Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai phạm

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 49 - 54)

Việc dẫn đến mất an toàn trong hoạt động tín dụng xuất phát từ những sai phạm nêu trên phần lớn là do Ngân hàng chưa nghiêm túc trong việc chấp hành qui chế cho vay, các qui chế về đảm bảo tiền vay như: hạ thấp các điều kiện cho vay để cạnh tranh khách hàng; trình độ chuyên môn của nhiều cán bộ còn hạn chế, chưa đủ năng lực để thực hiện tốt khâu thẩm định dự án/phương án vay vốn, nắm bắt và đánh giá về khách hàng chưa được đầy đủ dẫn đến việc cho vay khách hàng có tình hình tài chính không làm mạnh, kinh doanh thua lỗ, dự án/phương án SX-KD kém hiệu quả. Trước khi cho vay, không tập hợp đầy đủ hồ sơ tài liệu theo qui định; nhận tài sản đảm bảo tiền vay nhưng không hồ sơ, giấy tờ tài sản chưa được hợp pháp; cho vay khách hàng không có đảm bảo bằng tài sản, những khách hàng không đủ điều kiện theo qui định. Ngoài ra còn do thiếu ý thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ trong việc xét duyệt và quyết định cho vay, buông lỏng kiểm tra, quản lý nợ vay hoặc do cố ý làm trái các qui định của Ngân hàng Nhà

nước.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM THIỂU RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG

3.1. Giải pháp chung

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng.

- Ngân hàng phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh Ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Tiến hành rà soát, bổ sung và chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng khẩn trương thực hiện các quy định nghiệp vụ như:

+ Quy định về quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng; hệ thống thông tin quản lý và điều hành kinh doanh nội bộ thông suốt từ hội sở chính đến chi nhánh ở các địa phương.

+ Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng phù hợp với quy định mà Ngân hàng đưa ra.

vụ kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng; đổi mới phương thức kiểm soát tín dụng theo hướng quản lý tập trung, giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời rủi ro.

- Tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng đối với các ngành kinh tế, thành phần kinh tế để trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững:

+ Chủ động nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế, địa phương; đánh giá và dự báo về nhu cầu vốn, khả năng huy động vốn, mức độ rủi ro tín dụng để xác định mức độ tăng trưởng tín dụng và cơ cấu vốn tín dụng cho từng ngành, từng thành phần kinh tế.

+ Kiểm soát chặt chẽ các đối tượng cho vay và mức tăng trưởng tín dụng. + Đối với các dự án đầu tư có nhu cầu vay số vốn lớn và thời hạn thu hồi vốn kéo dài cần thực hiện cho vay đồng tài trợ; mở rộng cho vay các dự án có hiệu quả, thu hồi vốn nhanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể và cá thể.

+ Tăng cường kiểm soát trong cho vay các dự án kinh doanh nhà ở, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị, đảm bảo tỷ lệ thích hợp dư nợ cho vay các dự án này, cũng như các khoản cho vay có nhận thế chấp bất động sản.

- Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng:

+ Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

+ Mở rộng tín dụng trung dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.

+ Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

+ Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và khách hàng vay vốn để khẩn trương thu hồi nợ vay đối với các đơn vị vay vốn để thi công công trình xây dựng cơ bản, theo chủ trương của nhà nước đến cuối năm 2010 xử lý dứt điểm nợ tồn đọng xây dựng cơ bản.

thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh; đồng thời khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới vào khai thác để phát triển đa dạng các dịch vụ tín dụng, thanh toán và tiện ích Ngân hàng, làm tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

3.2. Biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng trung dài hạn

- Đối với khách hàng khi vay vốn, Ngân hàng không nên xem tài sản thế chấp, tài sản cầm cố là chỗ dựa an toàn cho lượng tiền vay mà đây chỉ là cơ sở cho Ngân hàng thu nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Ngân hàng phải đánh giá đúng tính khả thi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vì một phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả là tài sản đảm bảo tiền vay có hiệu quả nhất.

- Ngân hàng phải tạo được mối quan hệ với chính quyền địa phương nơi khách hàng vay cư trú để có thể sàn lọc tìm ra những khách hàng có uy tín. Đó là những khách hàng chăm chỉ làm ăn, vay trả ṣòng phẳng, sản xuất kinh doanh hợp pháp.

- Cán bộ tín dụng là người đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nợ quá hạn tại Ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp cho vay, trực tiếp nhận hồ sơ, đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, thu thập thông tin, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Vì vậy, nếu cán bộ tín dụng đánh giá sai khách hàng thì rủi ro phát sinh nợ quá hạn là rất lớn. Cho nên, sau khi cho vay thì cán bộ tín dụng cần phải định kỳ theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng để có thời gian thu hồi kịp thời nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi dư nợ cho vay để phát hiện nợ sắp đến hạn và thông báo cho Ngân hàng để kịp thời gởi giấy báo trả nợ đến tay khách hàng .

- Ngân hàng nên sử dụng biện pháp gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khi khách hàng chưa đủ điều kiện trả nợ với điều kiện phương án của người vay đang có hiệu quả.

- Ngân hàng tăng cường phối hợp với tòa án, chính quyền địa phương để thu hồi nợ quá hạn bằng các biện pháp như: yêu cầu khách hàng lập cam kết trả nợ, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố.

3.3. Giải pháp về quản trị rủi ro

Cần tuân thủ tính thị trường trong quản lý rủi ro, coi quản trị rủi ro là kim chỉ nam trong các hoạt động của Ngân hàng.

điều hành các cấp trong Ngân hàng, giảm việc phát triển cơ học về mạng lưới... Không nên mở quá nhiều chi nhánh như hiện nay mà nên tính đến hiệu quả lâu dài của việc phát triển chi nhánh. Có thể phát triển quầy giao dịch có sự bảo đảm bằng uy tín của Ngân hàng mẹ thay cho việc phát triển quá nhiều chi nhánh.

- Hoạt động quản lý tài sản Nợ - tài sản Có cần được coi trọng trong các hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Cơ sở của hoạt động quản lý tài sản Nợ- tài sản Có là các báo cáo hàng ngày về hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là tình hình bản cân đối kế toán, được thực hiện trên nền tảng hệ thống thông tin quản lý, hệ thống giao dịch trực tuyến và xử lý giao dịch tập trung của công nghệ.

- Chuẩn hoá các hoạt động thường xuyên của Ngân hàng ngoài sổ tay tín dụng đã có như sổ tay thanh tra, sổ tay kiểm tra - kiểm toán nội bộ, sổ tay quản trị rủi ro...

3.4. Giải pháp đồng bộ quản trị rủi ro

Thứ nhất, phải xây dựng và hoàn thiện chiến lược chính sách quản trị rủi ro đúng đắn.

Thứ hai, tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh.

Thứ ba, thực hiện quy trình, quy chế hóa mọi hoạt động trong Ngân hàng, thực hiện nguyên tắc "hai tay bốn mắt" ở mọi khâu trong Ngân hàng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w