Phân tích tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu môn học phân tích tín dụng và cho vay chương 1 phân tích tín dụng và cho vay-cđ tcnh qui nhơn (Trang 30 - 32)

Điều kiện tài sản đảm bảo là một hình thức bảo hiểm đảm bảo cho người cho vay khi người vay không thể trả nợ bằng nguồn hoàn trả thứ nhất. Đôi lúc nó được gọi là nguồn trả nợ thứ hai. Tuy nhiên cán bộ tín dụng không nên dựa quá nhiều vào TS đảm bảo để cho vay. Khi phỏng vấn cho vay, người cho vay cần nắm vững các chi tiết về tài sản được mang ra để đảm bảo nợ, kể cả chi tiết về bảo hiểm.Thẩm định tài sản đảm bảo nhằm dự đoán giá trị của tài sản đó và quyết định xem như vậy đã đủ để đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng trong trường hợp vỡ nợ chưa. Việc nhận tài sản bảo đảm được thực hiện do những lý do sau:

- Là hình thức bảo hiểm trong trường hợp nguồn trả nợ thứ nhất không thực hiện được, hoặc trong trường hợp rủi ro không lường trước xảy ra.

- Để đảm bảo sự cam kết đầy đủ của người vay đối với hoạt động kinh doanh của họ.

- Bảo vệ trong trường hợp người đi vay không thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh như đã đề ra khi phê chuẩn tín dụng.

- Không tạo ra trách nhiệm tài chính đối với ngân hàng. - Được pháp luật chấp nhận

Chất lượng của tài sản đảm bảo:

- Phải có giá trị thực tế - giá trị của tài sản thế chấp là bao nhiêu?

- Phải có khả năng bán được - nếu cần thiết tài sản đó có thể được ngân hàng bán và nếu như vậy thì số tiền bán được là bao nhiêu.?

- Người vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản thế chấp đó không? - Tài sản thế chấp đó giữ /cất ở đâu?

- Tài sản đưa ra làm đảm bảo có được chấp nhận không? - Tài sản thế chấp đó có dễ bị hư hỏng không?

- Tài sản đó có nhanh xuống giá không?

- Các tranh chấp có khả năng phát sinh khi buộc phải xử lý TS ?

Giá trị của tài sản bảo đảm:

Việc định giá phải dè dặt và cần tính đến mỗi NH sẽ có chính sách riêng của mình về tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị của tài sản bảo đảm

Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị của TSĐB, NH thường xác định dựa vào các yếu tố:

- Loại TS

- Khả năng và mức độ biến động giá trên thị trường của loại TS đó - Chi phí phát sinh trong quá trình xử lý TS (nếu xảy ra) để thu nợ.

- NH phải đảm bảo thu đủ nợ gốc, lãi trong hạn và lãi quá hạn, bù đắp đủ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình xử lý nợ mà NH phải gánh chịu.

Theo dõi tài sản bảo đảm: trường hợp buộc phải bán. Tất nhiên

Thẩm định tài sản bảo đảm phải được cập nhật hàng năm (hoặc thường xuyên theo thực tế ) để đảm bảo có thể dự đoán được giá trị xác thực nhất và đảm bảo rằng giá trị của tài sản thế chấp đủ để bù đắp khoản vay chưa hoàn trả của khách hàng.

Một phần của tài liệu môn học phân tích tín dụng và cho vay chương 1 phân tích tín dụng và cho vay-cđ tcnh qui nhơn (Trang 30 - 32)