Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh techcombank hải phòng (Trang 73 - 76)

:

1.2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại

Nguyên nhân chủ quan.

- Các chính sách của ngân hàng còn nhiều bất ổn đặc biệt là chế độ lƣơng thƣởng cho nhân viên chƣa hợp lý. Quy trình tín dụng, công tác thẩm định còn ít linh hoạt, thiếu sáng tạo.

- Trình độ phân tích của cán bộ thẩm định chƣa toàn diện. Khả năng phân tích kỹ thuật của dự án và phân tích thị trƣờng của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trƣờng liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Đây là yêu cầu khó đối với cán bộ tín dụng vì phần lớn không đƣợc đào tạo chuyên sâu toàn diện lĩnh vực này. Vấn đề nữa là công tác phân tích tình hình tài chính của đơn vị vay vốn chƣa đƣợc coi trọng.

Phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích đánh giá trên phƣơng diện kinh tế tài chính của dự án nhƣng nguồn số liệu, cơ sở phân tích chủ yếu đƣợc lấy từ các báo cáo của đơn vị vay vốn với độ tin cậy không cao, chƣa đƣợc xác nhận của cơ quan kiểm toán.

- Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chƣa rộng rãi do chứ có sự hiểu biết về nhau nhiều, các thông tin về thị trƣờng và khách hàng còn thiếu và chƣa thƣờng xuyên. Công tác marketing chƣa thu hút đƣợc đông đảo khách hàng. Đôi khi ngân hàng còn quá tin tƣởng vào các khách hàng quen thuộc mà quên rằng nếu họ luôn đƣợc các ngân hàng khác chào mời thì ngân hàng có thể mất khách. Chính vì vậy ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích khách hàng thƣờng xuyên.

Nguyên nhân khách quan

- Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

- Các doanh nghiêp không có các dự án khả thi: Khi đi vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có dự án khả thi đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, thẩm định và phân tích một cách chính xác. Nhƣng trong thực tế một số DN có ý tƣởng làm ăn lớn nhƣng không lập đƣợc kế hoạch bằng bảng biểu theo yêu cầu của ngân hàng.

- Doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp hợp pháp. Đối với các DN ngoài quốc doanh muốn đi vay phải có tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn ngoài dự kiến. Hiện nay, chủ yếu các DN thế chấp bằng tài sản cố định hoặc bất động sản nhƣng việc xác định giá trị thực tế của các tài sản còn gặp nhiều khó khăn, độ chính xác thấp, các văn bản quy định có liên quan còn chƣa đồng bộ.

- Hiện nay, các ngành sản xuất trong nƣớc phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập. Chính sách kinh tế vĩ mô đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới hoàn thiện nên các DN không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không đủ điều kiện vay ngân hàng. Ngoài ra do sự chuyển giao công nghệ, nhiều DN đầu tƣ hàng chục tỷ đồng để nhập dây truyền sản xuất hiện

đại nhƣng do không đủ trình độ xác định nên mua dây truyền lạc hậu hoặc đƣa vào sản xuất chƣa kịp thời thu hồi vốn thì trên thị trƣờng đã tràn ngập mặt hàng đó với chất lƣợng cao hơn dẫn đến dự thu lỗ trong kinh doanh của DN.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK HẢI

PHÒNG

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh techcombank hải phòng (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)