II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
2: Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Biết các thành viên và công việc của
họ trong nhà trường.
Cách tiến hành
Bước 1: làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS quan sát tranh trang 34, 35 và nói tên từng người có trong các hình ; nói về công việc của họ.
Bước 2: Làm việc với cả lớp.
- Gọi đại diện các nhóm nói trước lớp. - Nhận xét, đánh giá
* Kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS lắng nghe
- Các nhóm quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc:
+ HS quan sát và thảo luận
+ Nói về công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Bức tranh thứ nhất vẽ hình cô hiệu trưởng, cô là người quản lý, lãnh đạo nhà trường.
- Bức tranh thứ hai vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức. Trực tiếp dạy học.
- Vẽ bác bảo vệ, có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trường lớp, HS, bảo đảm an ninh và là người đánh trống của nhà trường.
- Vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khoẻ cho tất cả HS.
- Vẽ bác lao công. Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch
thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy, cô giáo, HS và cán bộ công nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lý nhà trường, thầy cô giáo dạy HS. Bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp. Bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây cối.
Hoạt động 2: Nói về các thành viên và công
việc của họ trong trường mình.
Mục tiêu: Biết giới thiệu các thành viên trong
trường của mình và biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
Cách tiến hành Bước 1:
- Đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận nhóm: + Trong trường mình có những thành viên nào? + Tình cảm và thái độ của em dành cho những thành viên đó.
+ Để thể hiện lòng kính trọng và yêu quý các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì?
Bước 2:
- Bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết.
* Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
Hoạt động 3: Trò chơi đó là ai? Mục tiêu: Củng cố bài
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS cách chơi:
Gọi HS A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó lấy 1 tấm bìa gắn vào lưng của HS A (HS A không biết trên tấm bìa viết gì).
Các HS sẽ được nói thông tin như: Thành viên đó thường làm gì? Ở đâu? Khi nào? Bạn làm gì để biết ơn họ? Phù hợp với chữ viết trên tấm bìa.
đẹp.
- HS hỏi và trả lời trong nhóm những câu hỏi GV đưa ra.
- HS nêu. - HS tự nói.
- Xưng hô lễ phép, biết chào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học thật tốt, . . .
- 2, 3 HS lên trình bày trước lớp. - Lắng nghe
- HS lắng nghe
- VD: Tấm bìa viết “Bác lao công” thì HS dưới lớp có thể nói:
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Thường làm ở sân trường hoặc vườn trường.
- Thường dọn vệ sinh trước hoặc mỗi buổi học.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS tiếp nối kể các thành viên trong nhà trường.
- Chuẩn bị: Phòng tránh ngã khi ở trường.
- HS A phải đoán: Đó là bác lao công. - Nếu 3 HS khác đưa ra thông tin mà
HS A không đoán ra người đó là ai thì sẽ bị phạt: HS A phải hát 1 bài. Các HS khác nói thay không thì cũng sẽ bị phạt.
Tiết 3 Tập làm văn
Bài: KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU I. Mục tiêu
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1).
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà ( BT2). Biết lập thời gian biểu ( nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày BT3).
* GDBVMT: GD ý thức bảo vệ các loài động vật. - KNS: Giáo dục HS có kĩ năng quản lí thời gian. II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa các con vật nuôi trong nhà.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
A. Khởi độngB. Bài cu : B. Bài cu :
- Gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu từng em đọc bài viết của mình về anh chị em ruột hoặc anh chị em họ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới
1: Giới thiệu:
Trong giờ Tập làm văn các em sẽ học cách nói lời khen ngợi, thực hành về một vật nuôi trong nhà mà em biết và viết thời gian biểu cho buổi tối hằng ngày.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc cả câu mẫu.
- Ngoài câu mẫu Đàn gà mới đẹp làm sao! Bạn nào còn có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Đọc bài.
- Nói: Đàn gà đẹp quá!/ Đàn gà thật là đẹp!
gà?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Khi HS nói, GV ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các câu đúng đã ghi bảng.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu một số em nêu tên con vật mình sẽ kể. Có thể có hoặc không có trong bức tranh minh họa.
- Gọi 1 HS đọc mẫu: Có thể đặt câu hỏi gợi ý cho em đó kể: Tên con vật em định kể là gì? Nhà em nuôi nó lâu chưa? Nó có ngoan không, có hay ăn chóng lớn hay không? Em có hay chơi với nó không? Em có quý mến nó không? Em đã làm gì để chăm sóc nó? Nó đối xử với em thế nào?
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
- Gọi một số đại diện trình bày và cho điểm.
* GD ý thức bảo vệ các loài động vật. Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS khác đọc lại Thời gian biểu của bạn Phương Thảo.
- Yêu cầu HS tự viết sau đó đọc cho cả lớp nghe.
- Hoạt động theo cặp.
a) Chú Cường khỏe quá!/ Chú Cường mới khỏe làm sao!/ Chú Cường thật là khỏe!/
b) Lớp mình hôm nay sạch quá!/ Lớp mình hôm nay thật là sạch!/ Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!/
c: Bạn Nam học giỏi thật!/ Bạn Nam hoc giỏi quá!/ Bạn Nam học mới giỏi làm sao!/
- Đọc đề bài.
- 5 đến 7 em nêu tên con vật. - 1 HS khá kể. Ví dụ:
Nhà em nuôi một chú mèo tên là Ngheo Ngheo. Chú ở nhà em đã được 3 tháng rồi. Ngheo Ngheo rất ngoan và bắt chuột rất giỏi. Em rất quý Ngheo Ngheo và thường chơi với chú những lúc rảnh rỗi. Ngheo Ngheo cũng rất quý em. Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em,…
- 3 HS lập thành 1 nhóm kể cho nhau nghe và chỉnh sửa cho nhau.
- 5 đến 7 HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Đọc bài.
Theo dõi và nhận xét bài HS. 3. Củng cố – Dặn dò : - Tổng kết chung về giờ học. - Dặn dò HS về nhà quan sát và kể thêm về các vật nuôi trong nhà. - Chuẩn bị: Ngạc nhiên, thích thú. Lập TGB. - Một số em đọc bài trước lớp. Tiết Mĩ thuật Bài 16: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO Nặn Con Vật I.Mục tiêu:
- Hiểu cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật. - Biết cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật. - Nặn hoặc vẽ, xé dán được một con vật theo ý thích. -Có ý thức chăm sóc vật nuôi
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án , SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh ảnh một số con vật có hình dáng màu sắc khác nhau. - Hình hướng dẫn cách vẽ.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
2. Học sinh:
- SGK , vở thực hành, bút chì , màu vẽ.
III.các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Quan sát ,nhận xét .
- Gv giới thiệu hình ảnh các con vật và gợi ý để hs nhận biết.
+ Trong tranh có những con vật gì?
+ Các con vật này có sự khác nhau như thế nào? + Ngoài các con vật này ra các em còn biết những con vật gì khác?
+ Con vật có những bộ phận gì? + Con vật có những màu gì? +Em sẽ nặn con vật nào?
+Nêu hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật em
định nặn?
- Hs đặt đồ dùng học tập trên bàn. - Lắng nghe.
Quan sát .
+ Con gà,mèo, trâu bò,… - Trả lời.
+ Con vịt, thỏ……
+ Có đuôi, đầu, mình, chân…. + Màu đen, trắng, đỏ….. - Trả lời