1.1.Điều kiện khí hậu 1.1.1. ánh sáng
Cây nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp.
Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu. Nho cần có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường. Nên trồng nho ở những nơi hứng nắng, nhưng được che chắn kỹ, tránh những vùng có gió bão.
43
Ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp của cây nho, đem lại dưỡng chất cho cây. Đồng thời tác động đến chất lượng quả nho, giúp cho sự hình thành màu sắc quả nho được đậm hơn, vỏ dầy hơn; khi chín có độ đường cao hơn, độ acid thấp hơn.
1.1.2. Nhiệt độ
Vùng nhiệt độ mà cây nho sử dụng trong sản xuất rượu vang tại các nước ôn đới, phát triển tốt nhất là 10 -16oC. Ở nhiệt độ khác, cây nho cũng phát triển, tuy nhiên vị và hương thơm của rượu vang sản xuất từ nho loại này sẽ kém hơn. Nhiêt độ 25 – 28oC là thích hợp nhất cho sự quang hợp của cây nho. Ở nhiệt độ cao hơn 30oC cây nho sẽ sử dụng một lượng lớn đường và acid trong quả nho cho quá trình hô hấp và quang hợp.
1.1.3. Lượng mưa
Lượng mưa tốt nhất cho cây nho là 500 – 600mm/năm. Với khí hậu khô hạn, lượng mưa từ 400 -500mm/năm vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên ở những vùng có lượng mưa ít hơn 400mm/năm cần tưới bổ sung. Lượng mưa nhiều hơn 800mm/năm sẽ gây hại cho cây nho và quả nho.
1.1.4. Vi khí hậu
Vi khí hậu là khí hậu riêng của từng vùng trồng nho và tác động đến tính chất riêng của cây nho trồng ở từng địa điểm.
1.2. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện khí hậu của từng vùng. Vùng nho đặc trưng nhất nằm ở 30 – 50 độ bắc và 20 – 40 độ nam.
Độ cao so với mực nước biển cũng tác động đến lượng ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của nơi trồng nho. Tại những vùng núi, ở những bên khác nhau của dãy núi, cũng sẽ có khí hậu khác nhau.
1.3. Tính chất của đất trồng
Đất trồng nho không có yêu cầu quá đặc biệt. Cây nho có khả năng thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau, như: đất chua, đất phèn, đất chát, đất thịt…
Mặc dù vậy, chất lượng của đất trồng lại ảnh hưởng đến chất lượng của quả nho hình thành. Mỗi loại đất có tác động riêng đến chất lượng nho. Ví dụ:
- Đất đỏ bazan: đất chứa nhiều kali, và các nguyên tố khác – có ảnh hưởng tốt đến chất lượng nho trong sản xuất rượu, vang sản xuất từ vùng đất này có hương thơm đặc trưng, chất lượng cao.
- Đất cát: chứa khoảng 70 – 85% cát; khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng yếu. Vang sản xuất từ đây có độ acid thấp, nho đỏ có lượng màu yếu và tannin thấp.
- Đất vôi: vang sản xuất ra thường khô và chua howpn so với vùng khác.
1.4. Hệ động thực vật xung quanh
Tác động gián tiếp đến nho là các loại virut, vi khuẩn, nấm, động vât, và hệ thực vật ở xung quanh nơi trồng.
Có những loại nấm mốc có những lơi ích nhất định như Botrytis cinere. Tuy nhiên nếu khí hậu không phù hợp thì loại nấm mốc này sẽ gây hại cho vang. Trên thế giới chỉ một vài nơi có khí hậu phù hợp để loại nấm mốc này tạo nên loại nho tuyệt vời cho sản xuất rượu.
Sâu có nhiều loại nhưng không có loại nào thật sự nguy hiểm. Nếu biết nhận dạng, dùng đúng thuốc và đúng lúc thì dễ dàng ngăn chặn được.
Có một số bệnh gây hại nhiều cho nho như bệnh mốc sương, bệnh phấn trắng, bệnh rỉ sắt.
Các loại cây trồng xung quanh cũng ảnh hưởng đến chất lượng nho. Các cây ăn quả có tán lớn che phủ cây nho sẽ làm cho quả nho có ít đường hơn. Tuy nhiên những cây này cũng có tác dụng như che gió, giữ đất cho cây nho.
2. Tính chất của giống nho
Nho nhiệt đới chỉ trồng để ăn tươi vì trồng để nấu rượu không có mùi thơm, rượu không ngon. Ngay như Pháp, nho trồng ở Địa Trung Hải có chất lượng kém hơn nho trồng ở các tỉnh phía bắc như Champague, Bourgogue. Chính vì vậy lựa chọn giống nho cho sản xuất rượu vang là rất quan trọng.
3. Kỹ thuật trồng nho - Chuẩn bị cây giống
Các cây giống có chiều cao 15 – 20 cm, đường kính 0,7 -1cm và không có sâu bệnh. Tại Việt Nam mật độ ưa dùng nhất là 2,5m x 2m một cây (2000 cây/ha ). Cây giống được cho vào các hố đào sâu, bỏ nhiều phân hữu cơ đã mục.
- Chuẩn bị giàn cho nho
Đặc điểm của nghề trồng nho là phải cho nho leo giàn. Ở các nước khác thường dùng cọc hình chữ T bằng sắt hoặc bằng bê tông.
Ở Ninh Thuận thường trồng nho theo giàn. Giàn nho thông thường gồm hai hay nhiều hàng cọc. Trên đầu cọc, cao độ 1,8m – 2m, giăng một giàn dây thép ngang dọc cho nho leo.
45
Hình 3. 1. Giàn nho ở Phan Rang - Phương thức cắt tỉa
Thường trồng nho vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô, vào khoảng tháng 12- tháng 1. Một năm sau tay và cành quả đã hóa gỗ, màu nâu ,mắt nổi rõ, đại bộ phận lá đã chín thì cần cắt hết cành lá đã có để cho ra trái. Chỉ để lại cành quả để hình thành trái và gỗ mới; để lại mầm dự trữ ở chân cành quả để thay thế các cành này vào vụ sau. Nếu gốc nho đã già để lại một số cành ở gần thân. Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt ở vị trí mắt thứ 6 -8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25 – 30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ những trái bị dị tật, sâu bệnh.
- Phương thức sới đất và tưới cây
Dưới tán giàn nho thường ít cỏ, mặt đất không phơi ra nắng, ít bị mất nước, đóng váng. Tuy nhiên người trồng nho thường sới đất mỗi vụ 1 lần để phá bỏ một phần bộ rễ cũ, tái tạo bộ rễ mới kết hợp bón phân, trộn đều vào đất.
Tưới nho chỉ cần thiết vào vụ nắng. Đất thịt tưới nhiều nước hơn, khi lá nhiều, ra hoa quả mỗi lần tưới chỉ cách nhau 3 – 5 ngày.
- Bón phân - Sâu bệnh
4. Độ chín và trạng thái quả nho khi thu hoạch
Quả nho có đủ độ chín sẽ hoàn thiện các quá trình chuyển hóa tự nhiên, lượng acid mềm hơn, mầu đậm đà hơn, lượng đường và các chất thơm nhiều hơn.
Việc xác định độ chín của nho rất cần thiết cho việc thu hoạch nho. Phụ thuộc yêu cầu sản xuất loại vang nào mà thu hoạch nho cho đúng độ chín yêu cầu.
5. Phương pháp thu hoạch và vận chuyển
Có thể dùng thiết bị hoặc dùng tay để thu hoạch nho. Để vận chuyển nho có thể dùng các xe tải dạng nhỏ, sau đó nho được lựa chọn lại bằng tay.