Kết luận rút ra từ thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp toán học :PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 86 - 88)

8. Cấu trúc của khóa luận

4.6.Kết luận rút ra từ thực nghiệm

Dạy theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực của học sinh bước đầu tôi thấy học sinh hứng thú hơn, sôi nổi hơn trong học tập, các em được cuốn hút vào những vấn đề mới, những thắc mắc mới đầy thú vị, từ đó các em say mê tìm tòi thảo luận để tháo gỡ những vấn đề ấy. Các em ý thức được rằng học chính là việc tiếp cận, khám phá mọi vấn đề cùng với việc giải quyết các vấn đề đó.

Một phương pháp dạy học nào đó có tối ưu hay không được đánh giá dựa vào kết quả vận dụng, tác dụng thực tế của nó, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyếtn vấn đề bước đầu đã bộc lộ một số ưu điểm và khẳ năng ứng dụng thực tế, tuy nhiên để nó thực sự trở thành một phương pháp dạy học đúng nghĩa tích cực thì cần phải có thời gian, có sự chuẩn bị về con người, về cơ sở vật chất và nhiều yếu tố khác. Dù vậy, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ là mục đích cần đạt được của các trường THPT nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phương trình lượng giác nói riêng và trong dạy học môn toán nói chung.

80

KẾT LUẬN

Khoá luận của em đã thu được kết quả sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tính tích cực học tập.

- Đưa ra một số biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học các nội dung về phương trình lượng giác ở trung học phổ thông.

- Thiết kế được một số giờ dạy về phương trình lượng giác theo các biện pháp dạy học đã nêu trong khoá luận nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là việc làm rất cần thiết trong quá trình dạy học. Những biện pháp dạy học mà em đã nêu trong khoá luận hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Khoá luận của em không tránh khỏi những sai sót, mong rằng các thầy cô và các bạn góp ý cho em để khoá luận được thành công và có giá trị thực tiễn trong giảng dạy ở trường phổ thông.

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Bá Kim (2003), Phương pháp dạy học môn Toán ( phần một), Nhà xuất bản Đại Học Sư phạm.

[2] Trần Lê (2005), Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong môn Toán lớp 3, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[3] Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên) – Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên) – Nguyễn Xuân Liêm – Nguyễn Khắc Minh – Đặng Hùng Thắng (2007), Đại số và Giải tích 11 (Nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục.

[4] I.F.Kharlamôp, người dịch: Đỗ Thị Trang - Nguyễn Ngọc Quang (1979),

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào: Sơ thảo về lí luận dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục.

[5] I.F.Kharlamôp, người dịch: Đỗ Thị Trang – Nguyễn Ngọc Quang (1979),

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào (Tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp toán học :PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 86 - 88)