Xuất giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở việt nam và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 121 - 187)

do ảnh hưởng của mưa phùn, các nguy cơ cháy rừng ở các tỉnh miền Bắc giảm hẳn chỉ còn lại ở Sơn La và Lai Châu. Vào tháng 3 mưa phùn giảm đi làm cho miền Bắc lại có nguy cơ cháy rừng cao. Sang tháng 4 nguy cơ cháy rừng ở miền Bắc giảm hẳn, chỉ còn tập trung chủ yếu ở Nghệ An và khu vực Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Vào tháng năm mùa cháy ở hầu hết các khu vực đất nước đã kết thúc. Tuy nhiên, khu vực Trung trung bộ lại có nguy cơ cháy rừng tăng dần. Vào các tháng 6, 7 trong khi các khu vực khác gần như không còn nguy cơ cháy rừng nữa thì ở Trung trung bộ bắt đầu đến thời kỳ có mức nguy cơ cháy rừng cao nhất. Vào các tháng 8, 9, 10 ở tất cả các vùng trong cả nước đều không có nguy cơ cháy rừng.

- Thời kỳ cháy rừng nghiêm trọng nhất của cả nước, có nhiều khu vực đồng thời ở nguy cơ cháy rừng cao là các tháng 12, tháng 1 và tháng 3. Đây là thời kỳ cần huy động nhiều nhất mọi nguồn lực cho phòng cháy, chữa cháy rừng.

3.4. Đề xuất giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháyrừng rừng

Để xây dựng các giải pháp ứng phó tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng, luận án thực hiện theo phương pháp của tài liệu “Hướng dẫn Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường xây dựng năm 2011 với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP). Theo tài liệu hướng dẫn thì các giải pháp ứng phó với tác động của biến đối khí hậu được phân loại cụ thể như sau: (1) - Các giải pháp về tăng cường năng lực; (2) - Các giải pháp điều chỉnh; (3) - Các giải pháp công nghệ; (4) - Các giải pháp về cơ chế; (5) - Các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng; (6) - Các giải pháp sinh thái; (7) - Các giải pháp kinh tế.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng tại các vùng sinh thái trong cả nước theo chỉ tiêu khí hậu Qi vùng có nguy cơ cháy rừng thấp nhất là vùng Bắc Trung bộ, Đông Bắc bộ và Đồng Bằng Bắc bộ với số ngày có nguy cơ cháy cao tại thời điểm năm 2090 được dự báo sẽ tăng lần lượt 14 ngày/năm và 18 ngày/năm so với thời điểm năm 2000. Tiếp theo đến hai vùng Nam Trung bộ và Tây Bắc bộ với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao tăng thêm tại thời điểm năm 2090 lần lượt là 20 ngày/năm và 21 ngày/năm. Ba vùng có nguy cơ cháy rừng cao nhất được dự báo theo chỉ tiêu khí hậu Qi là Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và Tây Nguyên với số ngày có nguy cơ cháy cao tăng thêm ở thời điểm năm 2090 so với năm 2000 là 24 ngày/năm.

Đồng thời, theo kết quả nghiên cứu của luận án về phận cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng ở vùng đồi núi Việt Nam đã chia các trạng thái rừng thành ba nhóm cụ thể như sau:

- Nhóm có nguy cơ cháy thấp (Ít nguy hiểm) bao gồm các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh.

- Nhóm có nguy cơ cháy trung bình (Nguy hiểm) bao gồm các trạng thái: đất trống cây bụi, rừng trên núi đá, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng tre nứa, rừng lá rộng lá kim và rừng trồng.

- Nhóm có nguy cơ cháy cao (Rất nguy hiểm) bao gồm các trạng thái: rừng lá rộng nửa rụng lá, rừng lá rộng rụng lá và rừng lá kim.

Kết hợp với việc nghiên cứu, phân tích vùng phân bố hiện tại của các nhóm trạng thái rừng trên theo các vùng sinh thái; cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng và định hướng quy hoạch phát triển lâm nghiệp của từng vùng sinh thái đến năm 2020 [7]. Từ các thông tin thu thập được, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm với các các bộ cơ sở và tham vấn ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp và BĐKH để xây dựng

và đề xuất các nhóm giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam đến năm 2020, cụ thể như sau:

(1) - Các giải pháp về tăng cường năng lực:

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao hơn nữa ý thức của cộng đồng, thúc đẩy họ tham gia tích cực vào công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các quy định về bảo vệ rừng cho nhân dân.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, diễn tập chữa cháy rừng cho cán bộ quản lý và người dân địa phương.

- Rà soát ban hành, bổ sung quy chế quản lý, quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý cháy rừng, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

(2) - Các giải pháp điều chỉnh:

Cần căn cứ vào tình hình thực tế để có những điều chỉnh hợp lý về mặt quy hoạch phát triển Lâm nghiệp, cũng như cơ cấu cây trồng rừng của vùng, các hệ thống biện pháp kỹ thuật áp dụng.

- Không kinh doanh, phát triển các trạng thái rừng có nguy cơ cháy cao tại những vùng được dự báo là chịu ảnh hưởng mạnh của các quá trình BĐKH làm cho nguy cơ cháy rừng sẽ tăng cao trong tương lai.

- Chuyển đổi loài cây trồng và tăng cường các biện pháp kỹ thuật, chính sách, cơ chế phòng cháy chữa cháy rừng cho những vùng có nguy cơ cháy rừng cao hoặc vùng có phân bố nhiều các trạng thái rừng có nguy cơ cháy cao.

(3) - Các giải pháp công nghệ:

- Nghiên cứu phát triển các giống mới có khả năng thích nghi tốt với các quá trình BĐKH đang diễn ra trên thế giới và đáp ứng tốt các mục tiêu kinh tế của người trồng rừng.

- Nghiên cứu công nghệ sử dụng hữu ích vật liệu cháy dưới rừng như sản xuất nhiên liệu, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, sản xuất phân bón, than đốt v.v... từ thảm khô dưới rừng để thúc đẩy việc đưa vật liệu cháy ra khỏi rừng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo, cảnh báo, đưa tin PCCCR đến các nhà quản lý, chủ rừng và cộng đồng dân cư.

- Ứng dụng công nghệ Viễn thám, GIS và GPS để quản lý bền vững tài nguyên rừng nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại của cháy rừng.

(4) - Các giải pháp về cơ chế:

- Nghiên cứu xây dựng và hòan thiện hệ thống chính sách về dịch vụ môi trường rừng để tăng cường các nguồn lợi do rừng tạo ra và từng bước tiến tới xã hội hóa nghề rừng.

- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Quản lý bảo vệ và Phát triển rừng làm nền tảng cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo hướng bền vững và đáp ứng tốt các mục tiêu kinh tế.

Hai nhóm giải pháp trên góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho công đồng và giảm thiểu các nguyên nhân gây cháy rừng do các hoạt động khai thác tài nguyên từ rừng: đốt nương làm rẫy, săn bắn, khai thác mật ong... số liệu thống kê trong nhiều năm cho thấy đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên cháy rừng ở nước ta.

(5) - Các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng:

- Tăng cường, bổ sung các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm các phương tiện vận chuyển, máy bơm và thiết bị chữa cháy chuyên dụng.

- Xây dựng các công trình phòng cháy chữa cháy rừng như: chòi canh lửa, các biển báo cấp độ cháy rừng, bể nước phòng cháy, trạm bảo vệ rừng, trạm dự báo cháy rừng... được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ.

(6) - Các giải pháp sinh thái:

- Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật phòng cháy như xây dựng các băng trắng và băng xanh cản lửa, tu bổ rừng giảm khối lượng vật liệu cháy,

thu dọn vật liệu cháy, v.v... để giảm nguy cơ cháy rừng.

- Áp dụng các biện pháp lâm sinh chuyển những rừng trồng thuần loại đồng tuổi có nguy cơ cháy rừng cao thành rừng trồng hỗn loài khác tuổi có nguy cơ cháy thấp hơn.

(7) - Các giải pháp kinh tế:

Nghiên cứu, đầu tư xây dựng và mở rộng các mô hình nông lâm kết hợp, mô hình kinh doanh rừng trồng, rừng tự nhiên có hiệu quả kinh tế cao đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái và có khả năng thích ứng với BĐKH để người dân học theo.

Với bảy nhóm giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng được đề xuất, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và thời điểm cụ thể cho từng vùng sinh thái và các địa phương chúng ta có thể vận dụng một cách linh hoạt; tuy nhiên cần xác định rõ những nhóm giải pháp nào là trọng tâm, là cốt yếu, phù hợp với điều kiện khả năng thực hiện của vùng, địa phương để có những chiến lược ưu tiên đầu tư đảm bảo phát huy tốt hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng.

3.4.1. Vùng Đồng Bằng Bắc bộ

Nguy cơ cháy rừng tại vùng Đồng Bằng Bắc bộ theo kịch bản BĐKH trung bình B2 tại các thời điểm khác 2020, 2050 và 2090 được luận án xác định và tổng hợp trong bảng 3.38.

Bảng 3.38. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Đồng Bằng Bắc bộ TT Tỉnh Vst 2000 2010 2020 2030 2050 2090 Chênh lệch 1 Bắc Ninh 1 46 51 54 56 59 65 19 2 Hà Nam 1 40 44 47 48 51 58 18 3 Hải Dương 1 50 55 58 60 62 70 20 4 Hưng Yên 1 38 42 45 47 48 55 17 5 Nam Định 1 44 48 48 50 51 56 12 6 Ninh Bình 1 39 45 48 51 54 60 21 7 Thái Bình 1 46 50 52 55 57 62 16 8 TP. Hà Nội 1 37 42 43 47 52 60 23 9 TP. Hải Phòng 1 49 54 56 57 60 67 18 10 Vĩnh Phúc 1 35 41 43 44 50 55 20

Theo chỉ tiêu khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng thì trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2090 tỉnh chịu tác động mạnh nhất của quá trình BĐKH là TP. Hà Nội với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao tăng thêm 23 ngày/năm; tỉnh ít chịu tác động nhất là Nam Định với số ngày có nguy cơ cháy cao trong năm tăng thêm được xác định là 12 ngày/năm. Tuy nhiên, tỉnh có số ngày có nguy cơ cháy cao trong năm cao nhất tại thời điểm năm 2090 lại là Hải Dương với 70 ngày/năm; tỉnh có số ngày có nguy cơ cháy cao trong năm thấp nhất là Hưng Yên và Vĩnh Phúc với 55 ngày/năm. Hai tỉnh có diện tích rừng lớn nhất trong vùng là Vĩnh Phúc và Ninh Bình đều có mức tăng số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trong giai đoạn 2000 – 2090 tương đối cao lần lượt đạt 20 ngày/năm và 21 ngày/năm.

Để xác định các căn cứ làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH tới nguy cơ cháy rừng ở vùng Đồng Bằng Bắc bộ, bên cạnh kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả tiến hành tổng hợp phân tích hệ thống các thông tin: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, phân bố các trạng thái rừng, định hướng phát triển lâm nghiệp của vùng. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3.39.

Bảng 3.39. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đồng Bằng Bắc bộ [7]

TT Điều kiện Tự nhiên

Điều kiện Kinh tế - Xã hội Phân bố các trạng thái rừng (TTR) Thực trạng và Định hướng PTLN 1 - Địa hình: là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và thuận lợi. - Kinh tế: Là vùng có điều

kiện thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như công nghiệp.

- TTR có nguy cơ cháy

thấp: Các trạng thái rừng tự

nhiên lá rộng thường xanh.

- Vai trò của LN:

+ Lâm nghiệp không phải là thành phần kinh tế chủ đạo của vùng.

+ Diện tích đất lâm nghiệp trong vùng chiếm tỷ trọng nhỏ.

2 - Khí hậu: vùng

có khí hậu cận nhiệt đới ẩm.

- Xã hội: Có dân số đông,

mật độ dân số cao với phân lớn là người dân tộc kinh, chỉ có một bộ phận nhỏ dân tộc Mường, Tày… ở khu vực Ba Vì và Nho Quan.

- TTR có nguy cơ cháy trung bình: Các trạng thái đất trống cây bụi, rừng trên núi đá, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng tre nứa, rừng lá rộng lá kim và rừng trồng.

- Thực trạng LN: Phần lớn diện tích đất LN trong

vùng là diện tích rừng cảnh quan, rừng thuộc các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ môi sinh, rừng đặc dụng và một phần nhỏ là rừng sản xuất.

3 - Thổ nhưỡng:

đất đai phì nhiêu, màu mỡ được bồi đắp phù sa bởi nhiều hệ thống sông lớn.

- Trình độ phát triển: Vùng

có trình độ dân trí cao, trình độ lao động cao và nguồn lao động dồi dào.

- TTR có nguy cơ cháy cao:

Các trạng thái rừng lá kim.

- Định hướng PTLN:

+ Xây dựng, củng cố các khu rừng phòng hộ môi trường đô thị, khu công nghiệp và phòng hộ ven biển, đẩy mạnh trồng cây phân tán để cải tạo cảnh quan môi trường.

+ Bảo vệ và phát triển các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan.

+ Tăng cường khai thác các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

+ Đổi mới công nghệ và tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp và làng nghề truyền thống chế biến đồ mộc, lâm sản ngoài gỗ.

Từ kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng và điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội, thực trạng và định hướng phát triển lâm nghiệp của vùng Tây Bắc; vận dụng Hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định giải pháp thích ứng của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường; đồng thời tham vấn ý kiến các chuyên gia và thảo luận nhóm với các cán bộ, người dân địa phương tác giả đã xác định và đề xuất các nhóm giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Đồng Bằng Bắc bộ cần được ưu tiên thực hiện đến năm 2020 bao gồm: (3) Các giải pháp công nghệ; (4) Các giải pháp về cơ chế.

3.4.2. Vùng Đông Bắc bộ

Vùng Đông Bắc bộ là một trong ba tiểu vùng địa lý của miền bắc Việt Nam, kết quả nghiên cứu về tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng theo chỉ số khí hậu phản ảnh nguy cơ cháy rừng Qi của luận án được tổng hợp trong bảng 3.40.

Bảng 3.40. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Đông Bắc bộ TT Tỉnh Vst 2000 2010 2020 2030 2050 2090 Chênh lệch 1 Bắc Giang 2 56 61 65 65 68 76 20 2 Bắc Kạn 2 43 48 51 53 56 62 19 3 Cao Bằng 2 46 51 53 54 58 64 18 4 Hà Giang 2 30 33 35 38 41 47 17 5 Lạng Sơn 2 43 48 50 52 57 63 20 6 Lào Cai 2 22 24 24 27 29 35 13 7 Phú Thọ 2 34 41 44 44 48 56 22 8 Quảng Ninh 2 46 49 51 52 53 57 11 9 Thái Nguyên 2 46 51 54 54 59 66 20 10 Tuyên Quang 2 38 44 47 47 51 58 20 11 Yên Bái 2 35 37 41 43 47 51 16

Tại thời điểm năm 2090, tỉnh có số ngày có nguy cơ cháy rừng cao nhất trên năm của vùng Đông Bắc bộ là Bắc Giang với số ngày được dự báo là 76

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở việt nam và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 121 - 187)