Hứng thú học tập môn vật lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu con đường hình thành các kiến thức vật lý cơ bản trong chương 4. từ trường, vật lý 11 nâng cao, nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh (Trang 71 - 75)

Chương 4. KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ

4.2. Hứng thú học tập môn vật lý

Hứng thú học tập môn vật lý là một loại đặc biệt của hứng thú học tập nhằm vào việc nhận thức sâu sắc bản chất những tri thức, kĩ năng về môn vật lý, đặc trưng bởi sự say mê, ham hiểu biết, luôn muốn vươn tới những tri thức vật lý mới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.

4.2.2. Biểu hiện của hứng thú học tập môn vật lý

Trong giờ học: HS chú ý vào bài giảng của GV, hăng hái tham gia ý kiến phát biểu tích cực vào quá trình dạy học; điệu bộ ngạc nhiên, trả lời nhanh chóng các câu hỏi của GV, vấn đề mà HS khác đặt ra; thái độ muốn tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của sự vật, hiện tượng, kiến thức vật lý; đặt ra các câu hỏi liên hệ với thực tế.

Ngoài giờ học: luôn tìm hiểu, sưu tầm, ghi chép những kiến thức về vật lý, quan sát các hiện tượng vật lý trong thực tế, có thể chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm để tìm tòi…

4.2.3. Các biện pháp kích thích hứng thú học tập Vật lý cho HS

Việc kích thích hứng thú học tập Vật lý cho HS trong giảng dạy có thể diễn ra theo hai biện pháp: hoặc là nội dung của môn Vật lý chứa đựng khả năng đó, hoặc là bằng sự tổ chức hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên, khi hình thành hứng thú nhận thức, mỗi biện pháp có những nét đặc trưng riêng của nó; nhưng bất cứ biện pháp nào cũng không thể tách biệt độc lập.

Hình thành hứng thú nhận thức Vật lý qua nội dung giảng dạy

Đối tượng đầu tiên của hứng thú nhận thức chính là kiến thức về thế giới, nên việc lựa chọn cẩn thận, chuẩn bị nội dung phong phú của giáo trình, sách giáo khoa là một khâu quan trọng. Muốn thực hiện nhiệm vụ này có 5 con đường:

-Thứ nhất: lựa chọn có suy nghĩ những sự kiện mới, hiện tượng ít người biết, vượt qua khỏi trí tưởng tượng của HS và làm cho HS phải ngạc nhiên. Điều này sẽ gây hứng thú cho HS đối với nội dung nghiên cứu.

-Thứ hai: giúp HS suy nghĩ kĩ, chính xác hóa những quan điểm, quan niệm trong đời sống dưới ánh sáng của khoa học vật lý. Làm cho HS thấy được điều mới, điều bất ngờ trong những hiện tượng quen thuộc. Giúp họ chuyển từ trạng thái quan

niệm nghèo nàn, tương đối hẹp và thuần túy kinh nghiệm sang trình độ hiểu biết khoa học.

-Thứ ba: thông qua tìm hiểu lịch sử vật lý, những thí nghiệm của các nhà vật lý, cho HS làm những thí nghiệm để từ đó hình thành ở HS lòng tin đối với khoa học, cũng như với kho tàn kiến thức của nhân loại nói chung và khoa học vật lý nói riêng.

Bên cạnh đó cũng giúp HS say mê lao động, sáng tạo, phát triển tư duy độc lập, tìm tòi kiến thức cho mình. Con đường này không những dẫn tới hình thành thế giới quan, nhân sinh quan mà còn dẫn tới hình thành hứng thú nhận thức Vật lý cho HS.

-Thứ tư: hứng thú nhận thức Vật lý cho HS còn được tác động bởi những thành tựu của Vật lý hiện đại. Chính vì thế, việc cung cấp, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức Vật lý hiện đại, dựa vào những phương tiện công nghệ tiên tiến cũng là một nhiệm vụ không thể thiếu của người GV.

-Thứ năm: việc vận dụng kiến thức vào đời sống cũng là một sự kích thích quan trọng đối với hứng thú nhận thức của HS. Cho nên, cần phải gắn liền nội dung giảng dạy với thực tiễn đời sống sản xuất, với hướng nghiệp; làm cho HS thấy được ý nghĩa của kiến thức đối với con người; gây cho HS nhu cầu vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Hình thành hứng thú nhận thức Vật lý qua tổ chức hoạt động nhận thức Theo biện pháp này, có thể thực hiện theo các con đường sau đây:

-Thứ nhất: làm cho bài giảng liên tục trở thành hoàn cảnh có vấn đề. Cách này sẽ tạo ra hứng thú lâu bền.

-Thứ hai: tổ chức các hoạt động tự lập của HS phù hợp với những đặc điểm của hứng thú.

-Thứ ba: rèn luyện cho HS ý thức học liên hệ với hành, giáo dục cho các em thấy được sự cần thiết của việc học tập môn Vật lý, ý nghĩa của môn học trong đời sống và trong khoa học.

-Thứ tư: tổ chức các hoạt động đòi hỏi sự tìm tòi; khuyến khích, kích thích sự sáng tạo, phát hiện tri thức vật lý mới so với trình độ hiểu biết của HS.

-Thứ năm: phát triển hứng thú học tập Vật lý bằng cách tổ chức hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm; đưa HS tham quan các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở hướng nghiệp…

-Thứ sáu: làm cho HS thấy được sự tiến bộ, sự trưởng thành của bản thân, tìm thấy hạnh phúc khi phát hiện kiến thức mới; tạo bầu không khí tập thể sôi nổi, tạo ra dư luận tốt để khuyến khích, động viên và phát huy niềm say mê khoa học ở HS.

Cụ thể là trong giảng dạy Vật lý, người GV có thể tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động như: làm bài tập, tự làm thí nghiệm, thi đố vui giữa các tổ, làm bài kiểm tra nhỏ (phát phiếu học tập cho HS), theo dõi GV làm thí nghiệm…

Môn Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, chính vì vậy, việc tổ chức cho HS tham gia vào hoạt động thực nghiệm là một biện pháp thiết yếu để kích thích hứng thú nhận thức Vật lý ở HS.

Bằng một điều tra nhỏ trong công tác thực tập Sư phạm ở THPT Võ Văn Kiệt (Vĩnh Long), hứng thú học tập môn vật lý của HS đối với các hoạt động được biểu hiện qua bảng số liệu sau:

Hoạt động Số lƣợng Tỉ lệ

Ngồi nghe giáo viên giảng

5 5.80%

Làm bài tập 20 23.26%

Tự làm thí nghiệm 23 26.75%

Theo dõi GV làm thí nghiệm

20 23.26%

Xem GV trình bày qua máy chiếu

6 6.98%

Làm bài kiểm tra 2 2.33%

Thi đố vui giữa các tổ

8 9.30%

Lựa chọn khác 2 2.33%

Tổng số HS: 86 100%

Kết Quả Bình Chọn: Trong giờ Vật lý bạn hứng thú nhất khi:

Với kết quả nghiên cứu trên: Trong khi các hoạt động tự lực có tác dụng kích thích hứng thú của HS thì ngược lại, các hoạt động thụ động, một chiều GV → HS lại không kích thích được sự hào hứng của các em.

Một điều tương đối bất ngờ đó là hoạt động tưởng chừng HS sẽ hào hứng đó là theo dõi GV trình bày qua máy chiếu lại được rất ít người lựa chọn. Điều này có thể lí giải bởi 2 nguyên nhân:

Số lượng GV sử dụng Powerpoint và máy chiếu để giảng dạy chưa nhiều.

GV sử dụng Powerpoint chưa hợp lí. Hiện nay việc sử dụng công cụ này hầu như chỉ mới dừng lại ở mức thay thế bảng, phấn chứ chưa thực sự tận dụng được tính năng đa phương tiện của Powerpoint.

Đề xuất:

Từ điều tra nhỏ này, ta thấy muốn nâng cao sự hứng thú nhận thức Vật lý của HS, GV cần tăng cường các hoạt động tự lực của HS, đặc biệt là thí nghiệm HS, trong đó HS có thể trực tiếp tham gia vào tiến hành thí nghiệm. Nhận định này có thể nói là hoàn toàn phù hợp với thực tế giảng dạy trong nước cũng như trên thế giới.

Ngoài ra, GV còn quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS để có tác động phù hợp.

Tóm lại, để kích thích hứng thú học tập Vật lí cho HS, người HS cần thực hiện một tổ hợp các biện pháp khác nhau, nhưng cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhằm tổ chức đúng đắn hoạt động nhận thức của HS. Trong đó các cách thức tổ chức hoạt động tự lực của HS đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới sự hứng thú đối với việc học tập Vật lí của HS.

Một phần của tài liệu nghiên cứu con đường hình thành các kiến thức vật lý cơ bản trong chương 4. từ trường, vật lý 11 nâng cao, nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)