Để nghiên cứu về hoạt động của hiện tượng Phơn khu vực miền Trung, Việt Nam, khóa luận đã sử dụng số liệu nhiệt độ cực đại ngày và độ ẩm tương đối cực tiểu ngày của 3 trong 13 trạm khu vực Bắc Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 – 2007. Phân bố các trạm được minh họa ở các bản đồ sau:
21 a)
b)
Hình 2.1: Mạng lưới các trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ(a) và Trung Trung Bộ(b)
22 Danh mục các trạm:
Bảng 2.1: Các trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ
TT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ Độ cao (m)
1 Hồi Xuân 105,1 20,367 102,2 2 Thanh Hóa 105,783 19,75 5 3 Tương Dương 104,467 19,267 96,1 4 Hà Tĩnh 105.900 18.350 2.8 5 Hương Khê 105.700 18.183 17.0 6 Kỳ Anh 106.267 18.100 2.8 7 Tuyên Hóa 106.017 17.883 27.1 8 Đồng Hới 106.600 17.483 5.7 9 Đông Hà 107.083 16.850 8.0 10 Vinh 105.683 18.667 5.1 11 Huế 107.583 16.433 10.4 12 A Lưới 107.283 16.217 572.2 13 Nam Đông 107.717 16.167 59.7
(Những trạm in đậm là những trạm dùng trong nghiên cứu)
Với số liệu được chọn là số liệu của những trạm điển hình, phân bố đồng đều và độ dài của chuỗi số liệu phải đồng nhất, có tính đại diện cho quy luật khí hậu [8]. Trong quá trình lấy số liệu, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên số liệu có thể bị thiếu sót, những số liệu như vậy được xử lý bằng cách lấy trung bình số học của hai giá trị liền kề hoặc của cả chuỗi số liệu[9].
23
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
Trên cơ sở chuỗi số liệu về nhiệt độ cực đại ngày và độ ẩm cực tiểu ngày, nghiên cứu đã xác định xu thế và mức độ biến đổi về ngày bắt đầu, ngày kết thúc, tổng số ngày, thời gian kéo dài, số nhịp, cường độ…của Phơn ở 3 trạm khí tượng điển hình khu vực Bắc Trung Bộ đó là trạm Vinh, trạm Hà Tĩnh và trạm Đồng Hới trong giai đoạn 1961-2007. Kết quả đạt đươc như sau: