sử dụng vốn vay ưu đãi từ NHCSXH Mục đích cuối cùng mà NHCSXH muốn đạt được đó là giúp hộ nghèo nâng cao được thu nhập, cải thiện mức sống, tăng phúc lợi xã hội. Qua điều tra và tính toán ta thấy, sau khi sử dụng nguồn vốn ưu đãi 94.33% số hộ có sự gia tăng về thu nhập; 37.25% số hộ có điều kiện cho con cái đi học; 41.3% số hộ xây dựng được các công trình NS&VSMT; 50.88% số hộ có điều kiện xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa; 60.32% các hộ xây dựng được nhà vệ sinh; 59.51% các hộ xây dựng được giếng nước; 33.2% các hộ mua sắm được xe máy và các đồ dùng khác trong nhà (tivi, tủ lạnh,…).

Trước khi vay vốn thu nhập bình quân của các hộ trung bình là 1.987869 triệu đồng. Sau vay vốn thu nhập bình quân của các hộ tăng 1.77 lần, đạt 3.513698 triệu đồng. Với khoảng tin cậy 95%, thu nhập bình quân của hộ cao nhất là 3.80542 triệu đồng. Trong các xã, Đình Cao là địa phương có sự gia tăng thu nhập trung bình cao nhất, tiếp theo là Quang Hưng và cuối cùng là Tống phan. Tỷ lệ gia tăng thu nhập sau vay vốn của các xã lần lượt là 2.21 lần, 1.66 lần và 1.52 lần. Sự khác biệt này là do mục đích sử dụng vốn quyết định. Đình Cao và Quang Hưng là hai xã có thế mạnh trong trồng trọt, các hộ gia đình hầu hết đều đầu tư vốn và KHKT vào việc phát triển các loại cây trồng cho năng suất và giá trị cao như dưa chuột xuất khẩu, bí ngô, bí đao,…trong vụ đông. Đồng thời, các hộ còn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm tăng thu nhập. Trong khi đó, Tống Phan là xã mà các hộ gia đình giành phần lớn vốn vào phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại. Mô hình này rất cần vốn và giá cả gia cầm trong thời gian vừa qua biến động mạnh, chi phí vốn ngày càng tăng. Các hộ gia đình vẫn hoạt động riêng rẽ chưa có sự phối hợp đồng bộ cũng như chưa có nguồn bao tiêu thành phẩm. Do đó, các hộ còn gặp nhiều rủi ro và hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi chưa cao.

Đơn vị: đồng

TNBQ Tống Phan Quang Hưng Đình Cao

Trước vay 1.987.869 1.833.696 2.290.000 1.854.714

Sau vay 3.513.698 2.779.257 3.805.938 4.102.889

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Hình 2.9: TNBQ của hộ gia đình trước và sau khi sử dụng vốn vay

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

2.3.1.2. Tác động của nguồn vốn vay ưu đãi tới thu nhập của các hộ

Để đánh giá tác động của nguồn vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tác giả xây dựng mô hình hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như: số nhân khẩu, trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính và lượng vốn vay đến thu nhập sau vay vốn.

a. Các biến số

Thu nhập bình quân sau vay vốn TNBQSAU

Số nhân khẩu SNHNKHU

Số lao động SLAONG

Nghề nghiệp NGHE

Giới tính SEX

Trình độ học vấn EDU

Số vốn vay CNN

D1 = 1 nếu hộ nghèo thuộc xã Tống Phan

D2 = 1 nếu hộ nghèo thuộc xã Quang Hưng

b. Kết quả ước lượng

• Ước lượng thu nhập bình quân sau vay vốn theo các yếu tố

Qua bảng hồi quy ta thấy, với mức ý nghĩa 5% có bốn yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới thu nhập bình quân sau vay vốn. Đó là: số nhân khẩu (SNHNKHU), trình độ học vấn (EDU), nghề nghiệp (NGHE) và lượng tiền vay (CNN). Tác động của các yếu tố cụ thể như sau: Nếu trình độ học vấn của chủ hộ tăng thêm một cấp học thì thu nhập bình quân sau vay vốn tăng thêm một lượng là 0.708756 triệu đồng; số nhân khẩu tăng thêm một người thì thu nhập bình quân sẽ giảm 0.580489 triệu đồng; tăng số tiền cho vay thêm một triệu đồng thì thu nhập bình quân sẽ tăng thêm 0.042157 triệu đồng; Thu nhập trung bình của các hộ thuần nông thấp hơn thu nhập trung bình của các hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề là 1.023942 triệu đồng và ngược lại. Kết quả trên phù hợp với thực tế.

Bảng 2.16: Kết quả hồi quy TNBQSAU theo các yếu tố

Dependent Variable: TNBQSAU Method: Least Squares

Date: 10/17/12 Time: 22:19 Sample: 1 247 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Included observations: 247

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 3.182598 1.002385 3.175025 0.0017

EDU 0.708756 0.288906 2.453244 0.0149

SNHNKHU -0.580489 0.122157 -4.751978 0.0000

CNN 0.042157 0.009760 4.319312 0.0000

NGHE -1.023942 0.307625 -3.328544 0.0010

R-squared 0.151208 Mean dependent var 3.513613 Adjusted R-squared 0.137179 S.D. dependent var 2.327687 S.E. of regression 2.162145 Akaike info criterion 4.400114 Sum squared resid 1131.319 Schwarz criterion 4.471155

Log likelihood -538.4141 F-statistic 10.77781 Durbin-Watson stat 1.409028 Prob(F-statistic) 0.000000

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả)

Khi đưa thêm yếu tố địa bàn vào mô hình thì các hệ số hồi quy là phù hợp với mức ý nghĩa 5%. Với D1=1 nếu các hộ thuộc Tống phan, D1= 0 nếu thuộc các xã khác; D2= 1 nếu hộ thuộc xã Quang Hưng, D2=0 nếu thuộc xã khác. Khi đó thu nhập bình quân đầu người sau khi vay vốn của các hộ thuộc xã Tống Phan thấp hơn thu nhập bình quân đầu người sau khi vay vốn của các hộ xã Đình Cao là 1.240835 triệu đồng. Trong khi thu nhập bình quân đầu người sau khi vay vốn của hai xã Đình Cao và Quang Hưng là như nhau.

Bảng 2.17: Kết quả hồi quy theo các yếu tố khi thêm yếu tố địa bàn

Dependent Variable: TNBQSAU Method: Least Squares

Date: 10/17/12 Time: 21:38 Sample: 1 247

Included observations: 247

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

SNHNKHU -0.609545 0.121943 -4.998599 0.0000 NGHE -0.609351 0.325551 -1.871750 0.0625 EDU 0.526688 0.290343 1.814017 0.0709 CNN 0.038838 0.009623 4.035943 0.0001 D1 -1.240835 0.368164 -3.370337 0.0009 D2 -0.471447 0.359767 -1.310422 0.1913 C 4.269868 1.036054 4.121281 0.0001

R-squared 0.191401 Mean dependent var 3.513613 Adjusted R-squared 0.171186 S.D. dependent var 2.327687 S.E. of regression 2.119108 Akaike info criterion 4.367798 Sum squared resid 1077.748 Schwarz criterion 4.467254

Log likelihood -532.4230 F-statistic 9.468290

Durbin-Watson stat 1.440375 Prob(F-statistic) 0.000000

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả)

• Hồi quy thu nhập sau vay vốn theo các yếu tố tại các xã

Khi đánh giá tác động của các yếu tố đối với thu nhập bình quân sau khi vay tại các xã ta thấy: Tống Phan là xã vốn vay tác động lớn nhất đến thu nhập

bình quân đầu người sau khi vay. Với mức ý nghĩa 5% thì khi vốn vay ưu đãi tăng thêm một triệu đồng thì thu nhập bình quân của hộ tăng thêm 0.078548 triệu đồng. Với mức ý nghĩa 10% thì khi tăng vốn vay thêm một triệu đồng thu nhập bình quân các hộ thuộc xã Quang Hưng tăng lên một lượng là 0.020134 triệu đồng. Riêng xã Đình Cao, tác động của việc tăng vốn vay đối với thu nhập bình quân của các hộ gần như bằng không.

Bảng 2.18: Hồi quy TNBQSAU theo CNN của xã Tống Phan

Dependent Variable: TNBQSAU Method: Least Squares

Date: 10/15/12 Time: 17:33 Sample: 1 92

Included observations: 92

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.984709 0.585759 1.681082 0.0962 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CNN 0.078548 0.021965 3.576153 0.0006

R-squared 0.124419 Mean dependent var 2.779199 Adjusted R-squared 0.114690 S.D. dependent var 3.080512 S.E. of regression 2.898482 Akaike info criterion 4.987750 Sum squared resid 756.1076 Schwarz criterion 5.042572 Log likelihood -227.4365 F-statistic 12.78887 Durbin-Watson stat 1.315619 Prob(F-statistic) 0.000564

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả)

Đối với xã Tống Phan, thu nhập bình quân sau vay vốn chịu tác động chủ yếu bởi số vốn vay. Các yếu tố: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số lao động và số nhân khẩu hầu như không ảnh hưởng tới thu nhập bình quân sau vay vốn của chủ hộ. Trong ba xã thì Tống Phan là xã có mô hình trang trại chăn nuôi phát triển nhất, đã hình thành từ đầu những năm 2000. Như vậy, kinh nghiệm chăn nuôi của các hộ là khá phong phú. Các hộ gia đình có kinh nghiệm chăn nuôi luôn sẵn sang chia sẻ cho các hộ bắt đầu thực hiện. Đồng thời, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện mở các lớp tập huấn để các hộ gia đình có cơ hộ tích lũy kinh nghiệm, cơ hội tiếp cận với các biện pháp KHKT hiện đại để phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng vốn là yếu tố quyết định nhất. Do tích lũy vốn của các hộ gia đình là hạn chế, trong khi

mô hình chăn nuôi trang trại cần rất nhiều vốn đầu tư. Khi các hộ được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH thì hiệu quả tăng lên rõ rệt.

Bảng 2.19: Hồi quy TNBQSAU theo các yếu tố của xã Quang Hưng

Dependent Variable: TNBQSAU Method: Least Squares

Date: 10/17/12 Time: 23:00 Sample: 1 80

Included observations: 80

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 5.414990 0.818546 6.615376 0.0000

NGHE -0.669913 0.289401 -2.314825 0.0234

EDU 0.571392 0.239695 2.383833 0.0197

SNHNKHU -0.976044 0.130720 -7.466657 0.0000

CNN 0.020134 0.011023 1.826548 0.0717

R-squared 0.441166 Mean dependent var 3.805837

Adjusted R-squared 0.411362 S.D. dependent var 1.469048 S.E. of regression 1.127094 Akaike info criterion 3.137624 Sum squared resid 95.27555 Schwarz criterion 3.286500

Log likelihood -120.5049 F-statistic 14.80202

Durbin-Watson stat 2.266322 Prob(F-statistic) 0.000000

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả)

Ngoài số vốn vay (CNN), thu nhập bình quân đầu người sau vay vốn của các hộ thuộc xã Quang Hưng còn chịu tác động của các yếu tố: nghề nghiệp, trình độ giáo dục và số nhân khẩu. Cụ thể: các hộ thuần nông có thu nhập trung bình thấp hơn các hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề một lượng là 0.669913 triệu đồng; cùng một lượng vốn vay, cùng ngành nghề, cùng số nhân khẩu nếu trình độ của chủ hộ tăng lên một cấp học thì thu nhập bình quân sau vay vốn trung bình sẽ tăng thêm là 0.571392 triệu đồng và ngược lại; Khi các yếu tố không đổi, số nhân khẩu tăng lên 1 người thì thu nhập bình quân sau vay vốn trung bình sẽ giảm một lượng là 0.976044 triệu đồng và ngược lại; Khi tăng lượng vốn vay thêm 1 triệu đồng thì thu nhập bình quân sau vay vốn sẽ tăng trung bình là 0.020134 triệu đồng. Như vậy, tác động của vốn vay tới thu nhập sau của các hộ là thấp.

Dependent Variable: TNBQSAU Method: Least Squares

Date: 10/17/12 Time: 23:07 Sample: 1 75

Included observations: 75

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 8.336110 0.549907 15.15914 0.0000

NGHE -0.767422 0.287343 -2.670753 0.0094

SNHNKHU -0.998459 0.112866 -8.846422 0.0000

CNN 0.012284 0.008290 1.481776 0.1428

R-squared 0.527531 Mean dependent var 4.102787 Adjusted R-squared 0.507568 S.D. dependent var 1.709797 S.E. of regression 1.199825 Akaike info criterion 3.254086 Sum squared resid 102.2101 Schwarz criterion 3.377686 Log likelihood -118.0282 F-statistic 26.42482 Durbin-Watson stat 1.257865 Prob(F-statistic) 0.000000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả)

Tác động của vốn vay tới thu nhập sau vay vốn đối với các hộ tại Đình Cao gần như bằng không. Nguyên nhân là do hầu hết các hộ vay vốn ngoài mục đích phát triển SXKD thì các hộ đều dùng số tiền vay từ NHCSXH để nuôi con đi học, xây nhà và các công trình NS& VSMT. Tỷ lệ các hộ sử dụng vốn để nuôi con đi học là 32%; xây nhà và các công trình NS& VSMT là 63.99%. Như vậy, vốn vay chưa thực sự được sử dụng đúng mục đích do đó hiệu quả chưa cao. NHCSXH cần kiểm tra, theo dõi mục đích sử dụng vốn của các hộ gia đình cũng như có các chính sách hỗ trợ phù hợp nhất là các chính sách hỗ trợ vốn cho các gia đình để các gia đình có điều kiện nuôi con ăn học và xây dựng công trình NS& VSMT, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, phúc lợi xã hội.

2.3.1.3. Nhận thức của hộ nghèo về vốn tín dụng của NHCSXH

được vai trò, tầm quan trọng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đối với hộ nghèo trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế và thoát cảnh nghèo đói. Chính bản thân các hộ nghèo cũng đã ý thức được điều này. Các chương trình, dự án cho vay của NHCSXH nhìn chung hấp dẫn hơn các khoản vay từ NHTM. Qua kết quả điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi, tác giả xin đưa ra một vài số liệu cụ thể như sau:

Thứ nhất, về tác động của vốn vay đối với thu nhập của hộ gia đình. Trong 247 hộ điều tra thì 94.74% (234 hộ) nhận xét nhờ vốn vay ưu đãi từ NHCSXH Phù Cừ các hộ gia đình có thêm vốn để trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng KHKT vào sản xuất cũng như phát triển nghề phụ, phát triển tiểu thủ công nghiệp hay phát triển kinh doanh, buôn bán. Do đó, thu nhập của các hộ nghèo đều tăng lên so với trước khi vay vốn. Đối với các hộ nhận xét nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH không giúp tăng thu nhập thì 38.46% các hộ có chủ hộ là nữ giới, 69.23% số chủ hộ có tuổi trên 40 tuổi. Hầu hết trong số đó đều thiếu sức khỏe để phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Thứ hai, về lượng tiền cho vay: 60.32% các hộ cho rằng lượng tiền vay là vừa phải, 39.68% cho rằng lượng tiền vay là quá ít, không có hộ gia đình nào nhận xét lượng tiền vay là quá nhiều. có thể thấy NHCSXH đã cung ứng vốn tương đối phù hợp với khả năng của hộ nghèo. Tuy nhiên, để hộ nghèo có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh đặc biệt đối với các hoạt động buôn bán, tiểu thủ công nghiệp hay phát triển mô hình trang trại thì NHCSXH cần bổ sung, gia tăng nguồn vốn ưu đãi với hộ nghèo.

Thứ ba, về thời gian vay vốn: 63.56% các hộ khi được phỏng vấn cho rằng thời gian vay vốn là phù hợp; 36.44% hộ cho rằng thời gian vay vốn là ngắn, cần gia hạn thời gian hoặc tạo điều kiện giúp hộ gia đình có thể quay vòng vốn đáp ứng nhu cầu. Trong các nguồn vốn cho vay chỉ có 2 nguồn vốn vay là cho vay HSSV và cho vay hộ nghèo về nhà ở có thời gian khá dài (5đến 10 năm). Trong khi đó, thời gian của các nguồn vốn vay: hộ nghèo, dự án 120, XKLĐ và dự án KFW chỉ tử 1 đến 3 năm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phụ

thuộc rất nhiều vào điều kiện khách quan nên gây ảnh hưởng đến hoạt động trả nợ của hộ nghèo. Để giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế một biện pháp và cũng là một trong những đề nghị của các hộ gia đình là NHCSXH nên tạo điều kiện cho các hộ vay vốn được gia hạn thêm thời gian hoặc quay vòng vốn khi gặp khó khăn.

Thứ tư, về lãi suất của các khoản vay: 78.14% các hộ cho rằng lãi suất các khoản vay là vừa phải; 22.86% cho rằng lãi suất các khoản vay là cao, mong muốn được vay với mức lãi suất ưu đãi 0.6% giống với nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Trong các hộ nhận xét lãi suất cao có đến 31.5% chủ hộ là nữ và 83.3% chủ hộ có tuổi trên 40.

Thứ năm, về thủ tục vay: 31.98% số hộ nhận xét thủ tục vay rất thuận tiện; 67.21% cho rằng thủ tục vay vốn tương đối thuận tiện và 0.81% số hộ cho rằng thủ tục rườm rà. Hiện nay, NHCSXH đã phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể địa phương trong việc kiểm tra các đối tượng vay vốn đặc biệt là các hộ vay vốn hộ nghèo. Để vay vốn hộ nghèo, các hộ phải nằm trong danh sách bình xét hộ nghèo hàng năm của địa phương. Khi vay vốn phải có xác nhận của chính quyền thôn, xã nơi hộ cư trú. Bên cạnh đó, NHCSXH cũng thường xuyên mở lớp tập huấn cán bộ hội Phụ nữ, hội nông dân, hội CCB trong việc làm hồ sơ vay vốn cho các thành viên. Do đó, thủ tục vay vốn đã

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh phù cừ- hưng yên (Trang 61 - 78)