còn kém, chưa đạt hiệu quả.
2.2.3. Tình hình dư nợ
Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
Là đơn vị kinh doanh tiền tệ nên mục tiêu hoạt động của Ngân hàng là lợi nhuận. Tuy nhiên, Ngân hàng không Vì chạy theo lợi nhuận mà không theo các quy luật thị trường. Ngân hàng thực hiện nguyên tắc tín dụng là “chất lượng, an toàn, hiệu quả ” nhằm mục tiêu thu lợi nhuận an toàn, hạn chế rủi ro thấp nhất. Trong quá trình hoạt động của mình Ngân hàng luôn bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp thời đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế có hiệu quả kinh tế cao mà lĩnh vực hoạt động tín dụng trung dài hạn được đánh giá là lĩnh vực hoạt động có mức độ rủi ro cao.
2.2.3.1. Tình hình dư nợ trung dài hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng Ngân hàng
Để thấy được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng như thế nào ta sẽ phân tích tình hình dư nợ trung dài hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010 và năm 2011.
Bảng 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ TRUNG DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2009 2010 Số tiền % Số tiền % 1. Cty TNHH tư nhân 75,000 17,025 - -57,975 -0,773 - - 2. Cty cổ phần khác 1,050 1,050 945 0 0 943,95 899 3. Doanh
nghiệp tư nhân 7,500 3,450 3,105 -4,05 -0,54 0,345 -0,1 4. Kinh tế cá
thể 41,379 37,326 55,135 -4,053 -0,097 17,809 0,47
5. Cty cổ phần
Nhà nước - 3,627 2,507 - - -1,12 -0,308
6. Tổng 124,929 62,478 61,692 -8,553 -1,41 960,984 899,062
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đại Tín Cần Thơ) Qua số liệu 3 năm cho ta thấy trong thành phần kinh tế cá thể có mức dư nợ là khá cao. Cụ thể là năm 2009 mức dư nợ của thành phần Nhà nước chiếm 33,1%/tổng dư nợ của Ngân hàng, sang năm 2010 đã tăng 59,7%/tổng dư nợ của Ngân hàng, đến năm 2011 tiếp tục tăng lên 89,3%/tổng dư nợ của Ngân hàng. Thành phần kinh tế cá thể là một đối tượng hấp dẫn đối với các Ngân hàng vì khả năng thu hồi cao, ít rủi ro.
Là một nước trên con đường công nghiệp hoá cho nên thành phần kinh tế tư nhân, cá thể là các thành phần không kém phần quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Nhận định được vấn đề này cho nên trong 3 năm qua ngoài việc tập trung cho thành phần kinh tế thì Ngân hàng đã tập trung rất lớn cho các thành phần này. Cụ thể nếu tính gộp chung cho Tư nhân và cá thể trong năm 2011 thì mức dư nợ này chiếm 94,4%/tổng dư nợ của Ngân hàng.