CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNNo&PTNTTHỚI BÌNH

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới bình- cà mau (Trang 32 - 35)

- Có kỳ hạn dưới 12 tháng

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNNo&PTNTTHỚI BÌNH

3.1. Những thuận lợi và khó khăn của NHNNo&PTNT Thới Bình

3.1.1. Thuận lợi

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thới Bình có trụ sở được đặt tại trung tâm huyện, gần chợ, và các trụ sở của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nên có thể nhanh chóng nắm bắt được các thông tin kinh tế, văn hóa, chính trị và đặc biệt là vị trí này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thới Bình hiện nay là một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, mạng lưới hoạt động nên chủ động được nguồn vốn dồi dào, có thể điều hòa vốn cho các chi nhánh trong cả nước. Đó là thuận lợi của NHNo&PTNT Thới Bình trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của mình, nâng cao uy tín, được nhiều khách hàng tín nhiệm.

Ngân hàng đã xây dựng được mạng lưới cộng tác viên là cán bộ tín dụng trải khắp thôn ấp.

Khách hàng của NH đa số là các khách hàng truyền thống tương đối ổn định nên mức độ tin cậy vào NH ngày càng cao.

Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và nguyên tắc chế độ của ngành từng bước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

Được sự chỉ đạo quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và NH cấp trên luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô nguồn vốn cũng như đầu tư cho vay sản xuất kinh doanh, có hướng dẫn, hỗ trợ và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng luôn đựợc nâng cấp, trụ sở có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Điển hình là việc NH triển khai thành công mô hình IPCAS năm 2009 để dễ dàng quản lý lưu trữ thông tin khách hàng và thực hiện các giao dịch hiệu quả hơn.

Ban Lãnh đạo của Chi nhánh có trình độ, kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm, mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành nên việc quản lý NH tương đối đơn giản hơn. Đây cũng chính là một trong những thuận lợi của NH.

Đội ngũ cán bộ của NH đã được đào tạo qua các trường lớp, đa số là những người trẻ có năng lực, tháo vát, không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, nhanh nhạy trong thương trường. Cán bộ tín dụng tạo được lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác thẩm định, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc Công tác thu nợ luôn được các cấp chính quyền ủng hộ, phần lớn các cán bộ trong đơn vị luôn có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao.

3.1.2. Khó Khăn

Song song với những thuận lợi thì hoạt động của Ngân hàng cũng có những khó khăn vướng mắc nhất định.

Hiện nay nhu cầu sử dụng vốn rất lớn, do vậy vốn huy động sẽ khó tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ, nên nguồn vốn kinh doanh sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù kinh tế xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn vướng mắc, giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng luôn tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thi trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho nhà sản xuất. Từ đó gây khó khăn cho khả năng trả nợ của khách hàng.

Người dân ở vùng nông thôn có thói quen mua vàng hơn là gửi tiết kiệm nên việc huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Do địa bàn hoạt động chủ yếu là nông thôn, việc đầu tư mở rộng tín dụng của Ngân hàng chịu ảnh hưởng đến kết quả vụ thu hoạch lúa, tình trạng nông dân mất mùa, giá hàng hóa nông sản không ổn định, dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động Ngân hàng.

Về mô hình phát triển kinh tế ở địa phương như chăn nuôi, trồng trọt có hướng phát triển, nhưng do trình độ dân trí còn thấp nên chưa tiếp cận được với kỹ thuật, công nghệ mới, dẫn đến áp dụng kỹ thuật một cách chưa khoa học nên năng xuất còn thấp, chất lượng và hiệu quả chưa cao cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Một số địa phương chưa quan tâm đến việc phối hợp với Ngân hàng trong công tác thu nợ đến hạn, nợ quá hạn và những hộ chây lỳ không trả nợ.

Năng lực quản lý của một số ít các cấp chính quyền về lĩnh vực phát triển kinh tế còn hạn chế, nên việc triển khai các dự án phát triển kinh tế địa phương còn gặp nhiều bất cập đãn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng bị chậm.

Năng lực quản lý điều hành một số mặt còn hạn chế, việc kết hợp giữa huy động vốn và đầu tư tín dụng, phòng ngừa rủi ro, xử lý nợ thu tài chính chưa chặt chẽ và đồng bộ.

Các tổ chức tín dụng khác xâm nhập địa bàn nông thôn ngày càng nhiều, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thới Bình.

Nguồn vốn huy động có tăng nhưng chưa ổn định và bền vững, lãi suất bình quân đầu vào cao nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh chưa đa dạng, thiếu sự hấp dẫn đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới bình- cà mau (Trang 32 - 35)