CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT BIỂU THỨC MIÊU TẢ ĐỒNG CHIẾU VẬT
3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng của các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong thơ Tố Hữu
3.3.2. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về hình ảnh Tổ quốc và các địa danh khác
Để viết về quê hương, về Tổ quốc trong những chặng đường lịch sử khác nhau, Tố Hữu đã thành công trong việc sử dụng những biểu thức đồng chiếu vật. Tổ quốc Việt Nam rất tươi đẹp, nhưng cũng đầy đau thương. Đó là hình ảnh Tổ quốc tươi đẹp trong những năm tháng độc lập tự do, với “rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.. ”. Nhưng hầu hết các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về Tổ quốc được sử dụng nhằm diễn tả hình tượng một đất nước đầy đau thương nhưng anh dũng. Tổ quốc gắn liền và in đậm trong tâm hồn người chiến sĩ, nhà thơ Tố Hữu. “Chiến khu vĩ đại”, đó là cách gọi về Tổ quốc trong những năm tháng đấu tranh chống thực dân Pháp, cả đất nước đâu đâu cũng là chiến khu kháng chiến, tất cả ở trong thế sẵn sàng chiến đấu. Nhà thơ đã cất lên câu thơ ca ngợi đất nước:
“Cả đất nước: Chiến khu vĩ đại ”.
[8, 291]
Càng yêu Tổ quốc bao nhiêu, Tố Hữu càng cảm thấy sự gần gũi, hiểu biết bấy nhiêu. Đi đến bao nhiêu vùng miền trên thế giới nhưng tác giả vẫn
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
thấy quê mình đẹp lắm. Bằng cách gọi thân thương xứ sở mình để chỉ Tổ quốc, Tố Hữu đã cho người đọc thấy cái riêng vốn có của đất Việt:
“Xứ sở mình có đủ nắng quanh năm Cuộc sống ấm ân tình, với Đảng”
[8, 556]
Xứ sở mình là quê hương, đất nước mình, nơi ấy có thiên nhiên đẹp, con người đẹp, có cuộc sống đẹp.
Không chỉ viết về Tổ quốc nói chung, trong thơ Tố Hữu ta còn bắt gặp rất nhiều địa danh cụ thể, nó là những nơi mà tác giả đã đi qua, đã gắn bó. Nổi bật trên trang thơ của Tố Hữu là xứ Huế đầy thơ mộng - nơi đã ông đã gắn bó cả tuổi ấu thơ của mình, nơi đã lưu giữ những ký ức tươi đẹp. Viết về quê hương tác giả đã sử dụng biểu thức miêu tả đồng chiếu vật, bằng việc sử dụng những biểu thức này khiến cho xứ Huế hiện lên rất đẹp, rất thơ mộng và hấp dẫn:
“Du khách vào đây vườn kín đáo Với hương dìu dịu ý ngàn xưa Trời mây xanh nhạt, màu hư ảo Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ…”
[8, 38]
Bên cạnh những trang thơ trữ tình đầy ngọt ngào khi viết về xứ Huế, ta còn thấy xuất hiện nhiều trang thơ viết về những địa danh, nơi đã in đậm những đau thương mất mát mà dân tộc Việt Nam đã phải hứng chịu:“nấm mồ bao khối não”, “nơi huyết ứ dưới lời than”, “pháp trường thân chiến sĩ”,…
Chỉ bằng các biểu vật đồng chiếu vật này, tác giả đã thành công khi viết về một Lao Bảo đầy đau thương và mất mát. Đó là nơi chất chứa đầy máu, nước mắt, nơi chôn vùi biết bao thân xác của những người chiến sĩ yêu nước của ta.
Nó đã trở thành biểu tượng cho sự đau thương mà dân tộc ta đã phải hứng
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
chịu. Những biểu thức miêu tả trên đều nhấn mạnh tập trung hướng vào khẳng định sự thật đau thương của dân tộc ta trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đồng thời qua những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật này, tác giả còn làm nổi bật tính chất ác liệt của cuộc chiến và tội ác chồng chất mà bọn giặc xâm lược đã gây ra cho dân tộc ta.
Tóm lại, bằng việc sử dụng các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật, đã làm cho thế giới hình tượng của thơ Tố Hữu hiện lên trong sự sinh động, nhiều vẻ, không đơn điệu mà có sức hấp dẫn và sức sống lâu bền.
3.4. So sánh cách sử dụng biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân và trong thơ Tố Hữu
Trong tiến trình văn học Việt Nam nói chung và văn học hiện đại nói riêng, Tố Hữu và Nguyễn Tuân là hai tác gia có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, do sự quy định của nhiều yếu tố, mỗi người lại có một phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo. Tố Hữu đặc biệt thành công với thể loạ thơ ca, còn Nguyễn Tuân lại thành công với thể tài tuỳ bút, kí sự…
Tức là, một người thành công với thể loại trữ tình, một người thành công với thể loại tự sự. Nhưng nhìn chung, trong quá trình sáng tác hai nhà văn đã thể hiện được tài năng bậc thầy của mình trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Đặc biệt là nghệ thuật sử dụng biểu thức miêu tả đồng chiếu vật. Chính nhờ vào nghệ thuật sử dụng biểu thức miêu tả đồng chiếu vật này mà hai tác giả đã tạo ra những hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh mẽ, hấp dẫn bạn đọc. Dẫn dắt người đọc đến những liên tưởng hết sức thú vị nhưng cũng đầy chân thực.
Trong quá trình khảo sát các sáng tác của hai tác giả này chúng tôi nhận thấy hiện tượng đồng chiếu vật chiếm một số lượng lớn. Hầu như họ đều sử dụng các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật để cùng miêu tả về một sự vật - nghĩa chiếu vật một cách linh hoạt. Nhưng cách sử dụng các biểu thức miêu tả
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
giả thành công trên những thể loại khác nhau đó nhằm chỉ ra sự khác biệt về cấu tạo của các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật mà họ sử dụng. Từ đó thấy được tài năng của hai tác giả và sự phong phú đa dạng của tiếng Việt.
Với Nguyễn Tuân do đặc điểm nổi bật trong phong cách thích xê dịch, ưa tự do, ông đã thành công trong thể tuỳ bút và kí sự. Nhờ khả năng quan sát tinh tế, nhạy cảm hiện thực khách quan ông đi phản ánh đầy đủ và chân thực mọi khía cạnh của cuộc sống. Ông đứng từ mọi phía của cuộc đời một con người để nhìn nhận cuộc đời. Thể loại văn học mà ông khai thác do không chịu sự quy định về câu chữ hay vần luật như thơ nên những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân có thể chứa nhiều yếu tố miêu tả khác nhằm “tách sự vật ra khỏi các sự vật đồng loại khác”, những yếu tố miêu tả còn cho thấy được đặc điểm, tính cách, trạng thái… của sự vật, hiện tượng được chiếu vật đến. Nên những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân thường cồng kềnh hơn. Nhưng nhờ đó, Nguyễn Tuân lại có thể khai thác được những vấn đề gồ ghề góc cạnh trong cuộc sống phản ánh một cách chân thực, sinh động đến người đọc.
Còn với Tố Hữu, ông lại chọn thơ để thể hiện tài năng của mình. Do thể loại này chịu sự quy định về vần điệu, câu chữ nên những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong thơ Tố Hữu thường có cấu tạo ngắn gọn, dễ hiểu tạo hiệu quả nghệ thuật cao. Nó giúp nhà thơ diễn tả được những cung bậc tình cảm của mình một cách tinh tế, sâu sắc.
Với những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật sắc sảo tinh tế, Nguyễn Tuân và Tố Hữu đã khẳng định được tài năng cũng như phong cách độc đáo của mình. Đồng thời, những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật mà họ sử dụng tạo cho tác phẩm sức thu hút lôi cuốn mở ra cho người đọc cái nhìn mới mẻ nhiều chiều về đối tượng giúp họ am hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống.
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Cũng dựa vào cơ sở lý thuyết, chương 3 chúng tôi đi vào khảo sát biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong thơ Tố Hữu. Khảo sát 140 bài thơ trong
“tuyển tập Thơ Tố Hữu’ chúng tôi đã thống kê được khá nhiều các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật. Trong đó, tác giả đã sử dụng nhiều biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về con người anh hùng: Bác Hồ, người chiến sĩ, những người phụ nữ, những em bé liên lạc… Cùng chỉ về một đối tượng nhưng bằng tài năng của một nhà thơ cách mạng ưu tú Tố Hữu đã sử dụng linh hoạt các biểu thức miêu tả chiếu vật khác nhau đồng quy chiếu về đối tượng khiến cho đối tượng ấy hiện lên trong sự sinh động về tên gọi đồng thời qua đó cho chúng ta thấy được sự nhận thức tinh tế sâu sắc của tác giả đối với những vấn đề được phản ánh.
Việc sử dụng các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật phụ thuộc vào cảm quan riêng của tác giả. Ngoài việc đưa ra những thông tin nhiều chiều về đối tượng được phản ánh mặt khác nó còn bộc lộ những tư tưởng tình cảm của tác giả. Thông qua việc phân tích các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong thơ Tố Hữu chúng ta nhận biết được giá trị to lớn của hiện tượng này trong văn học, đồng thời khẳng định sự phong phú, trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt.
Hơn nữa, nó góp phần tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo trong thơ Tố Hữu.
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
KẾT LUẬN
Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Tuân và Tố Hữu. Với tần số xuất hiện và mục đích sử dụng khác nhau, nhưng những biểu thức miêu tả đồng chiếu vật này đã có vai trò rất quan trọng trong việc giúp nhà văn xây dựng thế giới hình tượng trong tác phẩm. Tạo nên sự sinh động và hấp dẫn cho tác phẩm, đồng thời qua đó cũng khẳng định được sự phong phú, trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Hơn thế, nó chính là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách độc đáo trong thơ văn Tố Hữu và Nguyễn Tuân.
Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật xuất hiện trong thơ Tố Hữu chủ yếu miêu tả và khắc hoạ hình tượng con người, Tổ quốc,… Đặc biệt, là hình tượng lãnh tụ, hình tượng Bác Hồ. Qua đó, thể hiện được tấm lòng trân trọng, biết ơn, và tình cảm sâu nặng tác giả dành cho Bác. Ngoài ra, là hình tượng người chiến sĩ, người mẹ,…Tất cả đều thống nhất, tập trung thể hiện Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ, là nhà thơ gắn bó chặt chẽ với cách mạng, với nhân dân.
Một nhà thơ có phong cách nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân tập trung khắc hoạ và xây dựng hình tượng con người. Đó là những con người nghệ sĩ, dù họ làm gì thì ở họ đều toát lên một phẩm chất, đó là phẩm chất của người nghệ sĩ tài hoa; đó là những con người lao động, con người của cuộc sống đời thường chân thực, gần gũi. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật, góp phần nhìn nhận con người, sự vật ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
giúp người đọc cảm nhận và có những liên tưởng phong phú trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.
Ngoài ra, trong sáng tác của Nguyễn Tuân, biểu thức miêu tả đồng chiếu vật còn được sử dụng nhiều trong việc miêu tả sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Ví dụ trong “Người lái đò sông Đà” đó là hệ thống biểu thức miêu tả đồng chiếu vật nét trữ tình và hung bạo của con sông Đà. Chính nhờ vào đó, hình tượng con sông Đà, hiện lên giống như một con người, một cô gái đang yêu khi giận dữ, khi yêu thương…
Tóm lại, biểu thức miêu tả đồng chiếu vật được sử dụng trong các tác phẩm văn học nói chung, trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Tố Hữu nói riêng góp phần quan trọng trong việc tạo nên nét riêng biệt, độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn đồng thời tạo nên sự hấp dẫn, đối với người đọc.
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu, Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động, Tạp chí ngôn ngữ số 3/11982
2. Đỗ Hữu Châu, Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động, Tạp chí ngôn ngữ số 1/11983
3. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở Ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
4. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H.
5. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, T1, Nxb Đại học sư phạm 6. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học
quốc gia, H
7. Đặng Thị Thu Hiền (2006), Phép thế đồng nghĩa và phép thế liên tưởng trong Tờ hoa của Nguyễn Tuân, Tạp chí ngôn ngữ số 10. tr. 63- 71
8. Tuyển tập Thơ Tố Hữu –Nxb Giáo Dục 1999
9. Thơ Tố Hữu - Những lời bình - Mai Hương (1999) - Nxb VHTT-Hà Nội
10. Nguyễn Ngọc Hoá (1990) Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù, Tạp chí văn học số 3. tr.34-46
Khoá luân tốt nghiệp Chuyên ngành ngôn ngữ học
11. Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm - Phong Lan với sự cộng tác của Mai Hương tuyển chọn và giới thiệu (2000) - Nxb Giáo Dục
12. Đặng Lưu (2005), Nhãn quan ngôn ngữ Nguyễn Tuân, Tạp chí văn học số 2. tr.123-130
13. Vương Chí Nhàn (1997), Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút, Tạp chí văn học số 6. tr. 28-36
14. Nguyễn Thị Nhung (2007), Chức năng chiếu vật của định tố tính từ trong danh từ tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống số 5, tr. 1-8 15. Lữ Huy Nguyên (2000), Tuyển tập Nguyễn Tuân, T1, Nxb Văn học, H 16. Lữ Huy Nguyên (2000), Tuyển tập Nguyễn Tuân, T2, Nxb Văn học, H 17. Lữ Huy Nguyên (2000), Tuyển Tập Nguyễn Tuân, T3, Nxb Văn học,H 18. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb
Giáo Dục
19. Nguyễn Tuân tuỳ bút viết trước năm 1945, Nxb Hải Phòng, 1998