Về công tác sử dụng vốn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới bình- cà mau (Trang 26 - 32)

- Có kỳ hạn dưới 12 tháng

2.3.2.Về công tác sử dụng vốn

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng phải mang lại hiệu quả cho đơn vị mình. Nếu hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả thì đơn vị đó không tồn tại lâu dài và giải thể là điều không tránh khỏi. Đây là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành công lâu dài của các đơn vị. Chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh được đề cao đối với NH đó là hiệu quả sử dụng vốn.

Do đó để thấy được hiệu quả cần phải phân tích nhiều yếu tố có liên quan, tiêu biểu là các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.

Những năm qua, cùng với công tác huy động vốn NH không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay đến các thành phần kinh tế nhưng vẫn đặt hiệu quả, an toàn là mục tiêu hàng đầu. Trong các năm qua NHNo&PTNT Huyện Thới Bình đã đạt được những kết quả đáng kể:

Bảng 3:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NHNo&PTNT HUYỆN THỚI BÌNH

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So Sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % DSCV 357.466 468.111 687.531 110.645 30,95 219.42 46,87 DSTN 268.240 382.279 604.047 114.039 42,51 221.768 58,01 Dư nợ 321.646 407.478 490.962 85.832 26,68 83.484 20,48 NQH 31.311 30.547 28.578 -0.764 -2,44 -1.969 -6,44 (nguồn phòng tín dụng)

Biểu đồ 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CỦA NHNNO&PTNT HUYỆN THỚI BÌNH QUA 3 NĂM 2009-2011

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mô tín dụng.

Nhìn chung doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm, năm 2009 doanh số cho vay đạt 357.466 triệu đồng. Đến năm 2010 là 468.111 triệu đồng tăng 110.645 triệu đồng so với năm 2009 tương đương tăng 30,95%. Năm 2011 đạt 687.531 triệu đồng, so với năm 2010 tăng 219.42 triệu đồng, tăng 46,87%.

Đạt được sự tăng trưởng đáng kể trên là nền kinh tế địa phương phát triển, người dân làm ăn ngày càng hiệu quả nên muốn mở rộng việc kinh doanh, ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn kịp thời cho người vay.

Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của việc nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng Tín dụng, thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cũng như chú trọng hơn nữa phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy qui mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng.

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu cần phải phân tích đến trong hoạt động tín dụng ở mỗi thời kỳ vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Việc thu nợ góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng đó là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng.

Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 268.240 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 382.279 triệu đồng tăng 114.039 triệu đồng, tức tăng 42,51% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 604.047 triệu đồng so với năm 2010 tăng 221.768 triệu đồng tương ứng tăng 58,01%.

Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra còn do ý thức của khách hàng muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với NH nên họ chú trọng đến việc trả nợ đúng hạn.

Dư nợ

Dư nợ là số tiền NH giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mô tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mô tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ.

Cụ thể, năm 2009 dư nợ là 321.646 triệu đồng, năm 2010 là 407.478 triệu đồng, so với năm 2009 tăng 85.832 triệu đồng tương ứng tăng 26,68%. Đến năm 2011 là 490.962 triệu đồng, so với năm 2010 tăng 83.484 triệu đồng, tương ứng tăng 20,48%.

Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng góp phần làm cho tổng dư nợ có sự gia tăng đáng kể. Đạt được kết quả như trên là do NH chú trọng công tác mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng tín dụng.

Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động

Bảng 4: CHỈ TIÊU DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNNO&PTNT HUYỆN THỚI BÌNH QUA 3 NĂM (2009-2011)

Biểu đồ 4: CHỈ TIÊU DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG CỦA

NHNNO&PTNT HUYỆN THỚI BÌNH QUA 3 NĂM (2009-2011)

Nợ quá hạn

Nhìn chung, nợ quá hạn của NH qua các năm liên tục giảm xuống. Cụ thể, nợ quá hạn đã giảm xuống từ 31.311 triệu đồng trong năm 2009 xuống còn 30.547 triệu đồng trong năm 2010, năm 2010 đã giảm 0.764 triệu đồng với tỷ lệ 2,44%. Đến năm 2011 nợ quá hạn giảm xuống còn 28.294 triệu đồng, so với năm 2010 giảm 1.969 triệu đồng tương ứng giảm 6,44%. Nguyên nhân do sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá

GVHD: Trịnh Giáng Hương -30- SVTH: Liễu Ngọc Hiễn

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 2010 2011 VHĐ Triệu đồng 116.017 146.968 204.16 Tổng dư nợ Triệu đồng 321.646 407.478 490.962 Dư nợ / VHĐ lần 2,77 2,77 2,40

hạn. NH đã có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xuyên, bám sát địa bàn phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của NH, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của NH thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn huy động này không hiệu quả - có thể gây khó khăn cho ngân hàng về mặt tài chính vì phải trả phần chi phí huy động vốn mà không có phần thu nhập từ lãi vay để bù đắp.

Nhìn chung 3 năm qua việc huy động vốn của Ngân hàng thấp hơn so với nhu cầu vốn vay của khách hàng nên chỉ số này lớn hơn 1. Năm 2009 cứ 2,77 đồng dư nợ thì chỉ có 1 đồng vốn huy động đáp ứng cho nhu cầu vốn vay. Nhu đã phân tích trên chúng ta đã biết chính vì Ngân hàng huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường nên Ngân hàng Hội sở đã điều chuyển vốn để Ngân hàng Chi nhánh hoạt động. Đến năm 2010 thì chỉ số này vẫn là 2,77 lần, tức là cứ 2,77 đồng vốn cho vay thì chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Chỉ số này cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng ở năm 2010 tăng nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng nên cần thêm sự hỗ trợ về vốn từ hội sở. Cũng như tôi đã phân tích về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng ở năm 2010 thì ta thấy rằng vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn điều chuyển tổng nguồn vốn của NH. Nhưng đến năm 2011 thì tình hình huy động vốn lại có bước tiến triển tốt cụ thể là cứ 2,40 đồng vốn cho vay thì chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào, chỉ số này lại giảm so với năm 2010 chỉ còn 2,40 lần. cho thấy Ngân hàng phần nào đã gia tăng được vốn huy động để đáp ứng cho nhu cầu vay của khách hàng nhưng vẫn không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thông qua chỉ số này qua 3 năm thì ta thấy rằng nguồn vốn của Ngân hàng huy động được không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy mà trong những năm sắp tới NH cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn, để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vì như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chúng ta đã biết thì lúc nào lãi suất huy động vốn từ công chúng bao giờ cũng thấp hơn lãi suất của vốn điều chuyển.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới bình- cà mau (Trang 26 - 32)