Dạng 1: Các quy luật di truyền của Menđen

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương II tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 ban cơ bản hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền vào khâu giảng bài mới (Trang 21 - 26)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Phân loại và biên soạn bài tập

2.2.1. Dạng 1: Các quy luật di truyền của Menđen

Các bài tập về các quy luật di truyền của Menđen bao gồm:

2.2.1.1: Xác định số loại và thành phần gen của giao tử

Đây thực chất là bài toán xác định kiểu gen của cá thể sinh ra giao tử.

tuỳ thộc vào yêu cầu của đề ra để xác định, thường có các dạng sau:

a). Số loại giao tử

Không tuỳ thuộc vào số cặp gen trong KH mà tuỳ thuộc vào số cặp gen dị hợp trong đó.

+ KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 21 loại giao tử.

+ KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sinh ra 22 loại giao tử.

+ KG của cá thể gồm 3 cặp gen dị hợp sinh ra 23 loại giao tử.

……..

=> số loại giao tử cá thể có KG gồm n cặp gen dị hợp = 2n tỉ lệ tương đương.

b). Thành phần gen của giao tử

Trong tế bào của cơ thể, gen tồn tại thành từng cặp, còn trong giao tử mỗi giao tử chỉ còn mang 1 gen trong cặp.

+ Đối với cặp gen đồng hợp AA ( hoặc aa ): Cho 1 loại giao tử A ( a ).

+ Đối với cặp gen dị hợp Aa: Cho 2 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau là giao tử A và giao tử a.

Suy luận tương tự đối với nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau, thành phần gen của các loại giao tử được ghi theo sơ đồ phân nhánh ( sơ đồ Aucrbac ).

Đối với cặp gen 1 A a

Đối với cặp gen 2 B B

Đối với cặp gen 3 D d D d

Đối với cặp gen 4 e e e e

Thành phần gen của ABDe ABde aBDe aBde

mỗi loại giao tử

2.2.1.2. Xác định kiểu tổ hợp, kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ phân li ở đời con a). Mỗi loại giao tử đực tổ hợp tự do với các loại giao tử cái tạo thành nhiều kiểu tổ hợp trong các hợp tử. Vì vậy số các kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực của cha với các loại giao tử cái của mẹ được xác định:

Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.

Khi giải toán cần chú ý: Nếu biết số kiểu tổ hợp ta có thể suy ra số các loại giao tử đực, giao tử cái và từ đó có thể biết được số cặp gen dị hợp trong KG của bố và mẹ. Khi số tổ hợp khác nhau nhưng có thể đưa đến kiểu gen giống nhau từ đó ta có thể suy ra số KG nhỏ hơn hoặc bằng số các KH.

b). Sự di tuyền của các cặp gen là độc lập với nhau, vì vậy sự tổ hợp tự do giữa các cặp gen cũng như giữa các cặp tính trạng. Từ đó, kết quả về KG cũng như về KH ở đời con được xác định :

+ Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen = tích các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp gen.

=> Số KG tính chung = tích số kiểu gen riêng rẽ của mỗi cặp gen.

+ Tỉ lệ KH chung của nhiều cặp tính trạng = tích các tỉ lệ KH riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.

=> Số KH tính chung = tích số KH riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.

2.2.1.3. Xác định kiểu gen của bố mẹ

a). Trường hợp kiểu gen riêng của từng tính trạng: Xét riêng kết quả đời con F1 của từng loại tính trạng:

 F1 đồng tính:

+ Nếu P có kiểu hình khác nhau thì F1 nghiệm đúng định luật đồng tính của Menđen => tính trạng biểu hiện ở F1 là tình trạng trội và thế hệ P đều thuần chủng: AA x aa

+ Nếu P cùng kiểu hình và F1 mang tính trạng trội thì trong 2P có KG đồng hợp trội AA, P còn lại có thể là AA hoặc Aa.

+ Nếu P không nêu kiểu hình và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2P là đồng hợp trội AA, P còn lại có thể: AA hoặc Aa hoặc aa.

 F1 phân tính có tỉ lệ:

+ F1 Theo phân tích theo tỉ lệ 3: 1. F1 nghiệm đúng định luật phân tính của Menđen => tính trạng chiếm (3/4) là tính trạng trội và P đều là dị hợp:

Aa x Aa.

Lưu ý, trong trường hợp trội không hoàn toàn thì tỉ lệ F1 là 1: 2: 1.

Trong trường hợp có gen gây chết ở trạng thái đồng hợp thì tỉ lệ F1 là 2: 1.

+ F1 theo phân tính theo tỉ lệ 1: 1. F1 là kết quả đặc trưng của phép lai phân tích thể dị hợp => 1 bên là dị hợp Aa, P còn lại đồng hợp lặn aa.

+ F1 phân tính không rõ tỉ lệ: Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở F1 aa => P đều chứa gen lặn a, phối hợp với kiểu hình P suy ra KG của P.

b). Kiểu gen chung của nhiều tính trạng

 Trong phép lai không phải là lai phân tích

Kết hợp kết quả về KG riêng của từng loại tính trạng với nhau

 Trong phép lai phân tích

Không xét riêng từng loại tính trạng mà dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỉ lệ và thành phần gen của mỗi loại giao tử sinh ra => KG của cá thể đó.

Để giải nhanh các bài toán này, nhất thiết chúng ta phải nắm thật vững các nội dung của định luật trên để vận dụng linh hoạt vào từng bài toán cụ thể.

Trong khi giải toán chúng ta cần phân tích kĩ trong từng trường hợp lai và chú ý đến tính trội lấn át hoàn toàn và không lấn át hoàn toàn để vận dụng kết quả lại ở thế hệ F1 và F2 được đúng hơn.

 Phương pháp giải chung cho các bài tập về các quy luật di truyền.

Đối với từng bài, từng dạng lại có phương pháp giải riêng nhưng đều bao gồm các bước sau:

+ Bước 1: Phân tích giả thuyết + Bước 2: Xác định tính trội lặn + Bước 3: Quy ước gen

+ Bước 4: Thông qua dữ kiện đầu bài biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ

+ Bước 5: Viết sơ đồ lai Bài tập minh hoạ:

Bài 1: Chọn 1 cây cà chua quả đỏ giao phấn với cây cà chua quả vàng thì F1 thu được toàn cây quả đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được gồm 152 cây quả đỏ và 50 cây quả vàng.

a). Xác định quy luật cho thế hệ F1 và F2.

b). Chọn 2 cây F2 cho giao phấn. Trong trường hợp F3 phân tính theo tỉ lệ 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng, hãy xác định KG 2 cây đó.

c). Chọn 2 cây F2 cho giao phấn. Trong trường hợp F3 phân tính theo tỉ lệ 1 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng, hãy xác định KG 2 cây đó.

d). Chọn 2 cây F2 cho giao phấn. Trong trường hợp F3 đồng tính quả đỏ, hãy xác định KG 2 cây đó.

e). Trường hợp không rõ 2 cây bố mẹ có thuần chủng hay không, để F1 chắc chắn đồng tính, thì phải chọn KH 2 cây bố và mẹ như thế nào?

Bài giải:

a). Vì F1toàn đỏ=> đồng tính 1 trong 2 tính trạng của P Và F2 có 152 đỏ: 50 vàng=> Phân tính 3 đỏ: 1 vàng.

Vậy kết quả F1 theo định luật đồng tính, F2 theo định luật phân tính.

Suy ra màu quả do 1 loại gen quy định, với số quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng và P đều thuần chủng.

Quy ước: D quy định quả đỏ, d quy định quả vàng

=> KG P: Quả đỏ: DD x Quả vàng: dd b). Khi F3 phân tính 3 đỏ: 1 vàng

Theo định luật phân tính của Menđen => 2 cây bố mẹ đều dị hợp Vậy KG của 2 cây F2: Dd x Dd

c). Khi F3 phân tính 1 đỏ: 1 vàng: Là kết quả đặc trưng của lai phân tích 2 cặp gen dị hợp.

Theo định luật phân tính của Menđen => 2 cây bố mẹ có KG của 2 cây F2 là:

Dd x dd

d). Khi F3 đồng tính quả đỏ: 1 trong 2 cây bố hoặc mẹ chỉ cho 1 loại giao tử D có KG là DD, cây còn lại tuỳ ý DD, Dd hoặc dd đều được.

Theo định luật đồng tính của Menđen KG của 2 cây F2 là:

DD x DD, hoặc DD x Dd; hoặc DD x dd đều được.

e). F1 phân tính khi lai 2 cây thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

2 cây bố mẹ đều quả đỏ không thuần chủng: Dd x Dd.

1 cây bố hoặc mẹ là quả đỏ không thuần chủng: Dd x dd.

Vậy nếu chọn dù chỉ 1 cây có KH quả đỏ thuộc tính trội thì cây này có thể không thuần chủng=> F1 phân tính .

F1 đồng tính khi 2 cây bố và mẹ đều thuần chủng. Vì vậy để chắc chắn F1 đồng tính thì phải chọn 2 cây bố và mẹ đều quả vàng thuộc tính lặn, do tính lặn thì luôn thuần chủng.

Bài 2:

Ở bò, gen D quy định lông đen là gen trội, gen d quy định lông vàng là gen lặn. 1 con bò đực đen giao phối với con bò cái thứ nhất lông vàng thì được 1 con bê đen. Cũng con bò đực đen đó giao phối với 1 con bò cái thứ 2 lông đen thì được 1 bê đen, giao phối với con bò cái thứ 3 thì được 1 con bê vàng. Hãy xác định:

a). KG của bò đực bố lông đen.

b). KG của bò cái 1 lông vàng.

c). KG của bò cái 2 lông đen.

d). KG của bò cái 3 lông vàng.

Đáp số:

a). Dd b). dd c). Dd

d). DD hoặc Dd

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương II tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 ban cơ bản hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền vào khâu giảng bài mới (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)