32. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VA MÔI TRUONG VUNG ĐBSCL
3.3. TINH HINH KHAI THAC DU LỊCH VÀ TNDL
3.3.1. Tinh hình phát triển du lịch.
(a) Số lượng khách đu lịch : ĐBSCL là một trong những vùng có số lượng
khách du lịch đến tham quan thấp nhất trong cả nước. Năm 1992, chỉ có 27.342 khách
du lịch quốc tế và 721.563 khách du lịch nội địa, đến năm 1994 khách du lịch quốc tế tăng lên gan 4 Jan (105.602 người), khách du lịch nội địa tăng chỉ hon 1,4 lần (958.832
người) so với nă¡n 1982. Số lượng khách du lịch tập trung đông nhất ở tỉnh An Giang (1994 : 568.482 khách du lịch, trong đó có 11.897 khách du lịch quốc tế), ít nhất là
tỉnh Trà Vinh nhưng lại có số ngày lưu ud trungbinh của khách du lịch là 2,0 thuộc loại cao nhất vùng ĐBSCL (1,2). Tĩnh Cần Thơ năm 1993 đón 6.213 khách du lịch quốc tế và 913.000 khách du lịch nội địa. Tỉnh Vĩnh Long năm 1994 tiếp nhận 61.793 khách du lịch trong đó có 11.241 khách quốc tế, bình quân có 30 khách du lịch tham
quan/ nhà và 200 khách du lịch lưu trú / ngày. Đáng quan tâm là lượng khách du lich
quốc tế đến Tién Giang năm 1994 lên đến 51.300 người, bình quân mỗi năm tăng 81%. Tỉnh Đồng Tháp năm 1994 đón nhận 51.068 khách du lịch, trong đó có 1.843
khách du lịch quốc tế. Xu thế số lượng khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng dẫn.
Riêng tỉnh An Giang, chỉ 6 tháng đầu của năm 1995 đã đón wis triệu lượt khách du lịch quốc tế và quốc nội.
(b) Doanh thu du lịch : Tăng trung bình hàng năm là 52%, nguỗn thu chủ yếu từ dịch vụ khách sạn và ăn uống. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế năm 1994 tăng gấp hơn 4 lần năm 1992, doanh thu từ khách du lịch nội địa chỉ tăng gần gấp đôi.
Tỉnh Cần Thơ năm 1995 đạt 42 tỷ 233 triệu đổng, nộp ngân sách nhà nước 12 tỷ 680 triệu đồng. Tỉnh Tiển Giang, doanh thu du lịch tăng bình quân năm 62%. Tỉnh Đồng Tháp năm 1994 doanh thu du lịch đạt 9 tỷ 530 triệu đồng.
(c) Lao động du lịch :
Tốc độ vể số lao động tăng khá cao, năm 1993 tăng 762 người; năm 1994
tăng thêm: 1.090 người. Số lao động làm việc năm 1994 trong các khách sạn, công ty lữ hành là 3.310 người, nhưng chất lượng đội ngũ lao động du lịch còn quá thấp, chưa
đáp ứng được nhu cau phát triển du lịch vùng ĐBSCL.
(d) Đầu tư phát triển du lịch :
Cho đến nay ở các tỉnh ĐBSCL chưa thu hút sự quan tầm chú ý của các nhà đầu tư quốc tế và quốc nội, một nguyên nhân cẩn trở sự phát triển của du lịch vùng
ĐBSCL.
3.3.2. Tình hinhCSHT & VCKT ngành du lịch .
(a) VỀ giao thông :
EOSVTH : Nguyễn Thị Thảo 22.
! Khóa luận tốt nugitiệp GVHD : Th.s Trần Văn Thanh
- Quốc Lộ 4 cũ ( 1A ) dài 350 km nối từ Cần Thơ - Vĩnh Long - Mỹ “Tho đi TP. Hồ Chí Minh về phía Bắc và từ Cần Thơ đi Sóc Trăng - Cà Mau và tiếp nối đi
Năm Căn, cực Nam của đất nước . Tuyến này dài 62 km.
- Dường từ Cần Thơ đi Long Xuyên theo Quốc lộ số 27, 80 và 90.
- Đường Quốc lộ 91 từ Long Xuyên đi Châu Đốc (An Giang).
Ngoài ra còn nhiều tuyến nội tỉnh là liên tỉnh dài 13.747 km tạo thành một mạng lưới giao thông đường bộ nối lién các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, chất lượng đường của mạng lưới giao thông đường bộ vùng ĐBSCL là thấp, chỉ còn một số
tuyến đảm bảo được yêu cau kỹ thuật tối thiểu, dam bảo cho sự giao lưu như tuyến 1A
nối Cần Thơ với TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến nay nhiều đoạn trên tuyến đường
này đã xuống cấp , và đang đầu tư sửa chữa và nâng cấp. Giao thông đường thủy là
một trong những thế mạnh đặc biệt của vùng ĐBSCL. Với mạng lưới sông, kinh, rạch
dày đặc có tổng chiéu dài khoảng 5000km.
Tuy nhiên trong nhiều năm qua vấn dé vận chuyển khách theo tuyến đường
biển và đường sông đến ĐBSCL vẫn chưa được đầu tư khai thác phù hợp với tiềm năng to lớn của vàng. Hàng năm chỉ có một số hạn chế tàu du lịch cập cảng Sài Gòn.
Hiện chưa có một Công ty vận chuyển du lịch nào tổ chúc khai thác thế mạnh này
của vùng.
se Đường hàng không : còn hạn chế do hệ thống các sân bay vùng ĐBSCL
chưa đáp ứng được yêu cfu cất, hạ cánh của các máy bay trọng tải lớn. Hiện nay có 3
sân bay đang hoạt động (Cần Thơ, Rạch Giá và Phú Quốc) nhưng có quy mô nhỏ, đấ
xây dựng từ lâu, bị hư hỏng nhiều trong chiến tranh và mới được khôi phục đưa vào sử dụng trong vòng mấy năm nay, chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa, khách nội địa
với quy mô hết sức hạn chế,
(b) Về cung cấp điện nước :
- Nguồn cung cấp điện chủ yếu ở vùng ĐBSCL từ trước đến nay chủ yếu đựa
vào một số nhà máy nhiệt điện ở Cần Thơ, Trà Nóc... công suất và sản lượng điện
nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Đầu năm 1995, đường dây tải điện 500kV Bắc Nam đã hoàn thành tạo cơ sở cho việc
cải thiện tình trạng khan hiếm điện. Tình hình cung cấp điện có cải thiện hơn nhưng
còn thấp với mức trung bình khoảng 200 - 250kWlư năm. Trong khi nhu cầu sử dụng
điện phục vụ sinh hoạt và phát triển kinh tế trong đó có du lịch ngày một tăng.
- Vẻ nguồn nước ở ĐBSCL rất phong phú, đặc biệt là ngudén nước mặt, tuy
nhiên ở khu vực các cửa sông, do ảnh hưởng của triểu, các nguồn nước mặt hầu như bị
nhiềm mặn, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng. Hiện nay todn vùng mới khai thác nước
ngầm khoảng 500.000 mì/ ngày phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và khai thắc
du lịch.
(c) Buu chính viễn thông :
Ê2SVTH : Nguyễn Thị Thảo 23,
Cùng với sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông, mạng lưới bưu chính
viễn thong ĐBSCL cũng đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua.
Hiện nay, tại hầu hết các huyện xã đều có bưu diện. Tại các thành phố, tỉnh ly và các trung tâm dân cư tập trung déu có máy điện thoại, máy Fax và có khả ning liên lạc trực tiếp di các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Đây là một diéu kiện thuận lựi dối với sự phát triển của du lịch vùng ĐBSCL.
(d) Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật ngành :
Năm 1992, toàn vùng có 1,672 phòng khách (trong đó có 524 phòng quốc tế
chiếm 31,3%). Năm 1993 lượng phòng tăng thêm 10,8% cùng với 1.853 budng (có 603
buồng quốc tế chiếm 32,5%). Sang năm 1994, cùng với lượng khách đến vùng tăng nhanh, số lượng phòng khách cũng tăng mạnh (tăng 65,1% tương ứng với 1.207
phòng). Trong tổng số phòng khách của vùng, số lượng phòng nội địa chiếm tỷ lệ lớn.
Nam 1992 số phòng nội địa gấp hơn 2 lần số phòng quốc tế. Diéu này phản ánh tương đối chính xác số lượng khách đến với vùng chủ yếu vẫn là khách nội địa. Năm 1994, số phòng nội địa gấp gần 4 lần số buồng quốc tế, phục vụ đẩy đủ khách du lịch trong nước có nhu cẩu tham quan du lịch tại vùng. Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú, các
điểm dịch vụ (massage, giặt ủi... ) còn thiếu thốn, không đổng bộ, không đáp ứng được nhu cầu của khách đặc biệt là khách quốc tế.
Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch của các tỉnh
vùng ĐBSCL còn quá nghèo nàn. Hầu hết các cơ sở lưu trú có qui mô nhỏ, trang thiết bị nội thất còn don sơ . Số lượng các khách sạn đạt tiêu chuẩn 1-2 sao, có đẩy đủ dịch
vụ và thiết bị hiện đại còn quá ít so với nhu cầu phát triển du lịch .
3.3.3, Tình hình khai thác TNDL vùng ĐBSCL.
Thực tế hiện nay việc khai thác TNDI. vùng ĐBSCL chủ yếu chỉ mới khai thác các TNDLNV qua các tour TP, Hồ Chí Minh - Tiển Giang - Đồng Tháp - Vinh Long - _ Bến Tre - Cần Thơ - An giang - Kiên Giang. Mục đích của các tour là khách du lịch
tìm hiểu cuộc sống đời thường của cư dân ĐBSCL, tham quan các DTLS, các công
tình kiến trúc tôn giáo, chùa chién, đình miếu, lãng mộ, tham quan phong cảnh sông
nước, thưởng thức cây trái miệt vườn và đờn ca tài tử Nam Bộ. Các hãng du lịch trong nước và địa phương ĐBSCL chưa quan tâm nhiều đến khai thác sân chim Vàm Hồ, Bạc Liêu, HST rừng Tràm Xẻo Quýt, VQG Tràm Chim, Thạch động Hà Tiên, hòn
Phụ Tử... Việc khai thác các điểm TNDLSTTN khu vực bán đảo Cà Mau, huyện đảo Phú Quốc hầu như còn bỏ ngỏ, chỉ có một ít đối tượng khách du lịch đi theo loai hình
nghiên cứu khoa học và tham quan. Nhìn chung, cho đến nay vùng ĐBSCL chưa hình
thành quy hoạch loại hình DLST đúng nghĩa, chỉ khai thác loại hình du lịch xanh sông nước - nhà vườn.
3.4 Đánh giá chung.
DLST ĐBSCL phát tưiển chưa tương xứng với tiểm năng TNDLSTTN và
TNDLSTNV.Nguyên nhân chính là do :
` $VTH : Nguyễn Thị Thảo 24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.s Trần Văn Thành
(a) TNDLST tương dối phân tán , chưa chọn lọc tập trung dé xáy dựng cúc điểm DLST diển hình trong toàn lãnh thổ dẫn đến chưa xây dựng cúc tuyến DLST hấp
dẫn tiêu biểu cho toàn dia bàn,
(b) Kết cấu hạ tầng lạc hậu, hệ thống giao thông đường bộ xuống cấp, việc đi lại vận chuyển khách gặp nhiều khó khăn, trở ngại do chưa có các cầu qua sông
Hậu, các sân bay, cảng biển chưa có điểu kiện đầu tư để có thể tiếp nhận các loại máy bay, tàu biển có trọng tải lớn... hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông chưa đáp ứng được yêu cau phát triển DLST..
(c) CSVCKTDL còn nghèo nàn, lạc hậu, toàn bộ vùng ĐBSCL hiện nay chỉ
có một ít khách san đạt tiêu chuẩn quốc tế .
(d) Chưa có biện pháp thu hút được vốn đầu tư phát triển DLST của các
nhà dầu tư trong và ngoài nước .
(e) Công tic tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo DLST còn hạn chế, các tỉnh ĐBSCL chưa nghiên cứu và giới thiệu được các sản phẩm DLST độc đáo, hấp dẫn dặc trưng cho địa bàn và mỗi địa phương cụ thể.
(f) Chất lượng các dịch vụ DLST còn ở trình độ thấp, đội ngũ cán bộ nhân
viên DLST chưa được đào tạo cơ bản để đáp ứng các yêu cẩu phát triển của ĐBSCL.
(g) Do đặc điểm phát triển DLST của địa ban là theo tuyến đường bộ, đường sông... nhưng phối hợp giữa các địa phương trong địa bàn để xây dựng các tuyến DLST và phân bố các điểm DLST, tham quan, các cảng sông, các cơ sở lưu trú,
các loại hình phương tiện vận chuyển khách còn chưa được thiết lập.
¢ Loại hình khai thác các TNDLST còn đơn điệu mang tính phổ thông,
chưa chú trọng loại hình DLST.
e Chưa quy hoạch thiết kế các điểm, tuyến, cụm DLST ở các địa phương có nguồn TNDLS phong phú và đa dạng như khu vực Hà Tiên, khu vực Phú Quốc,
Tién Giang, Đồng Tháp ...
Ê2SVTH : Nguyễn Thị Thảo 25.
Khóa (uận tốt nghiệp GVHD : Ths Trấn Văn Thành
CHƯƠNG 4.
PHƯƠNG PHAP ĐÁNH GIA TNDLSTTN & TNDLSTNV