PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên văn phòng tại công ty phần mềm FPT đà nẵng (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đươc sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 – 1.0 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

Ngoài việc sử dụng trị số KMO, có thể sử dụng kiểm định Barlett. Kiểm định Barlett xem xét giả thiết H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa trong thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Ngoài ra phân tích nhân tố còn dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình.

Đại lượng Eigenvalue đai diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt

thông tin tốt hơn một biến gốc.

Factor loading (FL) – Hệ số tải nhân tố: là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA phụ thuộc và kích thước mẫu quan sát và mục đích nghiên cứu. Nếu FL > 0.3 là đạt mức tối thiểu với kích thước mẫu khoảng 350, FL > 0.4 là quan trọng và FL > 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn. Khi kích thước mẫu khoảng 100 thì nên chọn FL > 0.55, còn nếu kích thước mẫu 50 thì nên chọn FL > 0.75.

Component Matrix (Rotated Component Matrix) – Ma trận nhân tố (Ma trận nhân tố xoay): Một phần quan trọng trong kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố. Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hoá bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố principal components nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.

3.3.1. Phân tích EFA đối vi các nhân t nh hưởng đến động lc làm vic đối vi nhân viên

Sau khi loại biến rác từ đánh giá độ tin cậy cronbach’s alpha số biến còn lại đưa vào phân tích EFA là 36 biến. Kết quả phân tích như sau:

Hệ số KMO and Bartlett's Test = 0.790>0.5 phân tích EFA có ý nghĩa.

Từ 36 biến quan sát trích được 8 nhân tố với phương sai trích 68.3%>50%, trị số Eigenvalue =1.299>1. Các hệ số Factor loading đều lớn hơn 0.5.

Bng 3.13. Kết qu phân tích EFA các biến s nh hưởng đến động lc làm vic ca nhân viên văn phòng ti công ty phn mm FPT

Biến quan sát

Nhóm nhân t

1 2 3 4 5 6 7 8

DK1 .774

DK2 .775

DK3 .787

DK4 .763

CV1 .792

CV2 .718

CV4 .627

CV5 .798

CV6 .787

DT1 .857

DT2 .907

DT3 .892

DT4 .882

TL1 .744

TL2 .773

TL3 .748

TL4 .703

TL5 .778

TL6 .735

PL1 .773

PL2 .668

PL3 .758

PL4 .778

DN1

DN2 .706

DN3 .793

DN4 .704

DN5 .801

CT1 .816

CT2 .829

CT3 .824

CT4 .717

TT1 .847

TT2 .803

TT3 .794

TT4 .800

TT4 .784

Kết quả phân tích EFA cho thấy sau khi loại biến rác từ phân tích Cronbach’s Alpha nên không có biến nào bị loại khi phân tích EFA. Các nhân tố trích ra từ 36 biến số được xác định lại tên như sau.

Nhóm (1) gồm 6 biến quan sát TL1, TL2, TL3, TL4, TL5, TL6, được đặt tên là “Tiền lương”.

Nhóm (2) gồm 4 biến quan sát DT1, DT2, TDT3, DT4 được đặt tên là

“Đào tạo thăng tiến”.

Nhóm (3) gồm 5 biến quan sát CV1, CV2, CV4, CV5, CV6 được đặt tên là “Bản chất công việc”.

Nhóm (4) gồm 4 biến quan sát TT1, TT2, TT3, TT4 được đặt tên là

“Đánh giá thành tích”.

Nhóm (5) gồm 4 biến quan sát CT, CT2, CT3, CT4 được đặt tên là “Cấp trên”.

Nhóm (6) gồm 5 biến quan sát DN1, DN2, DN3, DN4, DN5 được đặt tên là “Đồng nghiệp”.

Nhóm (7) gồm 4 biến quan sát DK1, DK2, DK3, DK4 được đặt tên là

“Điều kiện làm việc”.

Nhóm (8) gồm 4 biến quan sát PL1, PL2, PL3, PL4 được đặt tên là

“Phúc lợi”.

3.3.2 Phân tích EFA đối vi các biến s động lc làm vic Bng 3.14. H s KMO ca thành phn động lc làm vic

KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy. .748

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 451.265

df 3

Sig. .000

Hệ số KMO của thành phần động lực =0.748>0.5 nên kết quả phân tích này có ý nghĩa.

Từ 3 biến quan sát trích được 1 nhân tố duy nhất với phương sai trích 82.911%. Trị số Eigenvalue = 2.487>1.Các hệ số loading đều lớn hơn 0.5.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên văn phòng tại công ty phần mềm FPT đà nẵng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)