Việc duy trì khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng tmcp công thương - chi nhánh bắc hà nội (Trang 49 - 108)

Ngoài việc làm tăng sự hài lòng khách hàng, ngân hàng ngày nay còn phải ra sức phát huy các mối ràng buộc bền vững và lòng trung thành nơi khách hàng của mình. Một ngân hàng có thể mất đi 100 khách hàng một tuần nhưng vẫn có thể kiếm được 100 khách hàng mới. Tuy nhiên, việc “xỏo tung khách hàng” quá nhiều có thể phải trả giá so với khi ngân hàng vẫn giữ được 100 khách hàng đó và không kiếm thờm khỏch mới. Một ngân hàng có thể ước tính mình mất đi bao nhiêu lợi nhuận khi khách hàng bỏ đi.

Cạnh tranh làm gia tăng phí tổn để thu hút khách hàng mới ngày một cao, có thể cao hơn nhiều so với việc giữ khách hàng hiện có luôn vui vẻ. Vì vậy, tiếp thị tấn công, nói chung, tốn kém hơn tiếp thị phòng vệ, bởi phải mất rất nhiều nỗ lực và tiền bạc để lôi kéo được khách hàng đã hài lòng của đối thủ cạnh tranh chịu bỏ sang giao dịch với mình.

Vì vậy, bên cạnh việc tập trung kế hoạch tiếp thị khách hàng mới, các ngân hàng vẫn duy trì tuyến đầu phòng thủ của họ là giữ gìn và chăm sóc khách hàng hiện tại. Và cách tiếp cận tốt nhất để giữ gìn khách hàng chính là mang lại cho họ sự hài lòng và giá trị, điều này đưa đến sự trung thành rất cao của khách hàng.

1.4 Các chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng của khách hàng

1.4.1 Các chỉ tiêu định lượng

Sự hài lòng của khách hàng đóng vai trò quyết định đối với sự sống còn của ngân hàng. Khi khách hàng hài lòng với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp, họ sẽ trở thành các “khách hàng trung thành” và có tác động mạnh mẽ đến kết quả hoạt động của ngân hàng trờn cỏc phương diện như: Tiếp tục sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; tăng cường giao dịch nhiều hơn nữa với ngân hàng; ủng hộ các sản phẩm dịch vụ mới do ngân hàng giới thiệu; dễ dàng chấp nhận mức giá cả chào bán; tin tưởng hơn vào ngân hàng; phát triển quan hệ tốt đẹp với ngân

hàng; sẵn sàng giới thiệu tốt về ngân hàng cho bạn bè đối tác.

Khách hàng hài lòng không chỉ sẽ trở lại sử dụng dịch vụ của ngân hàng mà còn có thể làm gia tăng thêm nhiều khách hàng mới, góp phần gia tăng doanh số thị phần và lợi nhuận. Vì vậy để đánh giá mức độ hài lòng có thể sử dụng một số chỉ tiêu định lượng thể hiện ở mặt hiệu quả kinh doanh cụ thể như:

Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng càng cao chứng tỏ dịch vụ đú đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thích ứng với thị trường và có khả năng phát triển.

Sự gia tăng số lượng dịch vụ ngân hàng: Số lượng dịch vụ ngân hàng là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển theo hướng mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng các tiện ích của sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điều đó làm tăng khả năng thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Mặt khác, số lượng dịch vụ lớn tạo cho ngân hàng có thể đa dạng hóa rủi ro, tăng khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh.

Sự tăng trưởng doanh số hoạt động dịch vụ: So sánh doanh số hoạt động dịch vụ của đơn vị qua các kỳ liên tiếp về số tuyệt đối, và so sánh tương quan với các đơn vị khác trong cùng hệ thống ngân hàng thương mại có sự tăng trưởng. Đối với các dịch vụ cụ thể như

-Huy động vốn: Là hiệu số giữa số dư huy động cuối kỳ và số dư nguồn vốn huy động nguồn vốn đầu kỳ

-Tín dụng: Là hiệu số giữa dư nợ cuối kỳ và dư nợ đầu kỳ có tính đền doanh số thu nợ và giải ngân trong kỳ.

-Dịch vụ thanh toán: Số lượng và giá trị cỏc mún thanh toán trong nước và quốc tế. Số lượng và giá trị chuyển tiền đi và đến qua cỏc kờnh thanh toán đã thực hiện.

-Dịch vụ thẻ: Số lượng thẻ phát hành trong năm, số lượng thẻ trong trạng thái hoạt động, doanh số thanh toán qua thẻ.

-Các dịch vụ khác như ngân quỹ, ngoại hối, ngân hàng điện tử…cũng được lượng hóa bằng số món và giá trị thực hiện trong kỳ.

Sự tăng trưởng của lợi nhuận: Đây là con số thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng và là chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng phát triển của ngân hàng qua các thời kỳ.

1.4.2 Chỉ tiêu định tính

1.4.2.1 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL

Theo nghiên cứu mô hình Servqual của Parasuraman (1985), chất lượng dịch vụ không thể xác định chung chung mà phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ đó và sự cảm nhận này được xem xét trên nhiều yếu tố. Mô hình Servqual được xây dựng dựa trên quan điểm chất lượng dịch vụ cảm nhận là sự so sánh giữa các giá trị kỳ vọng, mong đợi (expectation) và các giá trị khách hàng cảm nhận được (perception).

Servqual xem xét hai khía cạnh chủ yếu của chất lượng dịch vụ là kết quả dịch vụ (outcome) và cung cấp dịch vụ (process) được nghiên cứu thông qua hai mươi hai thang đo của năm tiêu chí: sự tin cậy (reliability), hiệu quả phục vụ (responsiveness), sự hữu hình (tangibles), sự đảm bảo (assurance) và sự cảm thông (empathy). Đây là các yếu tố phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp.

Sự tin cậy

Sự tin cậy nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy tín. Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng các cam kết cũng như giữ lời hứa với khách hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, tiêu chí này thường được khách hàng đo lường thông qua các yếu tố sau:

• Ngân hàng thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu • Ngân hàng cung cấp dịch vụ tại thời điểm mà họ đã hứa • Ngân hàng thực hiện giao dịch chính xác không sai sót

• Nhân viên ngân hàng luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng

• Ngân hàng luụn cú những nhân viên tư vấn tại bàn hướng dẫn để giúp đỡ khách hàng

• Ngân hàng gửi bảng sao kê đều đặn và kịp thời Hiệu quả phục vụ

Đây là tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý hiệu quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Nói cách khác, hiệu quả phục vụ là sự phản hồi từ phía nhà cung cấp dịch vụ đối với những gì mà khách hàng mong muốn, cụ thể như:

• Nhân viên ngân hàng sẵn sàng giúp đỡ khách hàng • Ngân hàng cung cấp dịch vụ nhanh chóng, kịp thời

• Ngân hàng phúc đáp tích cực các yêu cầu của khách hàng • Ngân hàng có đường dõy núng phục vụ khách hàng 24/24 Sự hữu hình

Sự hữu hình chính là hình ảnh bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn và hệ thống thông tin liên lạc của ngân hàng. Nói một cách tổng quát, tất cả những gì mà khách hàng nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt và các giác quan thì đều có thể tác động đến yếu tố này: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Ngân hàng có cơ sở vật chất đầy đủ

• Ngân hàng có trang thiết bị và máy móc hiện đại

• Nhân viên ngân hàng trông rất chuyên nghiệp và ăn mặc đẹp

• Ngân hàng sắp xếp các quầy giao dịch, các bảng biểu và kệ tài liệu rất khoa học và tiện lợi cho khách hàng

Sự đảm bảo

Đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảm nhận thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó, khách hàng cảm thấy yên tâm mỗi khi sử

dụng dịch vụ của ngân hàng:

• Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng lịch thiệp, nhã nhặn • Chứng từ giao dịch rõ ràng và dễ hiểu

• Nhân viên ngân hàng luôn cung cấp các thông tin dịch vụ cần thiết cho khách hàng

• Nhân viên ngân hàng trả lời chính xác và rõ ràng các thắc mắc của khách hàng Sự cảm thông

Sự cảm thông chính là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ân cần, dành cho khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể giúp cho khách hàng cảm thấy mình là “thượng khỏch” của ngân hàng và luôn được đón tiếp nồng hậu mọi lúc, mọi nơi. Yếu tố con người là phần cốt lõi tạo nên sự thành công này và sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng càng nhiều thì sự cảm thông sẽ càng tăng. Sự cảm thông của nhân viên ngân hàng đối với khách hàng của mình được thể hiện như sau:

• Nhân viên ngân hàng chú ý đến nhu cầu của từng khách hàng • Khách hàng không phải xếp hàng lâu để được phục vụ

• Ngân hàng có địa điểm giao dịch thuận tiện cho khách hàng • Ngân hàng có hệ thống ATM hiện đại và dễ sử dụng

1.4.2.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu các chỉ tiêu định tính thể hiện mức độ hài lòng của khách hàng

Xuất phát từ năm yếu tố mô hình SERQUAL đề cập (Sự tin cậy, hiệu quả phục vụ, sự hữu hình, sự đảm bảo, sự cảm thông) tác giả nhận thấy:

 Các yếu tố trên đo lường quá trình cung cấp nhiều hơn là kết quả thực hiện

 Không xem xét các yếu tố bên ngoài như hình ảnh doanh nghiệp, các hoạt động marketing mà chỉ chú trọng đến yếu tố “nội tại” mà thôi

Marketing hiện đại đã chỉ ra rằng hình ảnh doanh nghiệp là tài sản vô giá của doanh nghiệp và cú tỏc động tích cực đến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ, giá trị sản phẩm và sự hài lòng của họ.

hàng về doanh nghiệp, theo đó, nếu doanh nghiệp tạo được hình ảnh tốt trong lòng khách hàng thì họ dễ dàng bỏ qua những thiếu sót xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Hơn thế hình ảnh doanh nghiệp cũng giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào doanh nghiệp và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Như vậy, hình ảnh doanh nghiệp có tác động đến và chịu ảnh hưởng bởi chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Cũng cần lưu ý rằng, những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có cảm nhận đúng đắn hơn về hình ảnh doanh nghiệp so với những khách hàng khác.

Hình ảnh doanh nghiệp được xem như là “thiết bị lọc” giúp cho mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp tốt đẹp và bền vững hơn. Ngoài ra, khách hàng đánh giá hình ảnh doanh nghiệp tốt hay xấu thông qua cảm nhận của họ đối với doanh nghiệp và so sánh hình ảnh doanh nghiệp với các đối thủ khác.

Các yếu tố phản ánh sự hài lòng trên là cơ sở để tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu của luận văn xem xét các yếu tố then chốt liên quan đến sự hài lòng của khách hàng là ( Giá cả, hình ảnh doanh nghiệp, sự tín nhiệm, sự thuận tiện, phong cách phục vụ và sự hữu hình)

Sơ đồ 1.1 : Mụ hỡnh nghiên cứu các yếu tố định tính của dịch vụ phản ánh đến sự hài lòng KH

1. Sự thuận tiện

a. NH có mạng lưới giao dịch rộng khắp

b. NH có địa điểm giao dịch thuận tiện cho khách hàng c. Thủ tục giao dịch dễ dàng và nhanh chóng

d. NH có danh mục dịch vụ đa dạnh và phong phú e. NH luôn tiên phong cung cấp các dịch vụ mới 2. Sự hữu hình

a. NH có trang thiết bị và máy móc hiện đại

b. NH cú cỏc tài liệu sách giới thiệu về dịch vụ NH cuốn hút 3. Phong cách tiếp xúc và phục vụ của nhân viên

a. Nhân viên NH rất lịch thiệp luôn sẵn sàng phục vụ KH b. NH có đường dõy núng phục vụ khách hàng 24/24 c. NH luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng 4. Tính cạnh tranh về giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. NH có chính sách giá linh hoạt b. NH áp dụng mức lãi suất cạnh tranh c. Chi phí giao dịch hợp lý

5. Sự tín nhiệm

a. NH bảo mật thông tin khách hàng và giao dịch b. NH gửi bảng sao kê đều đặn và kịp thời

c. NH thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu 6. Hình ảnh doanh nghiệp

a. NH luôn giữ chữ tín đối với khách hàng b. NH luôn đi đầu trong các hoạt động xã hội

c. NH cú cỏc hoạt động marketing rất hiệu quả và ấn tượng d. NH có chiến lược phát triển bền vững

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

2.1 Vài nét về Vietinbank CN Bắc Hà Nội

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam, có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở giao dịch chi nhánh và trên 900 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội là 1 chi nhánh cấp I, nằm trên địa bàn quận Long Biên – một quận mới thành lập trên cơ sở được tách ra từ huyện Gia Lâm với 10 xã, 3 thị trấn và tập trung các khu công nghiệp, khu đô thị thương mại. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Long Biên lần thứ nhất đã xác định cơ cấu kinh tế của quận nhiệm kỳ 2010-2015 là Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp, trong đó tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm chủ yếu (96,63%), nông nghiệp chỉ chiếm 3,37%.

NHTMCP Công Thương VN – CN Bắc Hà Nội tiền thân là phòng giao dịch Đức Giang trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương. Năm 1992, phòng giao dịch Đức Giang được thành lập. Tháng 4 năm 2000 phòng giao dịch Đức Giang được nâng cấp thành chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương với tên gọi là Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Sài Đồng. Tháng 4 năm 2003, Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Sài Đồng đã được tách và nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam với tên mới là Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội.

nghiệp Bắc Hà Nội.chớnh thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội

NHTMCP Công Thương VN – CN Bắc Hà Nội thực hiện theo mô hình tổ chức của NHTMCP Công Thương Việt Nam

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội

Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ chính, chi nhánh cú cỏc phũng ban nghiệp vụ gồm:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tất cả các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình, cỏc cỏ nhõn….làm nhiệm vụ giám sát tình hình sử dụng vốn vay, thu hồi nợ với các đối tượng khách hàng này. Phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm tổ thanh toán xuất nhập khẩu với chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh.

- Phòng khách hàng cá nhân: Triển khai nghiệp vụ huy động vốn bằng đồng việt Nam, bằng ngoại tệ và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác như

chuyển tiền trong nước, phát hành thẻ ATM, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều

Một phần của tài liệu nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng tmcp công thương - chi nhánh bắc hà nội (Trang 49 - 108)