Xây dựng thí điểm các mô hình Trung tâm sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015 (Trang 27 - 28)

Các địa phương rà soát lại quy hoạch diện tích trồng rau, hoa, quả trên địa bàn, phát triển sản xuất hợp lý trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu phát triển của từng địa phương, trước mắt xây dựng các mô hình thí điểm giải quyết đồng loạt các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ; áp dụng khoa học kỹ thuật canh tác và bảo quản tiên tiến, chú trọng phát triển mô hình sản xuất công nghệ cao, công nghệ sạch; tạo sản phẩm có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với số lượng ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ những mô hình thí điểm thành công, sẽ phát triển thành các vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa, quả phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng như: Miền Bắc (phát triển sản xuất rau, hoa, quả tại một số tỉnh ĐBSH và Trung du, Miền núi phía Bắc...); Miền Trung (phát triển sản xuất rau, hoa tại Đà Lạt, thanh long tại Bình Thuận...); Nam Bộ (phát triển sản xuất trái cây như xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi... tại các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL).

Để có được nguồn hàng rau, hoa, quả với khối lượng lớn, giá cả ổn định, đảm bảo chất lượng và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu,

bên cạnh việc phát triển sản xuất, các cấp các ngành cần quy hoạch lại cơ sở hạ tầng thương mại (kho tàng, cảng biển, bến bãi vận chuyển, trung tâm giao dịch, chợ...), nâng cấp và xây dựng mới các chợ đầu mối rau, hoa, quả, nông sản tại các khu vực trọng tâm của các vùng, các khu đô thị... và thành lập các Trung tâm trung chuyển và giao dịch rau, hoa, quả tươi tại những địa bàn thích hợp. Các chợ đầu mối và Trung tâm này sẽ là nơi giao dịch ký kết các hợp đồng mua bán và tập kết rau, hoa, quả tươi của các vùng lân cận để thực hiện các hợp đồng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; do đó, cần phải chọn các địa điểm thuận lợi về đường giao thông giao lưu giữa các vùng, gần các vùng sản xuất rau, hoa, quả chuyên canh lớn và các cửa khẩu biên giới, cảng biển... và có tiềm năng phát triển về lâu dài.

Trước mắt, có thể xem xét lựa chọn một số địa điểm để thành lập các Trung tâm như: + Tại cửa khẩu biên giới phía Bắc, thành lập Trung tâm trung chuyển và giao dịch rau, hoa, quả tại Lào Cai để tập kết, bảo quản và ký kết các hợp đồng xuất khẩu rau, hoa, quả sang thị trường Trung Quốc, nhằm giảm thiểu tình trạng hư hại sản phẩm hàng hoá và tránh nguy cơ bị ép cấp, ép giá.

+ Tại miền Trung thành lập Trung tâm trung chuyển và giao dịch rau, hoa, quả tươi tại Đà Lạt với chức năng tập kết, bảo quản các loại rau, hoa, quả từ các địa phương phía Nam dành để xuất khẩu.

+ Tại Nam Bộ, chọn một chợ đầu mối lớn kinh doanh mặt hàng trái cây tại thành phố Hồ Chí Minh để làm nơi thu gom, bảo quản, trung chuyển hàng hoá cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Để tạo thuận lợi cho việc xây dựng các mô hình thí điểm sản xuất - tiêu thụ rau, hoa, quả và các trung tâm trung chuyển và giao dịch rau, hoa, quả tươi, đề nghị Nhà nước xem xét áp dụng các chính sách khuyến khích như: Cấp đất với thời hạn sử dụng lâu dài; Hỗ trợ một phần cho việc phát triển cơ sở hạ tầng (mạng lưới điện, nước, đường giao thông...) và việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu (như nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tiêu, nhà lạnh, kho tàng, khu đóng gói hàng hoá...) cho các doanh nghiệp xây dựng mô hình thí điểm và trung tâm trung chuyển, giao dịch hàng hoá; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được phép vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị sản xuất, bảo quản, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp...; Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực với kỹ năng cao, đảm bảo sản xuất, bảo quản hàng hoá đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao nghiệp vụ giám sát đảm bảo VSATTP từ khâu trồng trọt, bảo quản đến tiêu thụ; Hỗ trợ các hoạt động quảng bá sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu...

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w