Phương pháp phân tích xu thế

Một phần của tài liệu Xu thế biến đổi một số đặc trưng của Phơn khu vực miền Trung Việt Nam (Trang 25 - 26)

Phân tích xu thế là một trong những phương pháp thường được xét đến trong nghiên cứu biến đổi khí hậu. Từ chuỗi số liệu đã thu thập và xử lý về các đặc trưng của các yếu tố khí hậu, phương trình hồi quy tuyến tính một biến dạng x=a0+a1t được xác định, trong đó x là đặc trưng của các yếu tố khí hậu, còn t là thứ tự các năm, a0 và a1 là các hệ số hồi quy được xác định bởi:

20

= ̅ = 1 ̅ = 1

= ̅ − ̅

Với ̅ , ̅ , Sx, St, r tương ứng là trung bình số học và độ lệch chuẩn của x

và t, và hệ số tương quan tuyến tính giữa x và t.

Xu thế tăng giảm của các yếu tố khí hậu được xác định bởi dấu và giá trị tuyệt đối của hệ số góc a1 của phương trình hồi quy. Hệ số a1 dương (hoặc âm) cho biết xu thế tăng (hoặc giảm) của các yếu tố khí hậu trong giai đoạn đang xét. Đồng thời, giá trị tuyệt đối của hệ số a1 càng lớn có nghĩa mức độ biến đổi càng mạnh.

Trong nghiên cứu các đặc trưng của Phơn, đối với mỗi phương trình của từng đặc trưng thì dấu và giá trị tuyệt đối của hệ số góc a1 lại có những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như: đối với ngày bắt đầu mùa Phơn, hệ số góc a1 mang dấu dương (hoặc âm) cho biết xu thế tăng hoặc giảm của ngày bắt đầu, tức là ngày bắt đầu mùa Phơn càng sớm khi hệ số góc a1 mang dấu âm và ngược lại; đối với ngày kết thúc mùa Phơn, hệ số góc a1 mang dấu dương cho thấy mùa Phơn kết thúc muộn hơn và ngược lại; đối với tổng số ngày quan sát thấy Phơn, hệ số góc a1 mang dấu dương (hoặc âm) cho thấy số ngày quan sát thấy Phơn tăng (hoặc giảm)… Tuy từng đặc trưng mà xu thế tuyến tính lại mang một ý nghĩa nhất định.

Một phần của tài liệu Xu thế biến đổi một số đặc trưng của Phơn khu vực miền Trung Việt Nam (Trang 25 - 26)