VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1. Mục đích thực nghiệm
Người viết mong muốn sẽ vận dụng nội dung lí thuyết đã nghiên cứu và đề xuất ở các chương trước đó vào thực tế giảng dạy thông qua thiết kế các bài dạy thực nghiệm.
Hơn nữa, người viết cũng mong muốn bằng hoạt động thực nghiệm này bước đầu sẽ đề ra quy trình dạy đọc hiểu VBNLVHHĐ phù hợp với hướng đổi mới của SGK Ngữ văn THPT. Sự đổi mới của chương trình SGK Ngữ văn là biên soạn theo trục thể loại hay nói khác đi thể loại trở thành yếu tố hạt nhân xuyên suốt và vô cùng quan trọng. Chính vì thế, xây dựng quy trình dạy đọc hiểu VBNLVHHĐ bên cạnh dựa trên cơ sở đặc trưng riêng của VBNLVHHĐ thì đồng thời cũng phải coi trọng nhân tố HS nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Từ đó, thấy được quy trình dạy đọc hiểu VBNLVHHĐ được tác giả khóa luận đề xuất mang tính khoa học, hợp lí, phù hợp thực tiễn dạy và học hiện nay.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Dạy đọc hiểu VBNLVHHĐ ở trường THPT. Cụ thể qua hai VB:
- “Một thời đại trong thi ca” (Trích Một thời đại trong thi ca) của Hoài Thanh (Lớp 11, tập 2).
- “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”
của Phạm Văn Đồng (Lớp 12, tập 1).
3.3 Thiết kế dạy học thực nghiệm
BÀI 1
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (Trích: “Một thời đại trong thi ca”)
- Hoài Thanh -
I. Mục tiêu bài học Giúp HS:
1. Kiến thức
- Nắm bắt được tinh thần Thơ mới trên cả hai bình diện văn chương và xã hội.
- Hiểu và phân tích được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính khoa học và tính nghệ thuật của bài tiểu luận này. Bước đầu cảm được văn phong phê bình tinh tế, tài hoa, giàu cảm xúc của Hoài Thanh.
- Bổ sung kiến thức lí luận để hiểu sâu hơn các tác giả, tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới được học trong chương trình.
2. Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng để HS viết một bài văn nghị luận văn học vừa mạch lạc vừa tinh tế, tài hoa.
II. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
- Phương pháp: Diễn giảng, phát vấn, thảo luận nhóm, đọc diễn cảm.
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án
Chân dung Hoài Thanh, Hoài Chân và cuốn Thi nhân Việt Nam.
2. Học sinh SGK, bài soạn.
Các kiến thức đã được học ở các lớp trước về các tác giả, tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới làm phương tiện tiếp cận VB này.
III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định trật tự lớp 2. Kiểm tra bài cũ
CH: Theo em, luân lí xã hội mà Phan Chu Trinh nêu ra trong đoạn trích Về luân lí xã hội nước ta (trích: Đạo đức và luân lí Đông Tây) là gì?
3. Lời vào bài mới
Trong chương trình Ngữ văn 7, các em được học VB “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh. Các em đã phần nào cảm nhận được phong cách phê bình, tài hoa, hóm hỉnh “lấy hồn ta để hiểu hồn người” của Hoài Thanh.
Tiết học hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu một bài tiểu luận phê bình độc đáo. Nó đã vinh danh tên tuổi Hoài Thanh và giúp các em hiểu sâu sắc hơn văn phong phê bình của Hoài Thanh. Đó là đoạn trích: “Một thời đại trong thi ca” được trích bài tiểu luận cùng tên trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
4. Nội dung bài học
Hoạt động của GV, HS Nội dung cần đạt GV tổ chức cho HS đọc
tiếp cận VB
GV: Cung cấp cho HS ảnh chân dung của Hoài Thanh, Hoài Chân.
Gọi 1 HS đọc phần tiểu dẫn
HS đọc
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả
- Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên (1909 - 1982).
- Quê quán: Xã Nghi Trung, Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình: Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- Bản thân:
+ Sớm tham gia phong trào yêu nước.
+ Có biệt tài trong việc thẩm thơ, cách phê bình
GV: Em hãy khái quát lại những nét cơ bản về tác giả Hoài Thanh trong phần tiểu dẫn (SGK)?
HS khái quát.
GV hệ thống lại các nội dung chính.
GV: Em hãy nêu những hiểu biết của em về cuốn
“Thi nhân Việt Nam”? Bài tiểu luận: “Một thời đại trong thi ca”? và đoạn trích trong SGK?
HS trả lời.
GV: Em biết gì về các đặc
thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” nhưng trên một căn cứ lập luận vững chắc.
+ Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.
- Sự nghiệp:
+ Là một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
+ Đặc điểm văn phê bình của ông thường nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa, luôn thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh.
+ Tác phẩm chính: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Quyền sống của con người trong truyện Kiều của Nguyễn Du (1949)...
2. Tác phẩm
- “Thi nhân Việt Nam” (1942) là tuyển tập đầu tiên về thơ mới và là đỉnh cao nhất trong nghệ thuật phê bình của Hoài Thanh.
- “Một thời đại trong thi ca” là bài tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, là công trình tổng kết có giá trị về phong trào thơ mới, được viết vào tháng 11 năm 1941.
- Đoạn trích trong SGK thuộc đoạn cuối của bài tiểu luận này.
3. Phê bình văn học
- Là bộ phận của văn học, có chức năng thẩm
điểm của thể loại phê bình văn học?
HS trả lời.
GV hướng dẫn HS đọc VB
GV: Trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà, em có nhận xét gì về giọng điệu chung của VB này?
HS trả lời.
GV: Từ đó, theo em khi đọc cần chú ý những điều gì?
HS trả lời.
GV: Tổ chức cho HS đọc VB trên cơ sở những lưu ý trên.
- HS đọc.
GV: Tổ chức HS thảo luận tìm ra bố cục VB.
HS thảo luận, trả lời.
GV hệ thống hóa bố cục đó
bình, đánh giá, lí giải các hiện tượng văn học (tác phẩm, tác giả, khuynh hướng, trào lưu văn học...)
II. Đọc - hiểu chi tiết 1. Đọc - Xác định bố cục a) Hướng dẫn đọc
- Nhận xét giọng điệu chung
Giọng sẻ chia, giãi bày của người trong cuộc, rất giàu cảm xúc, uyển chuyển, tinh tế, có nhiều đoạn thấm đẫm chất thơ. Tuy nhiên, bài viết vẫn có mạch ý rõ ràng, mạch lạc, nhất quán.
- Khi đọc cần chú ý:
+ Thể hiện được giọng sẻ chia, giãi bày, giàu cảm xúc.
+ Lưu ý cách ngắt đoạn của nhà văn để làm nổi bật mạch lập luận.
+ Nhấn giọng vào những từ ngữ miêu tả, giàu cảm xúc và nhịp điệu câu văn cho chuẩn xác.
b) Bố cục VB được hệ thống hoá bằng sơ đồ sau:
bằng sơ đồ bên.
Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi
(Cứ đại thể... nó đáng thương)
Giới thuyết chung về chữ tôi và chữ ta
(Cứ đại thể...chỗ khác nhau)
Sự khác nhau giữa chữ ta và chữ tôi Hành trình xuất hiện và phản ứng tiếp nhận của xã hội với chữ tôi (Ngày thứ nhất... nó đáng thương)
Sự vận động của Thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của cái tôi
Cái tôi đáng thương, tội nghiệp (Mà thật...
chúng ta)
Các hướng lớn của thơ mới đào sâu vào cái tôi (Đời chúng ta...
Huy Cận)
Điểm thiếu hụt trong ý thức của cái tôi (Thực chưa...
lòng tin đầy đủ)
Giải pháp cho bi kịch thời đại cái tôi (Đó... ngày mai) Con đường đi tìm tinh thần thơ mới
(Giá mà...nhìn vào cái đại thể)
Tinh thần Thơ mới
GV: Em có nhận xét gì về mạch lập luận của bài viết này?
HS trả lời
GV hướng dẫn HS đọc phân tích, cắt nghĩa, đánh giá VB
GV: - Hãy chú ý vào văn
Nhận xét về mạch lập luận
- Mạch lập luận khá chặt chẽ, logic, khoa học.
+ Đầu tiên tác giả đặt vấn đề (đi tìm tinh thần thơ mới)
+ Thống nhất con đường, cách thức tiến hành để nghiên cứu vấn đề.
+ Chỉ ra hạt nhân của vấn đề
+ Nói rõ sự biểu hiện và vận động của hạt nhân cốt lõi trong phong trào thơ mới.
- Trật tự nghiên cứu vấn đề (mạch nghiên cứu) được triển khai từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể, từ diện mạo chung trong không gian đến diễn biến lịch sử của hiện tượng.
Lập luận thuyết phục, giúp người đọc thu nhận kiến thức văn học sử bổ ích, khoa học về phong trào thơ mới.
2. Phân tích văn bản
a) Tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ
Luận điểm 1: Con đường đi tìm tinh thần thơ mới. (Giá mà... phải nhìn vào đại thể).
- Con đường đi tìm tinh thần Thơ mới vô cùng khó khăn, gian nan. Bởi lẽ ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không phải rạch ròi, dễ nhận ra.
- Con đường đi tìm tinh thần Thơ mới mà Hoài Thanh đưa ra là:
bản từ: “Giá mà... phải nhìn vào đại thể”. Em nhận xét gì về con đường đi tìm tinh thần Thơ mới mà Hoài Thanh đề cập đến?
- Theo em, Hoài Thanh đã vạch ra những con đường, cách thức nào để đi tìm tinh thần Thơ mới?
HS phát hiện, trả lời.
GV: Tổ chức HS thảo luận xem việc xác định con đường đi tìm tinh thần Thơ mới như vậy có quan trọng cho nghiên cứu vấn đề không? Vì sao?
HS thảo luận, trả lời.
GV: - Trên cơ sở hướng nghiên cứu như vậy, Hoài Thanh đã đưa ra quan điểm
+ Phải sánh bài hay với bài hay
+ Phải nhìn cái đại thể để xác định đặc sắc của mỗi thời.
+ Hôm nay phôi thai từ hôm qua và trong cái mới còn rớt lại của ít nhiều cái cũ.
Tìm tinh thần Thơ mới phải đặt trong mối quan hệ đối sánh với thơ cũ.
- Việc xác định con đường đi tìm tinh thần Thơ mới rất quan trọng. Bởi:
+ Nhờ xác định các tiêu chí, cách thức tìm hiểu như vậy mà định hướng được việc nghiên cứu một cách khoa học, hợp lí.
+ Cái dở, cái tiểu tiết không đủ tư cách đại diện cho nghệ thuật và một thời đại lớn của nghệ thuật. Chính các tiêu chí trên đưa ra, giúp tác giả khái quát một cách chính xác tinh thần Thơ mới.
Luận điểm 2: Tinh thần Thơ mới là ở chữ tôi và hành trình xuất hiện của nó. (Cứ đại thể thì .... đáng thương).
- Tinh thần Thơ mới bao gồm trong chữ tôi - Sự khác nhau:
+ Cái ta (thơ cũ) chỉ cái đoàn thể, quốc gia, gia đình lớn lao. Nó thể hiện ý thức cộng đồng, đoàn thể.
+ Cái tôi (thơ mới) chỉ quan niệm cá nhân trong
của mình về tinh thần Thơ mới như thế nào?
- Sự khác nhau giữa chữ ta và chữ tôi (thơ cũ và thơ mới) được Hoài Thanh thể hiện như thế nào trong bài viết này?
HS trả lời.
GV: Từ sự khác nhau như trên, theo em hành trình xuất hiện và đến với bạn đọc của cái tôi (thơ mới) diễn ra như thế nào?
HS trả lời.
GV: Em hãy chỉ ra bi kịch của thời đại cái tôi mà Hoài Thanh đề cập trong đoạn trích này?
nghĩa tuyệt đối của nó. Nó là sự trỗi dậy, giải phóng của ý thức cá nhân.
- Hành trình xuất hiện và đến với bạn đọc của cái tôi (Thơ mới):
+ “Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách.”
Bởi vì: Xưa nay xã hội chỉ có cái ta thống trị, mấy ai biết đến cái tôi. Cho nên, khi nó xuất hiện nó có cảm giác bỡ ngỡ, lạc loài, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu là vì vậy.
+ Ngày một, ngày hai nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại thấy nó đáng thương.
Luận điểm 3: Bi kịch của thời đại cái tôi.
(phần còn lại)
- Bi kịch của thời đại cái tôi:
+ Đó là bi kịch của cái tôi nhỏ bé, tội nghiệp.
Nó thể hiện ở chỗ nó không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như khí phách ngang tàng của Lí Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn như Nguyễn Công Trứ...mà rên rỉ, khổ sở, thảm hại...
+ Đó là bi kịch của cái tôi mất bề rộng, bế tắc trốn chạy vào ý thức cá nhân, thoát li cuộc đời.
GV: Bi kịch thời đại của cái tôi đã được các nhà thơ mới giải thoát như thế nào?
HS trả lời.
GV: Gọi 1 HS đọc diễn cảm đoạn văn: “Đời chúng ta nằm trong ... Huy Cận”.
Em hãy nêu cảm nhận khái quát về đoạn văn này?
HS đọc diễn cảm và trả lời
+ Bi kịch của cái tôi bàng hoàng vì thiếu một lòng tin đầy đủ.
- Họ giải quyết bi kịch đó bằng cách gửi cả vào tiếng Việt. Vì:
+ Theo họ tiếng Việt là vong hồn các thế hệ đã qua, họ tin vào lời nói của ông chủ báo Nam Phong: “... Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn...”
+ Họ cảm thấy tinh thần giống nòi cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt, vì “...phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai...”
b) Tìm hiểu nghệ thuật phê bình tinh tế, tài hoa của Hoài Thanh.
- Đoạn văn trên tác giả sử dụng lối diễn đạt rất giàu hình ảnh, tinh tế, tài hoa để nói về sự bế tắc của cái tôi và phong cách riêng của từng nhà thơ.
Cách viết hấp dẫn, mềm mại, uyển chuyển làm cho câu văn nghị luận trở nên giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc và hứng thú cho người đọc.
- Bề sâu mà Hoài Thanh muốn nói tới chính là sự quay về, nỗ lực khám phá chính mình của cái tôi cá nhân. Nhưng bi kịch thời đại đã khiến cái tôi ấy không tìm được tiếng nói chung với cuộc
câu hỏi.
GV? “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh”, cách diễn đạt giàu hình ảnh ấy nói đến điều gì?
Điều đó tiếp tục được tác giả thể hiện như thế nào ở những câu văn tiếp theo?
HS trả lời.
GV: Từ vốn hiểu biết về các tác giả, tác phẩm trong phong trào Thơ mới. Em thấy những nhận xét, đánh giá trên của Hoài Thanh có hợp lí, dễ hiểu không?
đời. Cái tôi đó càng hướng nội để đào sâu mình thì nó càng bế tắc, cô đơn “càng đi càng lạnh”.
- Ở những câu văn tiếp theo cái bề sâu ấy được tác giả thể hiện các hướng đi cụ thể: “... thoắt lên tiên cùng Thế Lữ, phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, say đắm cùng Xuân Diệu...”
Và kết quả tất yếu của các hướng đi đó là:
“...động tiên đã khép, tình yêu không bền, say đắm vẫn bơ vơ...”
- Với mỗi tác giả Thơ mới tiêu biểu, Hoài Thanh chỉ bằng một vài từ để đánh giá nhưng đã nói đúng được cái thần thái của hồn thơ họ. Ông đã chọn những gương mặt lớn không thể thiếu trong phong trào Thơ mới để nói. Tất cả đều được được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích, chuẩn xác.
Phải chăng, đó là cách phê bình rất mực tinh tế và tài hoa của Hoài Thanh?!
- Chữ “ta” để nói về cái chung trong đó có cả tác giả: “Ta đi tìm...”, “Ta... cùng Thế Lữ”,
“Ta... cùng Lưu Trọng Lư”, “Ta ngơ ngẩn buồn trở về...”
Cái ta độc giả, tác giả như hoà làm một với
HS trả lời.
GV: Chữ ta được tác giả sử dụng liên tiếp trong các câu văn. Em hiểu chữ ta như thế nào? Em có cảm nhận gì về giọng điệu của đoạn văn này?
HS trả lời.
GV hướng dẫn HS tổng kết lại giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của VB GV: - Qua đoạn trích em hiểu gì về tinh thần Thơ mới?
- Theo em, lòng yêu nước của các nhà Thơ mới biểu hiện như thế nào?
- Trong đoạn trích này thể hiện thành công gì trong nghệ thuật phê bình của Hoài Thanh?
HS trả lời.
những thế giới kia, hoá thân trong những cảm xúc của những điệu hồn Thơ mới.
- Giọng điệu của người trong cuộc thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của người viết.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Tinh thần Thơ mới kết đọng ở chữ tôi. Nó có cả một quá trình xuất hiện, vận động, mang bi kịch của cả một thời đại.
- Tình yêu nước của các nhà Thơ mới được thể hiện thầm kín vào tình yêu tiếng Việt.
2. Nghệ thuật:
- Đặc sắc trong nghệ thuật phê bình vừa khoa học, mạch lạc vừa tinh tế, tài hoa.
- Là bài tiểu luận phê bình đích thực, đặc sắc.
Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ghi nhớ (SGK).
IV. Luyện tập