CHƯƠNG II. NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH
2.2. Các giai đoạn phát triển và đổi mới
2.2.1. Kỷ nguyên phim câm
2.2.1.1. Những tiến bộ về kỹ thuật và thương mại
Ngay từ thời kì đầu của điện ảnh, các nhà phát minh và các nhà điện ảnh đã cố gắng đồng bộ hóa hình ảnh và âm thanh nhưng không giải pháp kỹ thuật nào thực sự có hiệu quả. Vì vậy trong suốt 30 năm, các bộ phim ra đời không hề có tiếng động và thường gọi nó là phim câm. Để minh họa cho các bộ phim này, người ta phải sử dụng
các dàn nhạc hoặc các nghệ sĩ tạo tiếng động trực tiếp tại nơi chiếu. Một cách khác là sử dụng các intertitle (bảng dẫn chuyện hoặc ghi thoại) chèn vào giữa các cảnh phim.
Năm 1902, nhà điện ảnh người Pháp Georges Méliès Georges Méliès đã mở ra một hướng đi mới của điện ảnh, đó là sử dụng kỹ thuật quay và in tráng để biến đổi các hình ảnh quay được theo trí tưởng tượng chứ không còn chỉ thuần túy là quay lại những cảnh tượng có thật ngoài đời qua bộ phim Le Voyage dans la Lune Cuộc du hành lên ( Mặt Trăng), đây là bộ phim giả tưởng mang tính cách mạng trong việc sử dụng các kỹ xảo điện ảnh và việc xây dựng kịch bản gồm nhiều cảnh phim khác nhau.
Hình 18: Cuộc du hành trên Mặt Trăng
Năm 1903, Edwin S. Porter, một đạo diễn làm việc cho Edison đã thực hiện bộ phim miền Tây đầu tiên, The Great Train Robbery. Porter cũng là người đề ra cấu trúc cơ bản của một bộ phim phải là các cảnh quay (shot) chứ không phải là các cảnh tĩnh (scene) như trong sân khấu.
Góp phần vào sự phát triển của điện ảnh thời kì này phải nói tới sự ra đời của hàng loạt các rạp chiếu phim. Những nickelodeon (được đặt tên dựa theo tiền vé thông thường của các rạp này là 1 nickel tương đương 5 xu) ra đời. Cho đến năm 1908, đã có tới
10.000 nickelodeon tại Mỹ. Tại Pháp, hàng loạt công ty điện ảnh lớn như Pathé Frères hay Gaumont được thành lập và nhanh chóng đưa điện ảnh trở thành một lĩnh vực kinh doanh thực sự mang lại lợi nhuận lớn. Trong lĩnh vực kỹ thuật, Thomas Edison đã cho thành lập công ty Motion Picture Patents Company, cơ sở nắm giữ hầu hết các bằng sáng chế quan trọng về phim ảnh và thiết bị quay, qua đó đã gần như độc quyền trong lĩnh vực này không chỉ ở Mỹ mà còn trên thế giới trong một thời gian khá dài.
2.2.1.2. Sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh
Hình 19: Charlie Chaplin trong Kid Auto Races in Venice, 1914
Đầu thế kỉ 20, các nhà điện ảnh đã bắt đầu thực hiện các bộ phim điện ảnh với độ dài và kịch bản, quá trình sản xuất hoàn chỉnh thay cho những bộ phim quay cảnh sinh hoạt thông thường trước đó. Bộ phim Úc The Story of the Kelly Gang (1906) với độ dài tới 80 phút được coi là một trong những bộ phim điện ảnh thực sự đầu tiên. Giai đoạn này, châu Âu cũng nhanh chóng cho ra đời các bộ phim điện ảnh ăn khách như
La Reine Elizabeth (Pháp, 1912), Quo Vadis? (Ý, 1913) hay Cabiria (Ý, 1914).
Hình 20: The Story of the Kelly Gang (1906)
Tuy nhiên Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm vị trí thống trị của nền điện ảnh châu Âu suy yếu khi các hầu hết các nước lớn bị cuốn vào cuộc chiến. Và thay thế vào đó là nền điện ảnh Hoa Kỳ bắt đầu nổi lên với sự vượt trội cả về chất lượng nghệ thuật và thương mại. Năm 1915, đạo diễn D.W. Griffith cho ra đời bộ phim điện ảnh nổi tiếng The Birth of a Nation, tác phẩm đưa ra những quy tắc cho quá trình làm phim và cũng là bộ phim có nội dung gây tranh cãi đầu tiên về vấn đề phân biệt chủng tộc. Cho đến thập niên 1920, mỗi năm các hãng phim Mỹ (phần lớn tập trung ở Hollywood, tiểu bang California) đã cho ra đời chừng 800 bộ phim điện ảnh mỗi năm, chiếm 82% sản lượng phim toàn cầu. Những ngôi sao điện ảnh lớn của Mỹ như Charlie Chaplin hay Buster Keaton không chỉ nổi danh ở trong phạm vi nước Mỹ mà còn được hâm mộ trên khắp các châu lục.
Hình 21: The Birth Of A Nation (1915)
Ở châu Âu, sau chiến tranh các nền điện ảnh cũng từng bước khôi phục vị trí của mình. Tại Pháp, một lớp các nhà điện ảnh trẻ đã đưa ra những thử nghiệm mới về hiệu ứng ánh sáng, hình ảnh và thay đổi nhịp điệu phim bằng việc biên tập. Trào lưu này thường được biết tới như là trào lưu điện ảnh ấn tượng Pháp. Điện ảnh Đức cũng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh của Mỹ với Chủ nghĩa biểu hiện Đức trong các bộ phim kinh dị và những đạo diễn nổi tiếng như Fritz Lang hay F. W. Murnau. Còn phải kể tới một nền điện ảnh mới ra đời, đó là nền điện ảnh Xô viết của Liên Xô với những bước tiến lớn về biên tập, truyện phim mà tiêu biểu là bộ phim Chiến hạm Potemkin (Броненосец ôПотёмкинằ, 1925) của đạo diễn Sergei Eisenstein.
Ở châu Á, Dadasaheb Phalke, cha đẻ của nền điện ảnh Ấn Độ đã thực hiện bộ phim đầu tiên Raja Harishchandra vào năm 1913. Tại Nhật Bản thì ngay từ những năm 1910, Onoe Matsunosuke đã trở thành ngôi sao điện ảnh đầu tiên với những bộ phim Jidaigeki, một phim cổ trang của Nhật. Ở Việt Nam, năm 1924 cũng xuất hiện bộ phim truyện đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện.