Xu hướng biến động tình hình cho vay tại chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho (Trang 67 - 94)

Để dự báo doanh số cho vay và vốn huy động trước hết ta thực hiện bước 1 là vẽ biều đồ miêu tả xu hướng biến động của 2 hiện tượng này.

Bước 1: Vẽ biểu đồ để xác định hàm số miêu tả biến động của doanh số cho vay và vốn huy động.

Bảng 12: Vốn huy động của Ngân hàng từ 1/2005 – 12/2007 STT Vốn huy động (yi) (Triệu đồng) ti yiti ti 2 1 1.742 -35 -60.970 1.225 2 3.548 -33 -117.084 1.089 3 2.140 -31 -66.340 961 4 3.148 -29 -91.292 841 5 3.011 -27 -81.297 729 6 2.446 -25 -61.150 625 7 2.692 -23 -61.916 529 8 6.031 -21 -126.651 441 9 4.212 -19 -80.028 361 10 2.264 -17 -38.488 289 11 1.789 -15 -26.835 225 12 2.454 -13 -31.902 169 1 4.327 -11 -47.597 121 2 2.652 -9 -23.868 81 3 3.572 -7 -25.004 49 4 5.246 -5 -26.230 25 5 2.340 -3 -7.020 9 6 2.576 -1 -2.576 1 7 4.332 1 4.332 1 8 2.265 3 6.795 9 9 1.976 5 9.880 25 10 2.816 7 19.712 49 11 3.657 9 32.913 81 12 5.732 11 63.052 121 1 4.451 13 57.863 169 2 4.737 15 71.055 225 3 4.931 17 83.827 289 4 3.456 19 65.664 361 5 3.163 21 66.423 441 6 3.757 23 86.411 529 7 3.021 25 75.525 625 8 4.333 27 116.991 729 9 3.899 29 113.071 841 10 3.577 31 110.887 961 11 3.486 33 115.038 1.089 12 9.679 35 338.765 1.225 Tổng 129.458 0 461.956 15.540

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT TP Mỹ Tho)

Bảng 13: Doanh số cho vay của Ngân hàng từ 1/2005 – 12/2007

STT Doanh số cho vay (yi)

(Triệu đồng) ti yiti ti 2 1 3.410 -35 -119.350 1.225 2 4.977 -33 -164.241 1.089 3 6.039 -31 -187.209 961 4 6.010 -29 -174.290 841 5 3.868 -27 -104.436 729 6 6.129 -25 -153.225 625 7 4.709 -23 -108.307 529 8 3.442 -21 -72.282 441 9 5.184 -19 -98.496 361 10 4.302 -17 -73.134 289 11 5.695 -15 -85.425 225 12 5.545 -13 -72.085 169

2 5.070 -9 -45.630 81 3 7.005 -7 -49.035 49 4 5.627 -5 -28.135 25 5 7.882 -3 -23.646 9 6 7.906 -1 -7.906 1 7 6.296 1 6.296 1 8 6.991 3 20.973 9 9 6.187 5 30.935 25 10 5.210 7 36.470 49 11 6.238 9 56.142 81 12 5.890 11 64.790 121 1 6.944 13 90.272 169 2 4.081 15 6.1215 225 3 5.785 17 98.345 289 4 5.495 19 104.405 361 5 7.536 21 158.256 441 6 5.344 23 122.912 529 7 7.401 25 185.025 625 8 8.308 27 224.316 729 9 5.611 29 162.719 841 10 5.760 31 178.560 961 11 5.981 33 197.373 1.089 12 6.414 35 224.490 1.225 Tổng 210.576 0 387.318 15.540

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT TP Mỹ Tho)

Bước 2: Xác định các tham số của hàm số. Biểu đồ có xu hướng tăng

dần để đơn giản em sử dụng hàm số đường thẳng để miêu tả xu hướng biến động của cả 2 hiện tượng. Hàm số đường thẳng có dạng ŷ = b0 + b1t với bo, b1 được tính theo công thức ở chương 2.

Từ công thức ta tính được b0 và b1 của doanh số cho vay và vốn huy động.

Doanh số cho vay: bo= 5.849; b1 = 25 Vốn huy động: bo = 3.596; b1 = 30

Vậy hàm số mô tả biến động doanh số cho vay của Ngân hàng thời kỳ từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 12 năm 2006 là: ŷ = 5.849 + 25t

Hàm số mô tả biến động của vốn huy động là: ŷ = 3.596 + 30t.

Bảng 14: Dự báo doanh số cho vay và vốn huy động năm 2008

ĐVT: Triệu đồng

Tháng Doanh số cho vay Vốn huy động Chênh lệch

1 6.774 4.706 2.068 2 6.824 4.766 2.058 3 6.874 4.826 2.048 4 6.924 4.886 2.038 5 6.974 4.946 2.028 6 7.024 5.006 2.018

8 7.124 5.126 1.998 9 7.174 5.186 1.988 10 7.224 5.246 1.978 11 7.274 5.306 1.968 12 7.324 5.366 1.958 Tổng 84.588 60.432 24.156

Qua bảng 14 ta thấy doanh số cho vay luôn lớn hơn nguồn vốn huy động, để bù đắp các khoản thiếu hụt đó Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ cấp trên với chi phí cao sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần đưa ra các biện pháp tích cực hơn để tăng nguồn vốn huy động. Vừa giúp Ngân hàng hạn chế phụ thuộc vào Ngân hàng cấp trên vừa giúp Ngân hàng tăng lợi nhuận.

Nhu cầu vay vốn của người dân ở các tháng trong năm không có biến động mạnh cũng như nguồn tiền gửi, thường chỉ có vào các tháng đầu năm (tháng 1 – tháng 6) lượng vốn thiếu hụt nhiều. Khách hàng vay vốn chủ yếu của Ngân hàng ở lĩnh vực nông nghiệp nên vào các tháng này thường khách hàng vay để đầu tư cải tạo vuờn tạp, mua máy móc thiết bi, giống cây trồng, vật nuôi...,ngoài ra còn một số đông vay sửa chửa, xây nhà. Trong khi đó nguồn vốn huy động vào các tháng này lại tăng chậm những người có tiền tiết kiệm họ cũng để dành để chi tiêu, do đó lượng vốn thiếu hụt tăng vào các tháng này. Vì vậy Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nửa công tác huy động vốn, có thể đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích người dân gửi tiền thay vì để dành chi tiêu.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG.

5.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm từ 2005-2007

+ Đối với công tác huy động vốn: Hiện nay nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp và không đạt mức kế hoạch cấp trên giao, không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hàng năm Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên với chi phí cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng cần có chính sách để tăng nguồn vốn huy động.

+ Đối với công tác cho vay:

Qua bảng 3 ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (chiếm từ 54%-64% ) trong tổng doanh số cho vay điều này góp phần làm giảm rủi ro cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, xây dưng mới, mở rộng trang trại càng nhiều thì nhu cầu vốn trung_dài hạn là thật sự cần thiết do đó Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với cho vay trung_dài hạn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Qua bảng 4 ta thấy, chỉ có doanh số cho vay ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến là tăng qua 3 năm nhất là ngành nông nghiệp luôn

chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay tại chi nhánh (dao động từ 50%-63%), trong đó tỷ trọng chăn nuôi chiếm đa số (80%). Điều này phù hợp với định hướng kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp. Mặc dù nợ xấu ngành nông nghiệp có xu hướng giảm qua 3 năm nhưng nông nghiệp luôn chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên nhiên như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thường diễn biến bất thường gây ra hậu quả nặng nề đối với đời sống của người dân đồng thời các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp như khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và tiêu thụ sản phẩm chưa triển khai mạnh mẽ dẫn đến nông dân thường gặp rủi ro và sức cạnh tranh nông sản trên thị trường hàng hoá thấp. Nông dân giảm thu nhập, khó hoặc không có khả năng trả nợ làm ảnh hưởng đế công tác thu nợ Ngân hàng. Vì vậy để phân tán rủi ro Ngân hàng cần tăng nhiều hơn nữa doanh số cho vay đối với những ngành đang dần dần phát triển ở địa phương như ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Qua bảng 4 cũng cho ta thấy doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ giảm mạnh trong năm 2007, từ 5.041 triệu đồng năm 2006 xuống còn 200 triệu đồng vào năm 2007, dẫn đến dư nợ của ngành này trong năm 2007 giảm mạnh ( Bảng 8 ). Điều này chứng tỏ Ngân hàng chưa mở rộng đầu tư tín dụng với những khách hàng mới về lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chỉ cho vay đối với những khách hàng truyền thống. Vì vậy dẫn đến doanh số cho vay thấp và người dân sẽ không có vốn để kinh doanh.

+ Đối với công tác thu nợ:

Tuy Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ nhằm giảm thiểu nợ xấu nhưng trong 3 năm qua nợ xấu vẫn còn cao, nhất là năm 2005 và 2006 và nợ xấu trong cho vay trung_ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (92%) trong tổng nợ xấu. Qua bảng 9 ta thấy năm 2005 tổng nợ xấu là 1.875 triệu đồng, trong đó nợ xấu trung_dài hạn là 1.730 triệu đồng, sang năm 2006 tổng nợ xấu là 1.703 triệu đồng, trong đó nợ xấu trung_dài hạn là 1.577 triệu đồng, sang năm 2007 tổng nợ xấu là 1.601 triệu đồng, nợ xấu trung_dài hạn chiếm 1.457 triệu đồng. Tuy nhiên nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm đã có xu hướng giảm dần. Qua bảng 10 ta thấy nợ xấu nhiều nhất ở ngành thương nghiệp, dịch vụ và ngành khác với tỷ trọng từ 16%-43%. Bên cạnh đó nợ xấu vẫn còn tồn động trong ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành

công nghiệp chế biến. Chỉ có ngành thương mại dịch vụ tại chi nhánh trong 3 năm qua không phát sinh nợ xấu.

Ngoài ra trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh hiện nay còn một số khó khăn cần khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh:

 Địa bàn cho vay rộng lớn, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 2,3 Phường xã với gần 1000 món vay nên các cán bộ tín dụng không có thời gian thẩm định đầy đủ, kỷ càng, chính xác. Trong khi khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất trong công tác tín dụng. Thậm chí chúng ta không chỉ thẩm định hay đánh giá phương án sản xuất kinh doanh mà còn phải thẩm định nhiều yếu tố khác như uy tín, độ tin cậy của khách hàng từ báo chí, từ các đối tác làm ăn của khách hàng, có nơi cán bộ thực hiện còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của khách hàng, đồng thời cũng chính do số lượng cán bộ tín dụng ít nên không có thời gian kiểm tra quá trình khách hàng sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng để có bịên pháp khắc phục kịp thời. Không ít khách hàng khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn thực sự được sử dụng đúng mục đích phần khác sử dụng cho việc mua sắm tiêu dùng do đó khi đến hạn khách hàng không có khả năng thanh toán cho Ngân hàng. Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định. Bên cạnh đó, ở lĩnh vực nông nghiệp thì hoạt động tổ chức đoàn thể ở nông thôn có lúc có nơi chưa tích cực để hỗ trợ nông dân thông qua tổ nhóm như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, các dịch vụ khác hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng vốn vay có hiệu quả. Tổ chức đoàn thể xã hội và Ngân hàng chưa có sự gắn kết chặt chẽ để quản lí và sử dụng vốn vay nhằm mở rộng cơ sở tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn vay.

 Ngân hàng chưa có các chính sách Marketing điều tra nhu cầu và thăm dò ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn Ngân hàng.

 Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Mỹ Tho trên địa bàn có nhiều Ngân hàng thương mại, thị trường kinh doanh đã được

phân định, vấn đề thu hút khách hàng mới thật sự có khó khăn trong điều kiện sản phẩm và cơ chế vận hành chưa đảm bảo tính thuận lợi và tiện ích cao cho khách hàng.

 Trong xu thế hội nhập hiện nay khi mà các Ngân hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam thì nhu cầu nhân tài của các Ngân hàng này là rất cao, chi nhánh Ngân hàng NHNo & PTNT thành phố Mỹ Tho đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lôi kéo nhân lực từ các Ngân hàng khác. Trước thực trạng khan hiếm người giỏi trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng trên thị trường lao động ở Việt Nam khi các Ngân hàng nước ngoài đầu tư vào những khu vực còn nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như thành phố Mỹ Tho thì khả năng cạnh tranh còn diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Những người tài năng trở thành mục tiêu săn đuổi của các Ngân hàng ngoại và một số Ngân hàng nội. Họ sẳn sàng bỏ ra chi phí lớn để thu hút về phía mình nguồn nhân tài này. Cũng có một số trường hợp người giỏi đã được hưởng lương cao, môi trường làm việc thuận lợi, có cơ hội thăng tiến….song họ vẫn ra đi. Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp tránh để tình trạng ấy xãy ra.

5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

5.2.1. Đối với công tác huy động vốn

Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và Nhà Nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã đáp ứng phần lớn cho công tác cho vay, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt

có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn làm cho công tác huy động vốn của chi nhánh có nhiều khó khăn hơn. Muốn thu hút vốn huy động Ngân hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau:

- Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân rất có ý nghĩa đối với Ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng, tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh do lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, từ đó sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng như cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc giảm chi phí mở tài khoản để qua đó Ngân hàng có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản. Phân định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống để tập trung vận động hoặc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.

- Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là khoản tiền đã xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó tạo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng, cho phép Ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Để thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn đối với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thường xuyên theo dõi sự biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho (Trang 67 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w