Cùng với triều đình nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

Một phần của tài liệu Vai trò của trần hưng đạo trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – nguyên ở thế kỷ XIII (Trang 24 - 33)

CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO TRONG BA LẦN KHÁNG

3.2. Đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba

3.2.1. Cùng với triều đình nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

Mặc dù giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, nhưng nhà Trần và Trần Quốc Tuấn nhận thức được rằng: kẻ thù chưa cam tâm chấp nhận thất bại mà sẽ còn tiếp tục phục thù bằng cuộc chiến tranh mới. Do đó, một cuộc chiến tranh mới với người Mông Cổ là không thể tránh khỏi, vì thế mà sau cuộc kháng chiến chống xâm lược lần một, nhà Trần và Trần Quốc Tuấn đã áp dụng các biện pháp nhằm củng cố quân đội. Năm 1261, vua xuống chiếu tuyển lựa đinh tráng nhằm bổ sung cho quân đội thường trực. Số còn lại ghi tên vào danh sách các lực lượng dân binh địa phương. Năm 1262, nhà Trần bắt tay vào việc chế tạo các loại vũ khí và chiến thuyền mới. Năm 1267, định lại cơ cấu quân thường trực gọi là “quân ngũ”, tức là năm bộ phận gồm: trung quân, hữu quân, tả quân, tiền quân và hậu quân. Mỗi quân gồm 30 đô, mỗi đô 80 người. Chỉ huy các quân theo chiếu chỉ của vua là những người tôn thất giỏi võ nghệ, tinh binh pháp.

Bước vào cuộc kháng chiến lần ba, các công việc chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược cũng được chuẩn bị khẩn trương. Tháng 6 năm 1287, các vương hầu, tôn thất được lệnh tuyển mộ binh lính, thống lĩnh các thuộc hạ của mình. Sau khi nhận được tin cho biết rằng, trong cuộc viễn chinh mới này, quân Mông Cổ hy vọng nhiều vào việc phát huy tác dụng của lực lượng thủy binh, triều đình Đại Việt ra lệnh sửa chữa và đóng mới thêm chiến thuyền.

Nhà Trần và Trần Quốc Tuấn đặc biệt coi trọng việc đào tạo các võ quan, tướng lĩnh trên cả hai mặt đức và tài - coi đây là một nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng

25

quân đội. Hình thức bồi dưỡng, rèn luyện đức độ có thể bằng ban chiếu dụ, truyền hịch, hoặc tổ chức cho các tướng học tập, họp bàn, tuyên thệ, v.v..

Nội dung rèn luyện trước tiên là bồi dưỡng tình cảm của võ quan, tướng lĩnh đối với quê hương, đất nước, đối với quân sĩ, đề cao lòng nhân nghĩa, “trung quân ái quốc”, tinh thần trách nhiệm của người cầm quân.

Trước khi bước vào cuộc đọ sức quyết liệt với giặc Nguyên lần thứ hai (1285), ở cương vị là Quốc công tiết chế (Tổng chỉ huy quân đội), Trần Quốc Tuấn đã ra “Hịch tướng sĩ” kêu gọi, khơi dậy lòng trung nghĩa, tinh thần chiến đấu hy sinh “vì nước quên mình” của các tướng sỹ. Ý chí quyết chiến, quyết thắng được bài Hịch khích lệ đã từ các tướng sĩ truyền đến toàn quân, tạo nên một sức mạnh chính trị tinh thần hết sức to lớn.

Tháng 11 năm 1282, vua Trần Nhân Tông triệu tập các vương hầu bách quan đến Bình Than bàn kế đánh giặc. Qua hội nghị đó, triều đình đã tập hợp được trí tuệ và quyết tâm của các tôn thất, tướng sĩ để đạt tới một phương lược giữ nước tối ưu, để mọi người cùng thống nhất ý chí và hành động.

Cũng như nhà Lý, nhà Trần tổ chức hội thề hằng năm ở Long Trì hay tại đền Đồng Cổ, gọi là lễ Hội thề quốc nhân hay Lễ Minh thệ. Sách “Lịch triều hiến chương loại chí”

miêu tả một buổi hội thề như sau:

“Hàng năm, ngày mồng 4 tháng 4, tể tướng và trăm quan, hồi gà gáy đến trực ngoài cửa thành, mờ sáng tiến vào triều. Vua ngự ở cửa hữu lang điện Đại Minh; trăm quan mặc nhung phục làm lễ hai lạy rồi lui ra; đều đủ đội ngũ nghi trượng theo hầu cửa tây Kinh thành đến đền thờ thần núi Đồng Cổ, họp nhau như thế rồi uống máu. Quan Trung thư kiểm chính đọc lời thề rằng: “Làm tôi hết lòng, làm quan thanh bạch, không giữ lời thề thần minh tru diệt”. Đọc xong, quan tể tướng sai đóng cửa lại để kiểm điểm. Người nào thiếu mặt thì phạt năm quan tiền. Ngày hôm ấy con trai, con gái bốn phương đứng ở cạnh đường để xem chật ních, cho là hội lớn”.

Hơn thế, Trần Quốc Tuấn còn quan tâm đến cả vấn đề chiến lược và chiến thuật. Bởi vậy, ông đã tìm hiểu và tổng kết kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc cổ đại từ thời Xuân Thu đến thời Tống, từ đó biên soạn thành hai bộ binh thư là “Vạn kiếp tông bí truyền thư” và “Binh thư yếu lược”. Theo lời Trần Khánh Dư, bấy giờ “đã lấy sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết”. Bí thuật của Trần Quốc Tuấn là

26

phương pháp bày binh bố trận theo cách riêng, thích hợp với hoàn cảnh đất nước, dựa trên cơ sở tư tưởng quân sự “dĩ đoản chế trường” mà ông đã tổng kết.

Binh thư yếu lược” và “Vạn kiếp tông bí truyền thư” là những bộ binh thư, binh pháp đầu tiên của nước ta, đã được nhà quân sự Trần Quốc Tuấn dày công nghiên cứu, biên soạn. Việc học tập và giảng dạy quân sự có lúc đã theo phương pháp mới mà có thể gọi là khoa học, như lời dặn của Trần Quốc Tuấn: “Con cháu và bồi thần của ta có theo bí thuật này thì hãy lấy lòng sáng suốt mà thi hành bày xếp, không nên lấy ngu tối mà dạy truyền, trái thế thì không chỉ phải chịu tai ương mà còn vạ lây đến con cháu đời sau” [5; 84]

Hoặc như lời Trần Khánh Dư viết trong lời tựa sách “Vạn kiếp tông bí truyền thư”

rằng: “Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực” [5; 85].

Như vậy, theo Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư, học binh pháp của ta hay của nước ngoài đều phải sáng tạo, linh hoạt, chứ không rập khuôn máy móc.

Việc học binh thư, binh pháp là điều bắt buộc đối với vua, Thái tử, với các vương hầu và tướng lĩnh. Bởi vì, bấy giờ vua là chỉ huy tối cao của quân đội, vua thường “tự làm tướng” đi đánh giặc, thái tử là người kế vị, còn các vương hầu và tướng lĩnh đều là những người trực tiếp chỉ huy các đạo quân.

Trần Quốc Tuấn đòi hỏi các tướng phải dày công nghiên cứu binh pháp, nhất là bộ Binh thư yêú lược. Ông nói: “Các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo thì trọn đời là tôi chủ, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù” [5; 84].

Trần Quốc Tuấn còn đào tạo nhiều danh tướng văn võ toàn tài, có tên tuổi trong lịch sử như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Yết Kiêu, Dã Tượng… Các võ quan đời Trần đều được luyện tập quân sự. Giảng võ đường giúp cho các tướng thường xuyên học hỏi binh pháp và rèn luyện bản lĩnh. Phương thức đào tạo này đã sản sinh nhiều tướng tài giỏi thấu hiểu binh thư, vững vàng võ thuật lại giàu khả năng văn học nghệ thuật như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, v.v…

Quan điểm xây dựng quân đội của Trần Quốc Tuấn cũng như của vương triều Trần là

“quân cốt tinh nhuệ”, trong đó cái “tinh” trước hết là ở đội ngũ chỉ huy, những người trực

27

tiếp cầm quân đánh giặc, vì theo như ông khẳng định: “Nước lấy dân làm gốc, binh lấy tướng làm gốc, quân lấy tướng làm chủ” (Binh thư yếu lược).

Việc đào luyện tướng sĩ tuy ở các đời vua có chỗ khác nhau, nhưng nhìn chung nhà Trần và Trần Quốc Tuấn đều chú ý trên cả hai phương diện đức và tài, vừa phát huy phẩm chất vừa nâng cao năng lực của các tướng lĩnh, nhằm tạo ra một đội ngũ tướng lĩnh chỉ huy quân đội tài cán và trung thành với vương triều.

Cùng với việc chú trọng đào luyện phẩm chất và tài năng quân sự cho các võ quan, tướng lĩnh, triều Trần còn rất quan tâm đến vấn đề tổ chức tập trận và luyện rèn sĩ tốt. Dưới thời Trần, vào các giai đoạn chuẩn bị kháng chiến chống Mông - Nguyên, không khí luyện tập võ nghệ thật sôi nổi. Trong quân đội, binh lính được tập cưỡi ngựa, học bắn cung nỏ, múa kiếm, phóng lao, sử dụng giáo, mác v.v..

Điện Giảng Võ và Xạ Đình thời Lý được phát triển thành Giảng võ đường thời Trần - là trường quân sự cấp cao của nhà nước đương thời. Ở đó, vua Trần cùng với các vương hầu, tướng lĩnh được học binh thư, binh pháp, các phép tắc dụng binh, phá giặc.

Cùng với Giảng Võ đường là nơi học tập lý luận binh pháp ở Thăng Long, còn có trường bắn, bãi tập hay trường đua. Ngoài đua ngựa, các tướng còn luyện tập và đọ tài cung kiếm ở đó. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn khuyên các tướng phải “huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”. Trần Cụ là người nổi tiếng giỏi bắn nỏ nên được vua Trần Anh Tông cho vào cung để dạy Thái tử. Bấy giờ, tập cưỡi ngựa và sử dụng cung kiếm là việc bắt buộc đối với mọi vương hầu, tướng lĩnh.

Nhà nước khuyến khích mở lò luyện võ và cho phép các vương hầu, quý tộc đôn đốc rèn tập và trang bị cho quân lính dưới quyền. Việc rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật thường thông qua các buổi tập trận. Chính sử ghi chép nhiều về hình thức tập trận lớn, các đợt thao diễn quân đội do chính nhà vua hoặc Quốc công tiết chế chỉ huy.

Năm 1263, Trần Nhân Tông hạ lệnh cho các đạo quân sắm sửa khí giới, đóng thuyền chiến và tổ chức tập trận ở bãi phù sa sông Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau Hội nghị Bình Than, các cuộc duyệt binh và diễn tập đã được tổ chức quy mô ở Thăng Long và trên những địa bàn chiến lược như Bạch Hạc, Vạn Kiếp... Năm 1283, vua Nhân Tông đích thân chỉ huy các vương hầu điều động quân thuỷ, bộ thao diễn tập trận. Năm 1284, Trần Quốc Tuấn được

28

lệnh điều khiển các vương hầu, tướng lĩnh mở cuộc duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, rồi sau đó chia quân đi đóng giữ ở những nơi xung yếu ở phía bắc và đông bắc Tổ quốc. Tháng Chạp năm ấy, vua ngự giá ra Hải Đông (Hải Dương), sai Hưng Đạo vương “Tiết chế đại hội thuỷ bộ chư quân” ở Vạn Kiếp. Bấy giờ, trại quân đóng liên tiếp một dải ở Vạn Kiếp, thuyền chiến san sát trên sông Lục Đầu, cờ xí trang nghiêm, qua mâu (gươm giáo) rực sáng, ba quân thực là sung sức.

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai vừa kết thúc, năm 1286, vua Trần đã lệnh cho Hưng Đạo vương cùng các vương hầu và các võ quan “kiểm duyệt quân đội làm đồ binh khí, đóng thuyền chiến và mở cuộc tập trận”. Năm sau, triều đình lại triệu tập toàn quân, tổ chức diễn tập và triển khai lực lượng phòng vệ, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288).

Những sự kiện trên chứng tỏ các vua Trần cũng như Trần Quốc Tuấn và các tướng lĩnh trong quân đội không chỉ lo rèn luyện quân sĩ và võ nghệ cho từng người, mà còn thường xuyên tổ chức những cuộc tập trận lớn, luyện cho các tướng sĩ và quân lính quen với chiến trận và địa hình, biết hiệp đồng chiến đấu giữa các đơn vị, các loại quân; đồng thời cũng để nâng cao sĩ khí quân đội trước khi bước vào cuộc sống mái với quân giặc.

Chính vì thế, binh chế thời Trần rất thịnh. Quân đội thời bấy giờ được tổ chức tốt, luyện tập có quy chế, kỷ luật nghiêm. Tuy số lượng không đông nhưng tinh nhuệ, thiện chiến. Thực tế, qua ba lần gây chiến tranh xâm lược, kỵ binh, bộ binh và thủy binh Mông - Nguyên tuy đã từng tung hoành và chiến thắng khắp nơi, nhưng chúng cũng “không thể thi thố được tài năng” trước quân đội nhà Trần trên chiến trường Đại Việt.

Trước và trong toàn bộ quá trình tiến hành ba cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại thì vấn đề bức thiết đặt ra hàng đầu đối với triều Trần vẫn là không ngừng củng cố và tăng cường sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. Đây vừa là cơ sở quyết định thành bại của sự nghiệp giữ nước, lại cũng vừa là nhân tố tác động đến sự tồn tại của triều Trần. Muốn phát huy hơn nữa sức mạnh của toàn dân cần phải đoàn kết tất cả các lực lượng của nhân dân lại thành một khối. Triều đình nhà Trần nhận thức rất rõ tầm quan trọng của nhân tố đoàn kết: đoàn kết trong triều đình làm nòng cốt, gương mẫu để đoàn kết trong cả nước; đoàn kết triều đình với nhân dân, đoàn kết quân với dân - là mối quan tâm lớn của những nhân vật lãnh dạo chủ yếu thời Trần. Và Trần Hưng Đạo đã có những đóng góp hết sức quan trọng vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân.

29

Với bản lĩnh và kinh nghiệm của nhà quân sự kiệt xuất, Trần Hưng Đạo hiểu rằng để chiến thắng đạo quân xâm lược với lực lượng hùng hậu, kinh nghiệm chiến trường dày dặn chỉ có một cách duy nhất là phải đoàn kết toàn dân tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân:

“trăm họ đều là binh”. Bởi vậy, ông đã rất chú trọng tới việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân làm nền tảng cho cuộc kháng chiến. Ông đã thực hiện đoàn kết từ nội bộ triều đình tới các tướng lĩnh, quân sĩ và nhân dân tạo thành một khối đoàn kết từ trên xuống.

Cuộc xung đột giữa Trần Liễu với vua Trần, mối hiềm nghi của vua Trần với Trần Hưng Đạo, cùng sự bất hòa giữa Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư với Trần Hưng Đạo… vừa là biểu hiện lo ngại của sự rạn vỡ tình anh em ruột thịt và nghĩa thân tộc họ hàng, đồng thời lại cũng vừa là biểu hiện của sự chia rẽ rất nguy hiểm giữa những người chịu trách nhiệm điều khiển vận mệnh quốc gia. Trần Hưng Đạo luôn luôn bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối của mình đối với nhà vua, xóa dần để rồi cuối cùng đã xóa sạch lòng ngờ vực của nhà vua và của bá quan văn võ.

Để đoàn kết trong nội bộ nhà Trần, Trần Quốc Tuấn đã chủ động gạt bỏ tư thù với cha con Trần Cảnh bằng những hành động chân thành. Nhờ tầm lòng đại lượng của Trần Quốc Tuấn mà những mối ngờ vực của nhà vua cũng như mọi người đều được loại bỏ.

Sự hòa hợp giữa hai vị tướng nắm quyền lực cao nhất trong quân đội nhà Trần được biểu hiện ở hành động của Trần Quốc Tuấn khi ông chủ động mời Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ. Ông còn từ chối chức tư đồ và tự mình tắm cho Trần Quang Khải: Vào đời vua Thánh Tông, nhà vua thân đi đánh Man Bà La. Tư đồ Trần Quang Khải đi theo. Lúc ấy sứ Trung Quốc sang không có người tiếp. Thượng hoàng Trần Thái Tông triệu Trần Quốc Tuấn đến bảo rằng: “Thượng tướng (chỉ Quang Khải) đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm tư đồ để tiếp sứ phương bắc”. Trần Quốc Tuấn thưa:

“Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia (chỉ Thánh Tông) đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi Quan gia về sẽ xin nhận chức cũng chưa muộn gì. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp đến, Trần Quang Khải xuống thuyền vui chơi suốt ngày. Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm nước thơm mới đùa bảo Quang Khải: “Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm”, rồi cởi áo Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: “Hôm nay được tắm cho Thượng tướng”. Quang Khải cũng nói:

30

“Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho”. Từ đó tình nghĩa giữa Quốc Tuấn và Quang Khải thêm mặn mà thân mật [5; 72].

Trong thời gian phục vụ triều đình, Trần Quốc Tuấn luôn thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với vua Trần. Một lần, Trần Quốc Tuấn đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con. Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua. Ông nổi giận định rút gươm toan chém Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm, nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên lần thứ hai (1285), trên đường tránh giặc, Trần Quốc Tuấn luôn luôn có mặt bên cạnh nhà vua. Một lần, trong thế giặc bức bách, vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông phải ngầm đi thuyền nhỏ đến nguồn Tam Trĩ, ra Ngọc Sơn (Quảng Ninh) để đánh lừa giặc, có Trần Quốc Tuấn tay cầm gậy đầu bịt sắt nhọn đi kèm. Quân sĩ chung quanh liếc mắt nhìn;

nghĩ đến mối hiềm giữa Thượng hoàng với Yên Sinh Vương (bố của Trần Quốc Tuấn) chuyện công chúa Thuận Thiên ngày trước, ai nấy đều tỏ ý nghi ngại. Quốc Tuấn thấy vậy liền rút bỏ đầu sắt nhọn, cầm gậy trượng gỗ mà đi. Mọi người đều yên lòng [5; 54]. Tuy chỉ là một hành động nhỏ nhưng nó là liều thuốc hoá giải mọi hiềm khích của ông với vua Trần, khiến vua và mọi người hoàn toàn tin tưởng vào ông. Hành động này đã được Sử thần Ngô Sỹ Liên đánh giá: “Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như Hào Cửu Tứ của quẻ Tuỳ thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai hoạ. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy”. Trần Quốc Tuấn là người thông hiểu lẽ đời, chú ý cả tới những việc nhỏ thường ngày để tránh sự hiềm nghi, yên lòng quan, yên lòng dân, đoàn kết tất cả mọi người vì nghĩa lớn của dân tộc. Cả cuộc đời của ông đã thể hiện một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.

Từ việc tạo mối đoàn kết thật sự giữa ông với vua Trần, Trần Quốc Tuấn đã mở rộng sang việc đoàn kết trong nội bộ các vương hầu quý tộc và tướng lĩnh cấp cao. Trần Quốc Tuấn đã cùng với vua Trần tổ chức Hội nghị Bình Than.

Đây là cuộc hội nghị của các vương hầu quý tộc giữ trọng trách lãnh đạo sự nghiệp giữ nước. Sở dĩ gọi là hội nghị Bình Than vì Hội nghị được tổ chức tại bến Bình Than, là một trong những bến của sông Bình Than tức sông Lục Đầu. Bình Than là một trong những vị trí rất quan trọng, nằm sát ngay miền duyên hải đông bắc nước ta. Hội nghị Bình Than được tổ chức nhằm hai mục đích: thứ nhất là xác định phương châm tác chiến chống cuộc

Một phần của tài liệu Vai trò của trần hưng đạo trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – nguyên ở thế kỷ XIII (Trang 24 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)