1. Hóa hữu cơ lớp 1
1.3. Hiđrocacbon không no
1.3.1. BÀI TẬP
Câu 1: Cho các chất sau: propilen, butilen, etan, propan, isobutan, isobutilen. Số chất đồng đẳng với etilen là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2: Công thức chung của anken (trừ C2H4) và monoxicloankan là
A. CnH2n (n ≥ 3). B. CnH2n+2 (n ≥ 3).
C. CnH2n (n ≥ 2). D. CnH2n-2 (n ≥ 3).
Câu 3: Phát biểu đúng là:
A. Anken là những hiđrocacbon có công thức tổng quát CnH2n.
B. Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở có một nối đôi trong phân tử.
C. Tất cả anken đều có đồng phân hình học và đồng phân mạch cacbon.
D. Nhóm CHR2=CH- có tên là nhóm etyl.
Câu 4: But-1-en và xiclobutan có cùng CTPT C4H8, do đó
A. là đồng đẳng của nhau.
B. là đồng phân của nhau.
C. là đồng phân mạch cacbon của nhau.
D. không thể là đồng phân của nhau.
Câu 5: Tên gọi 2-metylpropen ứng với CTCT nào sau đây?
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH3.
Câu 6: Ở điều kiện thường, propen phản ứng được với tất cả các chất nào trong nhóm sau đây?
A. Hiđro, nước brom, dung dịch thuốc tím.
B. Nước, nước brom, dung dịch thuốc tím, dung dịch HBr.
C. Dung dịch HBr, nước brom, dung dịch thuốc tím.
D. Hiđro, nước brom, nước, H2SO4.
Câu 7: Cho 2-metylpropen tác dụng với dung dịch HCl tạo thành sản phẩm chính là
A. CH2Cl-CH(CH3)-CH3. B. CH3-CCl(CH3)-CH3.
C. CH3-CHCl-CH2-CH3. D. CH2Cl-CCl(CH3)-CH3.
Câu 8: Dùng với lượng dư, cặp chất nào sau đây đều có thể làm mất màu dung dịch brom và dung dịch kali pemanganat?
A. propen và xiclobutan. B. but-1-en và xiclobutan.
C. eten và but-1-en. D. but-1-en và butan.
Câu 9: Số CTCT ứng với CTPT C4H8 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 10: Sản phẩm chính của phản ứng but-1-en cộng nước có xúc tác H2SO4 là
A. CH3CH(OH)CH 2CH3. B. HOCH2CH2CH2CH3.
C. CH2=C(OH)CH2CH3. D. A và B.
Câu 11: Để phân biệt hai bình chứa khí etan và etilen, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Nước. B. Dung dịch brom.
Câu 12: Hiđrat hóa hai anken chỉ tạo thành 2 ancol tương ứng. Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en. B. propen và but-2-en.
C. etilen và but-2-en. D. etilen và but-1-en.
Câu 13: Dẫn 0,448 lít khí C2H4 vào bình đựng 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Hiện tượng quan sát đúng là:
A. Màu tím của dung dịch nhạt đi, không có khí thoát ra.
B. Màu tím của dung dịch không đổi, không có khí thoát ra.
C. Màu tím của dung dịch mất đi, có khí thoát ra.
D. Màu tím của dung dịch không đổi, không có khí thoát ra.
Câu 14: Buta-1,3-đien và isopren đều có tính chất hóa học giống nhau là do đều có
A. một liên kết đôi trong phân tử.
B. hai liên kết đôi liên tiếp trong phân tử.
C. hai liên kết đôi liên hợp trong phân tử.
D. cấu tạo mạch nhánh trong phân tử.
Câu 15: Đốt cháy một hiđrocacbon X (mạch hở) thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. X là
A. anken. B. xicloankan.
C. ankađien. D. ankan.
Câu 16: Trong thực tế, cách nào sau đây không được dùng để điều chế etilen?
A. Tách H2O từ ancol etylic. B. Tách H2 khỏi etan.
C. Cho C tác dụng với H2. D. Tách HX khỏi dẫn xuất halogen.
CTCT của X có thể là
A. CH3CH2CH2CH3. B. CH3CH2CHClCH3.
C. CH3CH2CH2CH2Cl. D. ClCH2CHClCH2CH3.
Câu 18: Phản ứng của propilen với Cl2 (ở 450oC) cho sản phẩm chính là
A. ClCH2CHClCH3. B. CH2=CClCH3.
C. CH2=CHCH2Cl. D. CH3CH=CHCl.
Câu 19: Cho các hiđrocacbon: but-1-en, but-2-en, penta-1,4-đien, penta-1,3-đien, propen. Số hiđrocacbon có đồng phân cis-trans là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 20: Cho sơ đồ sau: E → C2H5OH → F → Polibutađien Chất E, F lần lượt là:
A. C2H4 và C4H10. B. C2H4 và C4H8.
C. C2H6 và C4H6. D. C2H4 và C4H6.
Câu 21: Có 3 lọ riêng biệt chứa ba khí: butan, butađien và cabonic bị mất nhãn. Để phân biệt 3 lọ khí này cần dùng:
A. dd brom, dd KMnO4. B. dd KMnO4, dd Ba(OH)2.
C. dd HCl, nước vôi trong. D. dd NaOH, dd HCl.
Câu 22: Tiến hành phản ứng tách nước 4,6 gam ancol etylic trong H2SO4 đặc ở 170oC thu được 1,792 lít khí etilen (đktc). Hiệu suất của phản ứng là
Câu 23: Sau khi tách hiđro, hỗn hợp X gồm etan và propan tạo thành hỗn hợp Y gồm etilen và propilen. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp Y nhỏ hơn hỗn hợp X là 6,55%. Thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp ban đầu là
A. 96,18% và 3,82%. B. 48,09% và 51,91%.
C. 64,12% và 35,88%. D. 24,05% và 75,95%.
Câu 24: Nhận xét nào sau đây sai? Trong phản ứng đốt cháy
A. ankan, thể tích hơi nước lớn hơn thể tích khí cacbonic.
B. anken và xicloankan, thể tích hơi nước bằng thể tích khí cacbonic.
C. ankađien, thể tích hơi nước nhỏ hơn thể tích khí cacbonic.
D. ankin, thể tích hơi nước bằng thể tích khí cacbonic.
Câu 25: Có thể làm sạch khí etilen có lẫn tạp chất khí axetilen bằng cách dẫn hỗn hợp khí đi qua
A. nước brom dư. B. dung dịch HCl dư.
C. dung dịch AgNO3/NH3 dư. D. dung dịch KMnO4 dư.
Câu 26: Có thể làm sạch khí metan có lẫn tạp chất là khí etilen, xiclopropan, axetilen, cacbonic bằng cách dẫn hỗn hợp khí lội qua bình đựng lần lượt các dung dịch và chất lấy dư nào sau đây?
A. dd Br2, CuO nóng. B. CuO nóng, dd KMnO4.
C. dd Br2, Cl2 (ánh sáng). D. dd Br2, Ca(OH)2.
Câu 27: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,224 lít khí (đktc) mỗi khí C2H4 và C2H2 vào dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau phản ứng thu được
A. 2,4 gam kết tủa vàng và 0,224 lít khí.
B. 4,8 gam kết tủa vàng và 0,448 lít khí.
C. 1,2 gam kết tủa vàng và 0,112 lít khí.
D. 1,2 gam kết tủa vàng và 0,224 lít khí.
Câu 28: Cho các số liệu thực nghiệm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí hiđrocacbon X thu được 3,36 lít khí cacbonic (đktc). - Nếu dẫn khí X vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì thu được kết tủa màu vàng nhạt. CTCT của X là
A. CH3-CH=CH2. B. CH≡CH.
C. CH3-C≡CH. D. CH2=CH-C≡CH.
Câu 29: Trong một bình kín chứa hỗn hợp gồm hiđrocacbon X mạch hở và khí H2 có Ni làm xúc tác (thể tích Ni không đáng kể). Nung nóng bình một thời gian, thu được khí B duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất sau khi nung nóng. Đốt cháy một lượng B thu được 4,4 gam CO2 và 2,7 gam H2O. CTPT của X là
A. C2H4. B. C2H2.
C. C3H4. D. C4H4.
Câu 30: Dẫn 0,336 lít hỗn hợp axetilen và etilen qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 0,112 lít khí ở cùng điều kiện. Phần trăm thể tích của axetilen trong hỗn hợp là
A. 33,33%. B. 30%.
C. 66,67%. D. 70%. 1.3.2. ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A B B D C B C C A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B C C C A C B C A D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B C A D C D A C B C 1.3.3. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 22. n C2H5OH = 0,1 mol n C2H2 = 1,792 : 22,4 = 0,08 mol Hiệu suất H = (0,08 : 0,1). 100 = 80% Chọn đáp án : C Câu 23. Ta có: C2H6 → C2H4 + H2 x x C3H8 → C3H6 + H2 y y Theo đề ta được: 100 55 , 6 100 44 30 42 28 y x y x x=2,52y.
Thành phần phần trăm theo thể tích hỗn hợp ban đầu:
y x y và y x x Tính được là: 96,18% và 3,82% Chọn đáp án : A
Câu 25. Khí etylen không tác dụng với AgNO3/NH3 mà chỉ có axetylen tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa nên tạp chất được giữ lại.
Chọn đáp án : C
Câu 27. Kết tủa là AgC≡CAg, khí thoát ra là C2H4. Khối lượng kết tủa = 0,01 x 240 = 2,4 gam
Thể tích khí thoát ra = 0,01 x 22,4 = 0,224 lít
Chọn đáp án : A
Câu 28. Ta được 3. nhiđrocacbon X = n CO2 => Vậy hi đrocacbon X có 3 C
Nếu dẫn khí X vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì thu được kết tủa màu vàng nhạt. Do đó X có liên kết ba.
Chọn đáp án : C
Câu 30.
nhỗn hợp = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol n etilen = 0,112 : 22,4 = 5.10-3 mol
Vì chỉ axetilen mới tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
Suy ra: naxetilen= 0,01 mol
Phần trăm thể tích axetilen= (0,01:0,015). 100 = 66,67%
1.4.HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. 1.4.1. BÀI TẬP
Câu 1. Kết luận nào sau đây là không đúng:
A. Hiđro cacbon thơm có công thức chung là CnH2n-6.
B. Tính thơm của hiđro cacbon là dễ thế khó cộng bền vững với chất oxi hóa.
C. Benzen không tác dụng với nước brom và thuốc tím.
D. Benzen và stiren không thuộc dãy đồng đẳng.
Câu 2. Tổng số đồng phân hiđrocacbon thơm có CTPT C8H10 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3. Toluen tác dụng với clo ngoài ánh sang cho sản phẩm:
A.o-clo toluen B. p-clo toluen
C.m-clo toluen D. benzyl clorua
Câu 4. Chỉ dùng nước brom ta có thể nhận được cặp chất:
A. etylen, axetilen. B. toluen, stiren.
C. Benzen, xiclohexan. D. Benzen, toluen.
Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Trong điều kiện chiếu sáng CH4 tác dụng với clo dễ hơn toluen.
B. Toluen tham gia phản ứng nitro hóa dễ hơn benzen.
C. Toluen tác dụng với KMnO4 ở nhiệt độ thường.
D. Toluen tham gia phản ứng nitro hóa thu được 1 sản phẩm.
Câu 6. Đốt cháy ankyl benzen thu được tỷ lệ mol K= nH2O/nCO2. K có giá trị là:
C. 4/7 ≤ K < 1 D. 1 < K ≤ 7/4
Câu7. Cho dãy chuyển hóa sau: CH4 → A→ B→ C6H5Br. A, B lần lượt là:
A. C2H4, C6H6 B. C2H2, C6H6
C. C2H6, C6H6 D. C2H2, C6H12
Câu 8: Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng của benzen?
A. C6H5-CH3. B. C6H11-CH3.
C. C6H11-CH2-CH3. D. C6H5-OH.
Câu 9: Benzen không tan trong nước vì:
A. Benzen là chất hữu cơ, nước là chất vô cơ nên không tan vào nhau.
B. Benzen có khối lượng riêng nhỏ hơn nước.
C. Phân tử benzen là phân tử phân cực.
D. Phân tử benzen là phân tử không phân cực.
Câu 10: Tính thơm của benzen và đồng đẳng thể hiện là:
A. Dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế.
B. Dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng oxi hóa.
C. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa.
D. Dễ tham gia phản ứng với các chất oxi hóa.
Câu 11: Ở điều kiện thích hợp, benzen tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Brom khan, khí clo, dung dịch KMnO4, hiđro.
B. Brom khan, khí clo, HNO3 đặc/H2SO4 đặc, hiđro.
D. Dung dịch brom, HNO3 đặc/H2SO4 đặc, hiđro.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
Công thức cấu tạo của benzen được biểu diễn bằng một hình lục giác đều và
A. 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H đều nằm trên một mặt phẳng.
B. các liên kết giữa các nguyên tử cacbon đều có độ dài bằng nhau.
C. 6 obitan p xen phủ bên tạo thành một hệ obitan π liên hợp cho cả phân tử.
D. các góc hóa trị đều bằng 109,5o.
Câu 13: Ở điều kiện thích hợp, toluen tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Dung dịch brom, dung dịch KMnO4, hiđro, oxi.
B. Brom khan, HNO3 đặc/H2SO4 đặc , hiđro, oxi, dung dịch KMnO4.
C. HNO3 đặc/H2SO4 đặc, hiđro, oxi, KMnO4, nước clo.
D. Dung dịch brom, HNO3 đặc/H2SO4 đặc đặc, oxi, dung dịch KMnO4.
Câu 14: Phát biểu nào về tính chất vật lý của naphtalen là sai?
A. Là chất rắn màu trắng. B. Thăng hoa ở nhiệt độ thường.
C. Có mùi băng phiến. D. Tan tốt trong nước.
Câu 15: Phát biểu đúng là:
A. Naphtalen không tham gia phản ứng thế.
B. Naphtalen tham gia phản ứng thế dễ hơn phản ứng cộng.
C. Naphtalen không tham gia phản ứng cộng.
D. Naphtalen bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4.
A. Làm mất màu dung dịch brom. B. Làm mất màu dung dịch KMnO4.
C. Tham gia phản ứng trùng hợp. D. Tác dụng với dung dịch NaOH.
Câu 17: Nhóm sản phẩm nào sau đây là của phản ứng giữa toluen với brom khan có bột sắt làm xúc tác?
1. o-bromtoluen 2. p-bromtoluen 3. benzyl bromua 4. etylbrombenzen
A. 1, 3. B. 2, 3.
C. 1, 4. D. 1, 2.
Câu 18: Toluen ngoài những tính chất hóa học tương tự benzen còn có thêm phản ứng
A. tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. làm mất màu dung dịch nước brom.
C. làm mất màu thuốc tím khi đun nóng.
D. cộng H2 vào mạch nhánh.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X cho CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ 1,75:1 về thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu được một thể tích đúng bằng thể tích 1,76 gam O2 trong cùng điều kiện. Ở nhiệt độ phòng X không làm mất màu dung dịch brom, nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. X là
A. stiren. B. toluen.
C. etylbenzen. D.p-xilen.
Câu 20: Chọn dãy nhóm thế có ảnh hưởng định hướng nhóm thế tiếp theo vào vị trí
ortho và para của vòng benzen:
C. –CH3, -NH2, -OH. D. –HSO3, -CN, -CH3.
Câu 21: Chọn dãy nhóm thế có ảnh hưởng định hướng nhóm thế tiếp theo vào vị trí meta
của vòng benzen:
A. –CN, -C2H5. B. –Cl, -OH.
C. –CH3, -NH2. D. –CN, -NO2.
Câu 22: Nguồn cung cấp benzen chủ yếu hiện nay là
A. nhựa than đá. B. hexan.
C. axetilen. D. xiclohexan.
Câu 23: Cho các chất sau: I/ C6H6, II/ C6H5NO2, III/ C6H5CH3.
Dãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần khả năng phản ứng thế với brom (xúc tác bột Fe) là:
A. I, II, III. B. III, I, II.
C. II, III, I. D. II, I, III.
Câu 24: Benzen, toluen, stiren và naphtalen đều có tính chất hóa học giống nhau là:
A. Có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.
B. Có thể làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
C. Bị oxi hóa bởi oxi không khí và tác dụng với brom khan ở điều kiện thích hợp.
D. Có phản ứng trùng hợp khi có xúc tác ở nhiệt độ và áp suất cao.
Câu 25: Cho dãy các chất: metan, etilen, axetilen, vinylaxetilen, benzen, stiren, toluen. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
Câu 26: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đậm đặc để điều chế nitrobenzen. Nếu dùng 0,5 tấn benzen và hiệu suất phản ứng là 78% thì thu được khối lượng nitrobenzen là
A. 1,23 tấn. B. 0,615 tấn. C. 6,15 tấn. D. 12,3 tấn.
Câu 27: Một mẫu naphtalen có lẫn tạp chất là chất rắn không tan trong nước và không bay hơi. Đun nóng 5 gam hỗn hợp cho đến khi không còn chất nào bay hơi thêm nữa thì còn lại 0,5 gam chất rắn trong ống nghiệm. Phần trăm khối lượng naphtalen trong mẫu trên là
A. 49%. B. 98%.
C. 90%. D. 48%.
Câu 28: Dầu mỏ là hỗn hợp của hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại:
A. Anken, ankan. B. Ankan, xicloankan, aren.
C. Xicloankan, aren. D. Ankan, ankin, ankađien.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
a) Dầu mỏ là hỗn hợp các hiđrocacbon khác nhau. b) Khí thiên nhiên có thành phần chính là khí etan.
c) Chưng cất thường chỉ có thể tách được dầu mỏ thành các phân đoạn dầu mỏ có nhiệt độ sôi gần bằng nhau.
d) Chưng cất thường có thể tách được dầu mỏ thành các phân đoạn chứa các hiđrocacbon