Hạn mức bao thanh toán bên bán hàng
Định nghĩa:
Bao thanh toán bên bán hàng là hình thức cấp tín dụng cho bên
bán hàng bằng cách mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng theo hợp đồng đã ký kết (theo quy định pháp luật).
Phương pháp này thích hợp đối với các doanh nghiệp có hợp
đồng đầu ra và xuất hoá đơn thường xuyên.
Hướng dẫn cấp hạn mức bao thanh toán bên bán hàng:
Bước 01: Thẩm định tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh
của khách hàng, so sánh với tiêu chí cấp hạn mức bao thanh toán bên bán hàng phải đạt theo quy định ACB.
Hạn mức bao thanh toán bên bán hàng
Hạn mức bao thanh toán bên bán hàng
Bước 02: Thẩm định nhu cầu bao thanh toán bên bán hàng:
+ Phân tích khoản phải thu của khách hàng, xác định nhu cầu phải trả bình quân đối với từng khách hàng bên mua.
+ Chọn lọc bên mua hàng đã được cấp hạn mức bao thanh toán bên mua (theo danh sách công bố của Bộ phận bao thanh toán trong từng thời kỳ) và xác định hạn mức còn được sử dụng cho bao thanh toán là bao nhiêu.
+ Thu thập hợp đồng mua bán đối với bên mua đã chọn lọc để đói chiếu phương thức mua bán, phương thức thanh toán….
Hạn mức bao thanh toán bên bán hàng
Hạn mức bao thanh toán bên bán hàng
Bước 03: Đề xuất (giả định khách hàng thoả tất cả các điều kiện
cấp tín dụng như: tình hình tài chính & hiệu quả hoạt động&tài sản bảo đảm…..):
• Cấp hạn mức bao thanh toán bên bán hàng.
• Số tiền : Theo nhu cầu thực tế đã thẩm định. • Thời hạn : Thời hạn cấp hạn mức bao thanh toán.
• Mục đích : bao thanh toán đối với các bên mua hàng
như sau: Công ty A ( số tiền), Công ty B (số tiền)…
Lưu ý: Bên mua hàng phải thuộc danh sách được ACB cấp hạn
mức bao thanh toán bên mua hàng (theo danh sách công bố từng thời kỳ).
Hạn mức bao thanh toán bên bán hàng
Hạn mức bao thanh toán bên bán hàng
Ví dụ: Nhu cầu VLĐ của DN dự kiến là 01 tỷ đồng. Vốn tự có tài
trợ 500Trđ, nhu cầu vay 500 Trđ. DN có HĐ bán hàng thường xuyên cho bên mua hàng như: Metro, BigC, Kinh Đô. Khoản phải thu bình quân được thẩm định như sau: Siêu thị Metro 150Trđ; Siêu thị BigC : 180 Trđ; Cty Kinh Đô 170Trđ.
Giả định khách hàng thoả hết tất cả các tiêu chí cấp tín dụng còn
lại, nhân viên thẩm định có thể xem xét đề xuất cấp HM Bao thanh toán cho bên bán hàng như sau:
• Số tiền : 500 triệu đồng; trong đó: • Thời hạn : 12 tháng.
• Mục đích : Thực hiện BTT đối với các bên mua như sau:
Metro Cash&Carry : 150 triệu đồng; Siêu thị BigC : 180 triệu đồng;
Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu
Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu
Sản phẩm này chủ yếu dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu theo
các phương thức thanh toán được ngân hàng chấp nhận chiết khấu.
Công thức:
Hạn mức chiết khấu bộ chứng từ = Doanh thu xuất khẩu dự kiến
(theo phương thức thanh toán được ACB chấp thuận chiết khấu) x Tỷ lệ chiết khấu theo quy định ACB /Vòng quay vốn lưu động.
Doanh thu xuất khẩu dự kiến =Doanh thu thuần dự kiến x Tỷ trọng
doanh số xuất khẩu dự kiến.
Tỷ trọng xuất khẩu năm trước = Doanh thu xuất khẩu năm
trước/Doanh thu thuần năm trước”.
Ghi chú: tỷ trọng doanh số xuất khẩu dự kiến trên cơ sở thẩm định
Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu
Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu
Ví dụ minh hoạ: Doanh nghiệp A có doanh số xuất khẩu dự kiến
năm kế tiếp là 10.000.000USD. Trong đó, phương thức thanh toán L/C chiếm 60%, còn lại là T/T trả sau 60 ngày. Vòng quay vốn bình quân 06 vòng/năm. DN đề nghị cấp hạn mức chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu (BCTXK) L/C 600.000USD.
Thẩm định thực tế: Phù hợp số liệu DN cung cấp. Tỷ lệ chiết khấu theo quy định: 90%BCTXK.
Hạn mức CK L/C = (10.000.000USD x 60% x 90%)/06 vòng =
900.000USD.
Nhận xét: Nhu cầu chiết khấu BCTXK L/C khoảng 900.000USD,
do đó đề nghị cấp hạn mức chiết khấu L/C 600.000USD (hoặc VND tương đương) là hợp lý.