Các tác động nối bật của dòng vốn FDI đối với phát triển kinh tế Việt

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng lao Động và giải pháp nâng cao chất lượng lao Động Đến hoạt Động Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đến việt nam (Trang 23 - 30)

CHUONG 2: CHUONG 2: PHAN TICH THUC TRANG LAO DONG DEN HOAT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

2.2.1. Các tác động nối bật của dòng vốn FDI đối với phát triển kinh tế Việt

Nam

2.2.1.1. Tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đóng góp quan trọng nhất mà có thể nhìn thấy rõ nhất là việc tăng cường nguồn vốn đầu tư dé thúc đây tăng trưởng. Cho đến ngày cuối năm 2021, cả nước có 34.527

dự án vẫn còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 408,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế

của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 251,6 tỷ USD, chiếm 61,7% tong von dau tu đăng ký còn hiệu lực. Khu vực FDI đã đóng góp vào GDP năm 2010 với tỷ lệ là 15,15%, năm 2015 là 18,07%, và năm 2021 là 20,13%. So với trung bình của thế giới, khu vực FDI đóng góp vào GDP của Việt Nam cao hơn 9,5 điểm phan tram (20,13%

so với 10,6%).

EDI đóng vai trò quan trọng trong đầu tư toàn xã hội tại Việt Nam. Cụ thê, vốn

EFDI chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư xã hội vào năm 1990 và tăng mạnh lên mức 32,3%

vào năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của 18

khủng hoảng tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 20%) và trong giai đoạn 2001 —

2010, chiếm khoảng 16% tông vốn đầu tư xã hội. Trong giai đoạn 2011 - 2020, bình

quân vốn FDI thực hiện hàng năm chiếm khoảng 22% tong vốn đầu tư xã hội.

Trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng, khu vực FDI chiếm khoảng 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, đã đóng góp vào việc hình thành một số ngành công

nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử, hóa chất, 6

tô, xe máy, công nghệ thông tin, thép, xi măng, chế biến nông sản thực phẩm, da giảy, đệt may... Các doanh nghiệp FDI chiếm tý trọng lớn trong các ngành công nghệ cao như khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính.

Trong lĩnh vực Nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng trướng sản lượng của khu vực FDI luôn cao hơn so với khu vực kinh tế trong nước, đã đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khâu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; tuy nhiên, tác động của FDI không đáng kế do tỷ trọng khu vực FDI trone khu vực này rất nhỏ.

Trong lĩnh vực Dịch vụ, FDI đã tác động quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và kiểm toán với các phương thức hiện đại trong thanh toán, tín dụng, thẻ. FDI trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, văn phòng cho thuê đã làm thay đổi bộ mặt của một số đô thị lớn và các vung ven bién. Nhiéu khu vui choi giải trí như sân golf, bowline, vui chơi có thưởng đã tạo ra điều kiện hấp dẫn đối với nhà đầu tư và khách quốc tế.

Trong lĩnh vực Giáo dục, đảo tao, y tế, mặc dù chưa thu hút được nhiều vốn EDI nhưng đã bước đầu hình thành được một số cơ sở giáo dục có chất lượng cao, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, phục vụ nhụ cầu của một bộ phân tầng lớp dân cư Việt Nam có thu nhập cao và người nước ngoài tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực Thương mại - Bán lẻ, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), địch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ phát triển nhanh chóng, tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng và đóng góp vào việc tăng kim ngạch xuất khâu hàng hóa.

19

Su tham gia cua khu vye FDI trong nhiéu nganh, lĩnh vực, đặc biệt là việc tập trung vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành công nghiệp khác, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây chuyển đổi cơ cầu kinh tế của Việt Nam theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng một môi trường kinh tế năng động và tăng cường năng lực sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm có chứa hàm lượng chất xám cao trong nén kinh tế nước ta.

Bên cạnh đó, FDI cũng đóng góp vào việc thúc đây xuất khâu, góp phần vào thăng dư cán cân thương mại của Việt Nam, từ đó tăng trưởng GDP. Giá trị xuất khâu hàng hóa của khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 27% vào năm 1995 va tang gap gan 3 lần lên tới 73,6% tổng kim ngạch xuất khâu của cả nước (đạt 245,22 ty USD, bao gồm cả dầu thô) trong năm 2021.

Mặc dù, nhập khâu của khu vực FDI đạt 218,21 tỷ USD, chiếm tới 65,6% tổng kim ngach nhap khẩu của cả nước. Tuy nhiên, tính chung cho năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI đạt mức thặng dư trị giá 27,01 tỷ USD, giúp bù đắp 22,94 tỷ USD nhập siêu của khối doanh nghiệp trong nước, từ đó, đảo ngược cán cân thương mại của Việt Nam về kết quả xuất siêu hon 4 ty USD.

2.2.1.2. Tạo việc làm và cải thiện thu nhập người lao dộng

Tạo việc làm là một đóng góp quan trọng, không thể phủ nhận của khu vực FDI. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 5,1 triệu lao động, chiếm gan 10% trong tong lực lượng lao động (trên 54 triệu lao động), và chiếm 20% trong tổng số lao động làm công ăn lương (25,3 triệu người) ở Việt Nam. Bên cạnh việc tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gian tiếp tạo việc làm cho nhiều triệu lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI

Mặc dù so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số lượng việc làm được tạo ra có hạn chế, nhưng "chất lượng” của lực lượng lao động trong khu vực FDI thì rõ ràng tốt hơn thông qua hệ thống đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp. Nhiều cán bộ, công nhân trone khu vực FDI da va đang trở thành "hạt nhân" để phát triển lực lượng lao động trình độ, tay nghề cao của Việt Nam. Hon 57% doanh nghiệp FDI thực hiện các chương trình đảo tạo cho người lao động. Trong đó, tự đào tạo chiếm 40%, liên kết với các cơ sở đào tạo chiếm 17%.

20

Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động trong doanh nghiệp FDI, tạo hiệu ứng tích cực, thúc đấy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam thông qua việc dịch chuyên lao động từ khu vực FDI sang các khu vực khác.

Ngoài ra, mức lương bình quân của lao động làm việc tronp khu vực doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn so với trong khu vực nhà nước hoặc khu vực ngoài nhà nước. Cụ thế, dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy mức lương trung bình của lao động trong khu vực có vốn FDI là 8,2 triệu đồng/tháng, trong đó mức lương của lao động nam là 9.2 triệu đồng/tháng và lao động nữ là 7,6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lao động trong khu vực nhà nước có mức lương trung bình là 7,7 triệu đồng/tháng và đối với khu vực ngoài nhà nước là 6,4 triệu đồng/tháng.

2.2.1.3 Hạn chế của FDI

Bên cạnh những đóng góp tích cực như đã trình bảy ở trên, việc khai thác các lợi ích từ dòng vốn FDI mang lại cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Một số dự án FDI đã tạo ra những tác động tiêu cực, gây bức xúc trong dư luận xã hội và chất lượng thu hut FDI van con thấp, thiếu tính bền vững. Thứ nhất, liên kết giữa khu vực EDI và các doanh nghiệp nội địa vẫn còn rất ít, chưa hình thành được các ngành công nghiệp phụ trợ, liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng hàng hoá. Thông thường, công nghiệp phụ trợ có thể tạo ra 80-95% gia tri gia tang cho sản pham, tuy nhiên hiện các doanh nghiệp sản xuất-lắp ráp ở Việt Nam phải nhập khâu từ 70%-80% lượng sản phẩm phụ trợ. Do hạn chế nay, phan giá trị được tạo ra ở Việt Nam còn thấp, nhiều doanh nghiệp FDI khó phát triển được quy mô và đầu tư chiều sâu, vì vậy gần đây đã xuất hiện xu hướng một số dự án FDI đã chuyền sản xuất ra nước khác hoặc đóng cửa hoặc phải chuyên sang lĩnh vực đầu tư mới ở Việt Nam.

Nhiều dự án FDI từng được kỳ vọng cao nhưng về cơ bản vẫn như những "ốc đảo" khai thác các lợi thể của nền kinh tế Việt Nam mang lại lợi ích cho họ mà chưa tạo ra cỏc ứ1ỏ trị lan tỏa, hỡnh thành cỏc cụm ngành với tỷ lệ nội địa cao, cú sức cạnh tranh toàn cầu. Biểu hiện rõ nhất của hạn chế này là phần giá trị gia tăng còn thấp.

Phần lớn các doanh nghiệp FDI tập trung khai thác lợi thế lao động rẻ, nguồn tài nguyên sẵn có, thị trường tiêu thụ "đễ tính" để lắp ráp, gia công sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khấu. Ví đụ, trong ngành may mặc và da giày, sự kết nối hoặc gắn kết 21

hữu cơ giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI vẫn ở mức yếu, chưa hình thành các cụm ngành sản xuất hiện đại quy mô lớn. Mặc dù dòng vốn FDI đã vào Việt Nam hơn 30 năm, nhưng hoạt động của các thương hiệu hàng đầu vẫn chủ yếu là gia công chứ không thế bước lên được các nắc thang giá trị cao hơn.Top of Form

Cỏc ngành sản xuất và chế tạo trong một thời ứ1an dài đó được hưởng cỏc chớnh sách ưu đãi như miệa đường, lắp ráp và sản xuất ô tô, nhưng kết quả mà các doanh nghiệp FDI tạo ra không tương xứng với kỷ vọng. Một số lĩnh vực đã được chọn và trải thảm đỏ, nhưng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dường như chỉ tận dụng các chính sách ưu đãi này để bán hàng giá cao trên thị trường Việt Nam thay vì tập trung vào những khâu tạo ra giá trị gia tăng cao, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Ưu đãi quá mức, sự không nhất quán trong chính sách và sự cạnh tranh của các địa phương. Việc tính toán các lợi ích và chi phí là khá phức tạp trong khi cần phải cạnh tranh với các quốc gia khác nên không loại trừ những trường hợp Việt Nam đã có những ưu đãi quá mức cần thiết.

Ngoài ra, việc các địa phương có không gian được quyên quyết định quá cao và cạnh tranh quyết liệt với nhau đã dẫn đến tỉnh trạng các doanh nghiệp FDI chia nhỏ các dự ân của mình và chuyên điểm địa điểm để hưởng các ưu đãi do quá trình cạnh tranh xuống đáy của các địa phương tạo ra. Điều này có thế khiến các loi ich tong thé do dòng vốn FDI mang lại cho nền kinh tế Việt Nam giảm xuống, thậm chí gây ra các thiệt hại nếu không kiểm soát tốt các chính sách ưu đãi.

2.2.1.4. Cơ hội chuyển giao công nghệ, thúc đấy cải tiến sản xuất và đổi mới sáng tạo

Một trong những ưu điểm hàng đầu của nguồn vốn FDI so với các nguồn vốn đầu tư khác là đi kèm với việc chuyến giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu - phát triển và khả năng đổi mới sáng tạo của toàn bộ nền kinh tế.

Theo nhiều đánh giá, FDI đã đóng góp vảo việc thúc đây đối mới và chuyên giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực dầu khí, điện tử, viễn thông, ô tô, xe máy... Đáng chú ý, một số ngành đã tiếp thu được công 22

nghệ tiên tiến với trình độ hiện đại của thế giới như: bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường, dệt may - da giày...

Nhờ việc thu hút nhiều công nghệ mới và tiên tiến, Việt Nam đã sản xuất ra nhiều sản phâm mới mà trước đây chưa có trong nước. Nhiều ngành nghề và sản phâm mới được tạo ra nhờ vào các công nghệ hiện đại và chất lượng mà khu vực FDI đã mang đến.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp trong nước, đo áp lực từ thị trường cạnh tranh ngày càng cao được tạo ra bởi các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI, đã nỗ lực đôi mới công nghệ bằng việc nhập các thiết bị và công nghệ mới, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, họ cũng đã sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưa chuộng như các sản phẩm may mặc, da giày, chế biến thực phẩm...

Những thành tựu đã đạt được đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyên dịch cơ cầu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nguồn lực trong nước như lao động, đất đai và tài nguyên đã được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.

Thông qua FDI, trình độ công nghệ sản xuất trone nước đã được nâng cao đáng kế so với trước đây.

Ngoài ra, việc chuyền giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khâu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực như dầu khí, sản xuất vật liệu xây đựng mới, hàng điện tử gia dụng và phương tiện giao thông. Quá

trình này đi liền với việc tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới và đào

tạo đội neũ lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng các công nehệ hiện đại.

Hơn nữa, chuyền giao công nghệ đã góp phân giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao năng lực công nghệ trong nước. Những thành tựu này đã khắng định sự đúng đắn của chủ trương thu hút FDI của Đảng và Nhà nước, cũng như chính sách khuyến khích và thu hút công nghệ từ nước ngoài để đổi mới công nghệ, góp phần nõng cao năng lực cụng nghệ quục ứ1a.

23

2.2.1.5 Thách thức

Những ưu đãi quá mức và sự không nhất quán trong chính sách, cùng với mức độ cạnh tranh giữa các địa phương, đã dẫn đến tỉnh trạng các doanh nghiệp FDI phân chia dy án và đời điểm đến đề tận dụng các ưu đãi sau quá trình cạnh tranh giá cả.

Việc chuyên giá và lợi nhuận ra nước ngoài là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Làm thế nào để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khai báo lợi nhuận và nộp thuế nhiều hơn ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp hiện nay.

Ngoài ra, có những rủi ro tiềm ân về an ninh và môi trường. Một s6 du an FDI đã gây ra các vấn đề liên quan đến môi trường cũng như an ninh quốc phòng. Đây là những thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc giảm thiếu các tác động không mong muốn cua von FDI.

2.3. Chất lượng lao động trong hoạt động đầu từ nước ngoài 2.3.1. Điểm mạnh

Kết quả điều tra chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) cho

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2022 (gọi tắt là PCI - FDI 2022) đã

làm nỗi bật tầm quan trọng của chất lượng nguồn lao động trong quá trình thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI cũng tỏ ra lạc quan về chất lượng và tiềm năng cải thiện chất lượng lao động trong các tỉnh, thành phố trong tương lai.

Trong thời kỳ đại dịch, việc lao động nghỉ việc kèm theo việc phải tăng chi phi tiền lương và đào tạo để giữ chân lao động đã gây ra những thách thức đáng kế cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI vẫn mong muốn duy trì bộ máy nhân sự ôn định, và do đó, nhiều doanh nghiệp đã dau tư vào các chương trình đào tạo nhằm phục vụ các đơn hàng lớn, dài hạn. Một điều đáng mừng là các doanh nghiệp FDI thể hiện sự lạc quan về chất lượng nguồn lao động trong tương lai. Đánh giá về chất lượng giáo dục phô thông và dạy nghề ngày càng tích cực. Cụ thể, các doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng giáo dục phô thông đạt mức 4,5 điểm và dạy nghề là 4,4 điểm.

Mặc dù đánh giá từ các doanh nghiệp FDI tích cực hơn so với năm 2018, nhưng tốc độ cải thiện chất lượng lao động nói chung có vẻ chậm lại trong vải năm gần đây.

Việt Nam được biết đến với dân số trẻ và lực lượng lao động déi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và duy trì lực lượng lao động trong các doanh nghiệp 24

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng lao Động và giải pháp nâng cao chất lượng lao Động Đến hoạt Động Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đến việt nam (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)