CHƯƠNG 2.VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VÀ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
2.4. Thành tựu về những cống hiến của thanh niên hiện nay
2.4.1. Thành tựu trong lĩnh vực chính trị:
Tham gia cơ sở chính trị cấp cơ sở: Nhiều thanh niên tham gia vào hoạt động chính trị ở cấp cơ sở như Hội Sinh viên, Hội thanh niên, các tổ chức địa phương. Họ thường xây dựng và tham gia vào các dự án cộng đồng, đưa ra kiến trúc và giải pháp, hướng giải quyết cho các vấn đề tại địa phương.
Tăng cường tham gia bỏ phiếu và chính trị nông dân: Thanh niên hiện nay nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia bỏ phiếu và chính trị công dân. Họ khuyến khích nhau tham gia bầu cử, thực hiện nghiêm túc quyền của mình để hoạt động quyết định lợi ích chính trị.
Làm việc với các tổ chức phi chính phủ: Có những thanh niên tham gia vào các tổ chức phi chính phủ, như các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội dân sự, để cung cấp các vấn đề xã hội và chính trị . Họ tham gia vào các chiến dịch, làm việc với chính quyền và xã hội dân sự để đạt được mục tiêu cụ thể.
2.4.2 Thành tựu những đóng góp của thanh niên trong kinh tế:
Khởi nghiệp và Doanh nhân: Thanh niên thường là những người táo bạo, họ tận dụng cơ hội và khởi nghiệp doanh nghiệp mới. Bằng cách áp dụng công nghệ mới, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, họ không chỉ tạo ra việc làm mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế.
Sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiếp thị số: Thanh niên có kiến thức sâu rộng về công nghệ, đặc biệt là về internet và mạng xã hội. Họ áp dụng các kỹ thuật tiếp thị chiến lược số, tận dụng mạng lưới xã hội để quảng cáo và tiếp cận khách hàng, từ đó cung cấp doanh thu bán hàng.
Các dự án xã hội và kinh doanh có trách nhiệm: Thanh niên thường tham gia vào các dự án kinh doanh có trách nhiệm xã hội, từ việc sản xuất hàng hoá có hoạt động cực đến môi trường đến hỗ trợ các tổ chức từ thiện và các hoạt động xã hội khác.
Tư vấn và đào tạo: Nhiều thanh niên có kiến thức chuyên môn cao đã chọn lĩnh vực tư vấn và đào tạo. Họ chia sẻ kiến thức, kỹ năng của mình thông qua việc cung cấp các khóa học, tư vấn cho doanh nghiệp mới và người khởi nghiệp.
Các dự án đổi mới và công nghệ: Thanh niên tham gia vào các dự án nghiên cứu, phát triển công nghệ mới và đổi mới trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, từ y tế đến năng lượng tái tạo, mang lại sự tiến bộ cho nền kinh tế và xã hội.
Những đóng góp này của thanh niên không chỉ mở ra cơ hội cho cơ thể mình mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp kinh tế và xã hội.
2.4.3 Thành tựu về những đóng góp của thanh niên trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Thanh niên đóng vai trò rất quan trọng, là lực lượng tiên phong trong các hoạt động văn hóa - xã hội; với vị trí là thế hệ tiếp bước, kế thừa, phát huy, thanh niên có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn, xây dựng văn hóa.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa luôn được bổ sung và ngày càng hoàn thiện.
Đề cương văn hóa Việt Nam•(1943) xác định “văn hóa là một trong ba mặt trận mà người cộng sản phải quan tâm”; Đại hội IV (1976) chỉ rõ “một trong ba cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời”; Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (1994)• khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”; Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII chỉ rõ “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”. Đến Hội nghị Trung ương 10 khóa IX, Đảng khẳng định “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định để bảo đảm cho sự phát triển toàn diện bền vững của đất nước” và•Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011•chỉ rõ “Văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Tựu chung lại, văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc. Thực tế đã chứng minh, một quốc gia muốn phát triển bền vững, ngoài dựa vào các “yếu tố cứng” như tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, cơ sở vật chất,…thì cần phải biết tận dụng, khai thác “yếu tố mềm”, đó chính là nguồn nhân lực con người-cụ thể ở đây là thanh niên với vai trò là nhân cách văn hóa năng động, sáng tạo nhất, đóng góp quyết định nhất đến sự hùng mạnh, phồn vinh của xã hội. Hay nói cách khác, văn hóa là một “nguồn lực mềm” làm động lực và đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển và làm “hài hòa hóa” các mối quan hệ xã hội và “lành mạnh hóa”
môi trường xã hội.
Trong mối quan hệ người - người đó, thanh niên đóng một vai trò rất quan trọng, được hiểu như là lực lượng tiên phong dẫn đầu trong các hoạt động, trong đó có các hoạt động văn hóa-xã hội; kế thừa, phát huy, nâng cao thì thanh niên có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn, xây dựng văn hóa dân tộc ta.
Hiện nay, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ mang tính phát triển của khoa học công nghệ hiện này thì phương tiện thông tin đại chúng ngày càng đa dạng, đặc sắc , đặc biệt là sự phát triển của các nhà mạng và Việt Nam đang đẩy mạnh
sự hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, điều đó như là với việc hội nhập, kết hợp văn hóa. Những giá trị văn hóa từ bên nước ngoài xâm nhập vào và ảnh hướng sâu rộng đến với đời sống văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện đại hóa kết hợp với sự phát triển các giá trị văn hóa phương Tây trên lĩnh vực văn hóa, tác động xấu vào nhận thức và lối sống, làm mất đi các giá trị xã hội truyền thống, ảnh hưởng một cách trực tiếp đến thanh niên. Những sự thay đổi đó đã có những tác động tương đối mạnh mẽ đến văn hóa dân tộc ta và đặt ra những thách thức to lớn đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các quốc gia. Điều dễ nhận thấy nhất đó là phong cách nói năng, đi lại, nói năng, cách ứng xử, xã giao, quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,người thân …của thanh niên ảnh hưởng của văn hóa công nghiệp và các nước khác, nó diễn ra rất đa dạng và phổ biến.