Phân tích hoạt động 1 Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu tăng cường công tác quản lý nợ xấu tại nhno& ptnt việtnam – chi nhánh quận cẩm lệ, đà nẵng (Trang 33 - 36)

- Môi trường pháp lý

2.1.3.2.Phân tích hoạt động 1 Hoạt động huy động vốn

2.1.3.2.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và là tài nguyên quan trọng bậc nhất của bất kể một ngân hàng nào. Sự tăng trưởng của nó có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn 2009 – 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

1. Tiền gửi TCKT 40,000 5.70% 45,000 5.35% 30,000 3.13% 5,000 11.11% (15,000) 33.33% TCKT 40,000 5.70% 45,000 5.35% 30,000 3.13% 5,000 11.11% (15,000) 33.33% 2. Tiền gửi kho bạc 70,000 9.98% 60,000 7.14% 40,000 4.17% (10,000) -16.67% (20,000) 33.33% 3. Tiền gửi TCTD 501 0.07% 400 0.05% 500 0.05% (101) -25.25% 100 -25.00% 4. Tiền gửi

của dân cư 591,000 84.25% 735,000 87.46% 888,300 92.65% 144,000 19.59% 153,300 -20.86%

Tổng 701,501 100% 840,400 100% 958,800 100% 138,899 16.53% 118,400 -14.09%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Q.Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng qua 3 năm 2009-2011)

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy :

Tổng nguồn vốn huy động được của năm 2011 là 958.800 triệu đồng, tăng 138.899 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14.09% so với năm 2010.

Biểu đồ 2.2: Doanh số tiền gửi của dân cư tại chi nhánh trong năm 2009-2011

Trong tổng nguồn vốn huy động được thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2011 đạt 888,330 triệu đồng (chiếm 92.65%), tăng 153,300 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.86% so với năm 2010. Tương tự như vậy số tiền huy động được từ khoản mục này của năm 2009 là 591,000 triệu đồng lên 735,000 triệu đồng vào năm 2010. Đây là khoản mục có con số tăng trưởng mạnh và đạt tỷ lệ cao nhất trong các nhóm doanh số tiền gửi. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh đã phát triển thêm

nhiều điểm giao dịch mới nên đa nâng được thị phần huy động vốn, bên cạnh đó một phần là do chính sách giải tỏa để xây dựng Dự án Khu du lịch sinh thái Hòa Xuân và Khu dân cư E,F (Hòa Xuân) vào đầu tháng 11/2011 nên người dân đã nhận được số tiền đền bù khá lớn, họ tạm thời gửi khoản tiền đền bù này vào ngân hàng để sinh lãi khi chưa có những chổ đầu tư thích hợp và an toàn hơn, dẫn đến số tiền huy động vốn của chi nhánh tăng lên.

Nếu sự gia tăng của tiền gửi dân cư ở chi nhánh trong khoản thời gian từ năm 2009-2011 là mạnh thì tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi kho bạc lại gia tăng không đáng kể, thậm chí là còn sụt giảm vào từng thời kì.

Biểu đồ 2.3: Doanh số tiền gửi của tổ chức tín dụng trong năm 2009-2011

Đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế thì ta có thể thấy được là vào năm 2010 số tiền huy động từ khoản mục này chỉ tăng 5,000 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,50%. Đến năm 2011 thì số tiền huy động được lại sụt giảm đi 15,000 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm huy động vốn từ khoản mục này 33.33%. Giải thích cho hiện tượng này là mặc dù trên địa bàn có nhiều nghiệp và các hộ kinh tế đang hoạt động nhưng trong quá trình kinh doanh thì nguồn vốn lại không dư để có thể gửi vào ngân hàng mà đa phần dùng vào hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc các mục đích khác. Thứ hai nữa là do sự liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp vẫn chưa được tốt, ngân hàng vẫn chưa thực hiện tốt khâu tiếp thị về các dịch vụ thanh toán thông qua ngân hàng của mình, một phần cũng là do thói quen tiêu dùng của người dân thích sử dụng tiền mặt để thanh toán trong các hoạt động mua sắm và kinh doanh. Để khắc phục điều này thì ngân hàng nên mở rộng

quản bá và tiếp thị cũng như sử dụng các chương trình khuyến mãi đối với các dịch vụ liên quan đến thanh toán qua ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn từ các đối tượng này.

Biểu đồ 2.4: Doanh số tiền gửi của tổ chức kinh tế và kho bạc tại chi nhánh trong năm 2009- 2011

Đối với khoản tiền gửi kho bạc thì vào cả năm 2010 và 2011 số tiền huy động được đều sụt giảm so với năm trước. Cụ thể là vào năm 2010 số tiền huy động được là 60,000 triệu đồng, giảm 10,000 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ giảm 14.29% so với năm 2009. Vào năm 2011 thì số tiền huy động được là 40,000 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 20,000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm so với năm 2010 là 33.33%. Sở dĩ số tiền huy động được từ khoản muc này giảm là do Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ và các Ngân hàng thương mại cũng không thiếu vốn đến mức phải dùng đến nguồn vốn này vì việc sử nguồn vốn này tuy an toàn và lãi suất hoàn trả thấp nhưng lại là con dao hai lưỡi, có ảnh hưởng hệ lụy lâu dài đối với các ngân hàng thương mại sau này…

Một phần của tài liệu tăng cường công tác quản lý nợ xấu tại nhno& ptnt việtnam – chi nhánh quận cẩm lệ, đà nẵng (Trang 33 - 36)