CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN VIỆC CẢI THIỆN NĂNG LỰC KINH
2.2. Các thách thức chủ yếu của toàn cầu hóa đến các nguồn lực kinh tế của Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội to lớn, Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo ra những thách thức và đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của một số ngành sản xuất trong nước khi cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài. Mở cửa và hội nhập làm giảm và xóa bỏ các rào cản về thương mại - đầu tư, tăng cường chuyển giao công nghệ và theo đó, sẽ có một dòng hàng hóa từ nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam. Dòng hàng hóa này sẽ cạnh tranh và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại một bộ phận các phân ngành sản xuất trên thị trường nội địa. Một số nhà sản xuất trong nước lâm vào tình trạng khó khăn trong cạnh tranh và có thể phải phá sản. Đối với thị trường hàng xuất khẩu cũng vậy, các ngành sản xuất các mặt hàng sử dụng lao động rẻ cũng gặp những khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng hóa của những nước cùng có những khó khăn khi cạnh tranh với hàng hóa của những nước cùng có những lợi thế về lao động rẻ và cơ cấu xuất khẩu giống như Việt Nam, chẳng hạn như hàng dệt may, da giầy của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Indonexia… hàng chế biến nông sản của Brazil, Thái Lan… Do bị cạnh tranh dữ dội trên thị trường quốc tế, một số ngành hàng của Việt Nan có thể bị đẩy ra khỏi các thị trường khu vực và quốc tế. Ngành dệt may là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là sau khi hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may bắt đầu được gỡ bỏ từ 1/1/2005.
Như vậy, bên cạnh những tác động tốt, hội nhập cũng có những tác động không tích cực tới sự phát triển của một số ngành công nghiệp, do đó, làm ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu và làm cho quá trình phát triển của Việt Nam có thể chậm hơn nếu không có những phản ứng chính sách phù hợp. Tuy nhiên do những ảnh hưởng có tính trực tiếp nên nó ngắn hạn, tạm thời và sẽ giảm thiểu đi nhiêu khi các điều chỉnh phù hợp trong nước được thực hiện
2.2.2. Sự ổn định của tiến trình hội nhập luôn đối mặt với tính trở nên dễ bị tổn thương của nền kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế làm cho nền kinh tế một nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Do đó, những cú sốc của kinh tế quốc tế như khủng hoảng dầu mỏ, năng lượng, tài chính, sự thay đổi giá cả trong sản phẩm nông nghiệp,,, sẽ làm cho các bộ phận của nền kinh tế thế giới bị tác động. Ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 là một ví dụ về tính dễ tổn thương của các nền kinh tế khi đi vào hội nhập. Với mức độ hội nhập cao như hiện nay, nền kinh té nước ta sẽ chịu tác động rất lớn từ các sự biến động này. Điều có thể thấy rõ trong năm 2004, khi giá dầu thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là giá xăng dầu, thép, tân dược … chỉ số giá cả trong nước đã tăng đột biến với mức trung bình 9.5% và khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, làm nền kinh tế Việt Nam biến động. Mặc dù cải cách kinh tế theo hướng hội nhập ở nước ta trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng khả năng chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài, đảm bảo an ninh tài chính, song trên thực tế hiện na vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm và thách
thức đối với ổn định kinh tế vĩ mô nói chung, an ninh tài chính nói riêng. Nói cách khác, các cú sốc bên ngoài sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến tình phát triển kinh tế, khi mức độ thực hiện cải cách kinh tế bên tỏng theo các cam kết hội nhập còn chưa đầy đủ. Cụ thể:
Thứ nhất, Việt Nam cho đến nay vẫn là một trong những quốc gia còn nhiều rào cản thương mại thuế quan vẫn còn phức tạp quá mức cần thiết, thuế suất bảo hộ vẫn còn cao. Chính sách thương mại tuy có hướng tới minh bạch, dễ tiên liệu hơn trong dài hạn song các rào cản phi thuế quan vẫn còn nhiều, được sử dụng một cách phổ biến, tùy tiện, thiếu minh bạch và khó dự đoán vì vậy các rủi ro hội nhập vẫn là tiềm ẩn lớn trong nền kinh tế.
Thứ hai, Cơ cấu hàng xuất khẩu nước ta hiện đang chưa đựng yếu tố rủi ro (giá hàng nông sản và hàng nguyên nhiên vật liệu đầu vào dễ biến động mạnh, giá trị gia tăng thấp) cũng có thể tác động tiêu cực đối với thu ngân sách và phát triển xuất khẩu trong điều kiện thương mại hóa tự do
Thứ ba, chính sách thương mại bảo hộ cao cho một số ngành nhiều vốn, ít tạo ra việc làm, hướng vào thay thế nhập khẩu gây nên méo mó trong đầu tư, tạo ra mức tăng trưởng GDP không bền vững có thể là gia tăng gánh nợ nước ngoài trong điều kiện tự do hóa thương mại. Viêc gia tăng thâm hụt cán cân thương mại của nước ta hiện nay cho thấy nếu không sử dụng hiểu quả vốn đầu tư vào những ngành xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng cao thì khả năng trả nợ trong dài hạn sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến an ninh tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô.
Những năm gần đây, thâm hụt cán cân thương mại có xu hướng gia tăng. Điều này có thể lý giải một cách đơn giản là do nước ta đẩy mạnh mở cửa, hôi nhập do nhu cầu cẩn thiết phải đẩy nhanh hơn nữa sự công nghiệp hóa phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nền kinh té cần phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu… Đây là kết quả tất yếu đối với các nước mới công nghiệp hóa.
Những biểu hiện đó là hiệu quả sử dụng vốn thấp: đầ tư vào những ngành cần nhiều vốn và mức sinh lời thấp, thay thế nhập khẩu, sử dụng ít lao động và kích thích tiêu dụng trong nước hơn là xuất khẩu, khả năng của những ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang công nghiệp chế biến và kỹ thuật cao thể hiện xu thể của công nghiệp hóa và hội nhập sâu chưa rõ nét, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp và chậm chưa được cải thiện, quá trình xây dựng các thể chế của kinh tế thị trường diễn ra chậm. Những lý do này làm hạn chế khả năng tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn để bù đắp tham hụt cán cân thương mại.
Thứ tư, với độ mở kinh tế quá như hiện nay, nền kinh tế nước ta phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế thế giới. Do đó, nếu không đẩy mạnh cải cách nâng cao năng lực cạnh tranh, thì nhưng biến động củ thị trường thế giới sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và biến động xã hội. Sự biến động giá năm 2008 cho thấy chúng ta đang còn bị động trong việc đối phó với những cú sốc bên ngoài và sự chịu đựng của nền kinh tế còn rất nhiều hạn chế.
2.2.3. Tạo ra thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo phát triển và bền vững
Toàn cầu hóa kinh tế đưa Việt Nam đến một tình huống phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc đồng thời phải duy trì tăng trưởng cao cùng với phát triển bền vững trong đó lấy phát triển con người làm trung tâm. Sự phát triển sản xuất không cân bằng, tự phát, không kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường đã là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân. Toàn cầu hóa kinh tế đã làm tăng nhanh quá trình công nghiệp hóa ở các vùng đô thị và kết quả là tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải ở các khu công nghiệp và đô thị đã đến tình trọng quá mức. Trong ba loại ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí thì tình trạng ô nhiễn không khí ở các đô thị lớn và khu công nghiệp được đánh giá là nghiêm trọng nhất do mức độ ô nhiễu vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Suy giảm và cạn kiệt tài nguyên tuy không phải là hậu quả trực tiếp, song dước tác động của hội nhập tình trạng nguồn tài nguyên của nước ta đang suy giảm tương đối nhanh. Trước đây chỉ có các đơn vị kinh té quốc doanh được phép khai thác rừng do nhà nước quy định nên mức độ rừng bị
chặt phá còn hạn chế. Khi kinh tế thị trường ra đời, mọi thành phần kinh tế tham gia, rừng đã bị khai thác và chặt phá ồ ạt với quy mô ngày càng lớn hơn. Tình trạng này đang làm diện tích đất hoang hóa bạc mầu tăng lên, lũ ống, lũ quét xảy ra liên tục, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, và sự phát triển bền vững của đất nước trong lâu dài
Sự ô nhiễm còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, các bệnh tật nảy sinh từ việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh đến hiện nay vẫn là nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em. Suy thoái môi trường làm giải hiệu năng của nhiều nguồn tài nguyên mà con người sử dụng trực tiếp. Ô nhiễm làm ảnh hưởng đến hiểu quản của ngành nuôi trồng thủy hải sản, tình trạng úng ngập do chặt phá rừng. Hâu quả của ô nhiễm môi trường là rất lớn tác động tới mọi mặt của đời sống nhân dân. Vì thế hội nhập sẽ có tác động tiêu cực đến các chính sách phát triển kinh tế ở trong nước không đảm bảo tính thân thiện với môi trường, không gắn phát triển các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững lâu dài.
CHƯƠNG 3