Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Tây Dương

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán đại tây dương (Trang 26 - 65)

4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty

4.2. Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Tây Dương

Ngay từ khi mới thành lập, OSC đã xác định rõ nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng và triển khai thành công chiến lược phát triển của công ty. Do đó, công tác tuyển dụng và đào tạo được đặc biệt chú ý nhằm cung cấp cho công ty một đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực tốt nhất, có đạo đức nghề nghiệp

OSC có đội ngũ lãnh đạo là các chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm trong quản lý Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán với nền tảng kiến thức tài chính chuyên sâu, cộng với bề dày kinh nghiệm về môi trường kinh doanh có nhiều dịch vụ đa dạng và quan hệ hợp tác với các tổ chức Tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước có quy mô lớn.

Đội ngũ CBNV của OSC được đào tạo cơ bản tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các công ty tài chính lớn, các hãng danh tiếng của nước ngoài tại Việt Nam.

Bảng 4: Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Tây Dương –OCS 2009 - 2011

Chỉ tiêu/ Năm

2009 2010 2011

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Tổng số 44 100 52 100 65 100 1.Giới tính Nam 30 68.18 38 73.08 49 75.38 Nữ 14 31.82 14 26.92 16 24.62 2.Trình độ Trên đại học và đại học 26 59.09 31 59.61 39 60.00 Cao đẳng và trung cấp 10 27.73 15 28.85 23 35.38 THPT 8 18.18 6 11.54 3 4.62 3.Theo độ tuổi < 30 23 52.70 29 55.77 37 57.80 30-39 12 27.93 15 28.84 19 29.23 > 40 9 19.37 8 15.39 9 12.97 ( Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

Đội ngũ nhân viên của OSC không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng Số lượng lao động năm 2010 là 65 người tăng 13 người, tương ứng tăng 25.00% so với năm 2010; và tăng 47.47% so với năm 2009. Số lượng lao động của công ty nhanh như vậy là do sự mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh dẫn đến khối lượng công việc nhiều hơn yêu cầu cao hơn trong việc; vì vậy mà nhu cầu về lao động tăng lên do đó việc gia tăng lượng lao động là điều yếu nhằm giúp cho việc hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuân lợi.

 Giới tính

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng cơ cấu lao động về giới của công ty chủ yếu là nam giới, tỷ lệ nữ giới chiếm 31% (2009) và tục giảm còn 24.62% (2011) tương ứng 16/65 lao động nữ trên toàn lao động của công ty.

Các lao động này chủ yếu làm ở phòg hành chính, phòng kế toán, hay tư vấn tài chính; ở các bộ phận này yêu cầu sự tỷ mỉ, cận thận, cũng như sự mềm mỏng trong giao tiếp, và xư lý tình huống thêm nữa do xu hướng thì chủ yếu là nữ giới theo học các lĩnh vực này. Kết cấu lao động về giới trong toàn bộ lao động của công ty như vậy là điều dễ hiểu, bởi do đặc thù tính chất của các sản phẩm, dịch vụ mà OSC cung cấp. Do tính chất đặc thù của nghề nghiệp yêu cầu cần có sự nhanh nhẹn, nhạy bén, chịu áp lực cao trong công việc.

 Về trình độ đào tạo:

Theo số liệu trên chúng ta thấy tỷ lệ lao động có trình độ . đại học và trên Đại học cũng khá cao chiếm 59.09% trong năm 2009 và tiếp tục tăng lên 59.6%1 trong năm 2010 và tăng thêm 9 người trong 2011 đưa tỷ lệ này tằn nhẹ lên thành 60.00%. Chủ yếu tốt nghiệp ở các trường đàu ngành về kinh tế, ngân hàng ở Việt Nam như Học viện Ngân hàng, KTQD, Học viện tài chính… và các trường có chất lượng ở nước ngoài. Đặc biệt là họ những lao động quản lý lãnh đạo, và các nhân viên thừa hành thuộc lĩnh vực phân tích tài chính, đầu tư chứng khoán, công nghệ thông tin, đây đều là những lao động có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, cho thấy đội ngũ lãnh đạo cũng như các nhân viên đều có trình độ cao, tạo điều kiện cho việc vận hành công việc được diễn ra dễ dàng.

Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm khoảng gần 30% trong tổng số lao động của công ty. Cụ thể trong năm 2009 tỷ lệ lao đông này là 27.73%, năm 2010 là 28.85 % và đến năm 2011 con số này tăng lên là 35.38%. Việc tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp tăng lên không có nghĩa chất lượng của đội ngũ nhân viên của công ty là giảm sút, kém đi. Bởi không phải các công việc, vị trí nào cũng cần phải trình độ quá cao như giao dịch viên, văn thư…cần có việc sử dụng thích hợp để không gây lãng phí, mà năng suất lao động đạt hiệu quả cao nhất. Còn tỷ lệ lao động

trong độ tuổi lao động là THPT giảm dần, đây đa phần là các lao động ngắn hạn, đó là các vị trí như bảo vệ, vệ sinh...

 Về độ tuổi:

Ngoài ra công ty có đội ngũ lao động tương đối trẻ, năng động; trong đó số lao động dưới 30 tuổi năm 2009 chiếm 52.70% tổng số lao động của công ty, và con số này tiếp tục tăng lên là 55.77% (2010) và 57.80% (2011). Đây lớp lao động trẻ trung, nhanh nhẹn, đầy tiềm năng, có thể tiếp nhận nhanh chóng các nghiệp vụ chuyên môn, cũng như việc học tập nâng cao để đáp ứng cho các yêu cầu cao hơn trong tương lai. Điều này một phần do đặc thù nghề nghiệp, một phần do công ty mới được thành lập cách đây không lâu (năm 2007).

Còn số lao động 30-40 tuổi chiếm một tỷ lệ cân đối với lao động trẻ (< 30 tuổi) 29.23% (2011), đây là đội ngũ lao động nhiều kinh nghiệp trong công việc, cũng như khả năng làm việc là rất cao, đang trong khoảng phát triển cao của đường sự nghiệp. Đây sẽ là lao động hướng dẫn truyền dẫn truyền đạt lại các kỹ năng cũng như kinh kiệm tiên tiến trong quản lý cho các thế hệ sau.

Ngược lại với sự gia tăng hàng năm của các lao động nằm trong độ tuổi dưới 40 thì tỷ lệ lao động trên 40 tuổi lại giảm dần qua các năm. Số người lao động trên 40 đến cuối năm 2011 có 9 người tương ứng 12.97%. Đây là lao động có kinh nghiệm lâu năm trong công việc, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao với nhiệm vụ truyền đạt, hướng dẫn cho các lao động mới, lao động kế cận, tuy nhiên lớp lao động này sắp đến tuổi nghỉ hưu, cần phải có kế hoạch thay thế .

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẠI TÂY DƯƠNG.

1. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh.

1.1 Phân tích cấu trúc tài chính.

1.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản của OSC.

Cơ cấu tài sản phản ánh loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, do đó với mỗi loại hình kinh doanh đều có một kết cấu tài sản đặc trưng. Với loại hình dịch vụ: Tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. OSC với hoạt động kinh doanh là cung cấp các dịch vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Do đó kết cấu tài sản mang đặc trưng loại hình kinh doanh dịch vụ.

Để đánh giá mức hợp lý trong kết cấu tài sản của OSC, ta có bảng phân tích:

Bảng 5. Phân tích cơ cấu tài sản.

Chỉ tiêu 2011 2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ

Tỷ trọng TÀI SẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN 132,490 93.0 157,423 92.3 -24933 -15.84 .65

Tiền và các khoản tương

đương tiền 9,259 6.5 22,195 13.0 -12936 -58.28 -6.52 Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 25,581 18.0 36,484 21.4 -10904 -29.89 -3.45 Đầu tư ngắn hạn 29,212 20.5 43,745 25.7 -14533 -33.22 -5.16 Các khoản phải thu ngắn hạn 96,816 68.0 97,890 57.4 -1074 -1.1 10.53 Tài sản ngắn hạn khác 835 .6 854 .5 -19 -2.25 .08

TÀI SẢN DÀI HẠN 9,985 7.0 13,064 7.7 -3079 -23.57 -.65

Tài sản cố định 8,487 6.0 11,947 7.0 -3460 -28.96 -1.05 Tài sản dài hạn khác 1,498 1.1 1,117 .7 381 34.1 .4

Tổng Tài sản 142,475 100.0 170,487 100.0 -28012 -16.43 .

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)

Qua số liệu của bảng phân tích có thể thấy quy mô tổng tài sản của năm 2011 đã giảm 28.012 triệu đồng tương ứng giảm 16,43% so với năm 2010. Số giảm trên phản ánh số giảm về quy mô của công ty. Tuy nhiên, ta chưa thể kết luận được số tăng này là hợp lý hay không mà phải tiến hành xem xét sự tăng, giảm của từng chỉ tiêu cụ thể bằng cách đi sâu chi tiết từng loại. Quy mô tài

sản giảm chủ yếu là do những yếu tố sau:

Thứ nhất là: Tài sản ngắn hạn giảm 24.933 trđ từ 157.423 trđ năm 2010 xuống 132.490 trđ năm 2011 tương ứng giảm 15,84%. Tuy mức giảm này thấp hơn mức giảm 23,57% của tài sản dài hạn, nhưng do tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn là 92,99% trong tổng tài sản nên mức giảm của tài sản ngắn hạn là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc quy mô tài sản giảm. Điều này thể hiện công ty chưa có kế hoạch đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, dẫn đến đòn bẩy kinh doanh của công ty thấp nhưng bù lại thì mức độ rủi ro kinh doanh của công ty cũng thấp. Trong tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất là 67,95% năm 2011 tăng 10,53% so với mức 57,42% của năm 2010. Điều này cho thấy công ty bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn rất lớn và công ty chưa có các biện pháp hiệu quả để thu hồi lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng này nên các khoản phải thu khách hàng năm 2011 tăng 10,53% so với năm 2010. Cho khách hàng nợ là không thể tránh khỏi trong kinh doanh, nó giúp công ty duy trì được các mối quan hệ với khách hàng cũ và tăng lượng khách hàng mới làm tăng doanh thu kinh doanh đặc biệt là trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng như hiện nay. Nhưng với trường hợp công ty bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn lớn như vậy dẫn tới công ty không có đủ vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, bị mất một khoản chi phí vốn lớn.Tài sản ngắn hạn giảm là do:

- Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 12.936 trđ từ 22.195 trđ xuống còn 9.259 trđ tương ứng giảm 58,28%, và chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản, chiếm 6,5% năm 2011 giảm 6,52% so với năm 2010. Thể hiện lượng tiền của công ty đang giảm dần, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 thấp hơn 5.626 trđ so với năm 2010 và vẫn bị âm. Tất cả điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty không tốt, không những không tạo ra tiền mà còn bị âm.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 10.904 trđ từ 36.484 trđ năm 2010 xuống còn 25.581 trđ năm 2011 tương ứng giảm 29,89%. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản,17,95% năm 2011 giảm 3,45% so với mức 21,4% của năm 2010. Điều này cho thấy ngoài hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán thì hoạt động tự doanh chứng khoán cũng là hoạt động chính của công ty và nguồn vốn công ty dành cho hoạt động này cũng rất lớn. Nhưng do sự đi xuống ngày càng mạnh của thị trường chứng khoán năm 2011 nên hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty cũng có sự giảm sút so với năm 2010.

- Tài sản ngắn hạn khác giảm 2,25%.

- Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.074 trđ từ 97.890 trđ năm 2010 xuống còn 96.816 trđ tương ứng giảm 1,1%. Ta thấy mức độ giảm của các khoản phải thu rất thấp, tốc độ giảm còn thấp hơn tốc độ giảm của tài sản. Điều này cho thấy công ty chưa có các biện pháp hiệu quả để thu hồi các khoản phải thu, làm cho công ty bị lãng phí một lượng vốn rất lớn.

Thứ hai là: Tài sản dài hạn giảm 3.079 trđ từ 13.064 trđ năm 2010 xuống còn 9.985 trđ năm 2011 tương ứng giảm 23,57%. Trong đó tài sản cố định hữu hình giảm 2.511 trđ từ 5.828 trđ năm 2010 xuống còn 3.317 trđ năm 2011 tương ứng giảm 43,09%. Tài sản cố định vô hình giảm 949 trđ từ 6.119 trđ năm 2010 xuống còn 5.170 trđ năm 2011 tương ứng giảm 15,51%. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản, chiếm 7,01% năm 2011 giảm 0,65% so với mức 7,66% của năm 2010. Trong tài sản dài hạn thì chiếm tỷ trọng cao nhất là tài sản cố định chiếm 5,96% năm 2011 giảm 1,05% sao với năm 2010. Loại hình kinh doanh của công ty là loại hình dịch vụ nên tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản so với tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên với tỷ trọng 7,01% và có xu hướng giảm cho thấy công ty chưa chú trọng vào hoạt động kinh doanh dài hạn, và do hoạt động kinh doanh trong năm 2010 không tốt nên sang năm 2011 công ty vẫn chưa có kế hoạch đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh cả về chất lượng cũng như số

lượng, làm cho đòn bẩy kinh doanh của công ty thấp.

Qua kết quả phân tích cơ cấu tài sản của OSC, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty chưa được hợp lý, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản, đặc biệt các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn làm cho công ty bị lãng phí một lượng vốn rất lớn. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ thể hiện công ty chưa có kế hoạch đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, tuy điều này làm giảm rủi ro tài chính cho công ty nhưng cũng đồng thời dẫn đến đòn bẩy kinh doanh của công ty thấp.

1.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của OSC.

Cơ cấu tài sản thể hiện sự phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp, triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp tuy nhiên nếu nguồn lực hình thành trên các khoản đi chiếm dụng vốn là chủ yếu, thì đó là sự phát triển không bền vững. Do đó khi phân tích về tình hình tài chính cần thiết phải phân tích cơ cấu nguồn vốn. Từ phân tích cơ cấu nguồn vốn đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Bảng 6. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của OSC

Chỉ tiêu 2011 2010 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng NỢ PHẢI TRẢ 10,037 7.0 33,344 19.6 -23307 -69.9 -12.51 Nợ ngắn hạn 10,037 7.0 33,344 19.6 -23307 -69.9 -12.51 Vay và nợ ngắn hạn 1,983 1.4 0 .0 1983 1.39 Phải trả người bán 2,018 1.4 961 .6 1057 110.01 .85 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 185 .1 210 .1 -25 -12.03 .01

Chi phí phải trả 90 .1 518 .3 -428 -82.7 -.24

Phải trả hộ cổ tức, gốc và lãi trái phiếu 588 .4 444 .3 144 32.53 .15 Các khoản phải trả, phải nộp khác 5,013 3.5 31,186 18.3 -26172 -83.93 -14.77 Dự phòng phải trả ngắn hạn 134 .1 0 .0 134 .09

Quỹ khen thưởng phúc lợi 26 .0 26 .0 . .

VỐN CHỦ SỞ HỮU 132,438 93.0 137,143 80.4 -4705 -3.43 12.51

Vốn chủ sở hữu 132,438 93.0 137,143 80.4 -4705 -3.43 12.51 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 135,000 94.8 135,000 79.2 . 15.57 Nguồn vốn kinh doanh 135,000 94.8 135,000 79.2 . 15.57

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -2,773 -1.9 1,932 1.1 -4705

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán đại tây dương (Trang 26 - 65)