CHƯƠNG II. NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH
3.2. Xu hướng phát triển nghệ thuật điện ảnh của Việt Nam
Điện ảnh là một trong những loại hình nghệ thuật có tác động lan tỏa mạnh mẽ nhất tới nhiều tầng lớp trong xã hội. Điện ảnh được coi như một phương tiện hiệu quả trong việc phản ánh các vấn đề thời cuộc, truyền tải những thông điệp mang giá trị nhân văn. Điện ảnh cũng là phương tiện phản ánh văn hóa, lối sống và dân trí của một quốc gia.
Điện ảnh Việt Nam ngày càng phát triển vượt bậc, có nhiều tác phẩm đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, điện ảnh Việt Nam ngày càng hoàn thiện và chỉn chu trong khâu biên tập nội dung cho đến khả năng quay, xử lý tình huống và dùng kỹ xảo trong các tác phẩm. Phim Việt Nam tập trung khai thác trên nhiều lĩnh vực từ văn học, lịch sử, văn hóa, ẩm thực cho đến các thể loại kinh dị, câu chuyện truyền miệng. Thu hút được nhiều khán giả. Nền điện ảnh Việt Nam sẽ và đang hướng đến một nền điện ảnh quảng bá du lịch.
GS.TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú đã nói “Điện ảnh Việt trong năm 2023 có nhiều hoạt động, nổi bật. Điện ảnh tư nhân chiếm tỉ trọng phần lớn với nhiều phim ra rạp so với năm trước. Dù chưa phải là những tác phẩm hoàn hảo có khả năng dẫn hướng về nghệ thuật thể hiện, song nhìn chung các bộ phim đã thể hiện sự đa dạng về đề tài, nội dung, phong phú về thể loại. Nhiều phim chiếu rạp có khách (như Con Nhót mót chồng, Nhà bà Nữ, Em và Trịnh, Người vợ cuối cùng…) thu hút được sự chú ý bởi doanh thu phòng vé cao. Đáng mừng là, những bộ phim có doanh thu từ 100 tỉ trở lên không chỉ mang đến tín hiệu vui cho các hoạt động điện ảnh Việt Nam mà còn cho thấy phim
Việt Nam định vị chỗ đứng trên thị trường vẫn đã và đang được đông đảo khán giả quan tâm đón nhận tại hệ thống rạp chiếu bóng công cộng”.
Hình 42: Lời phát biểu của GS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú - Điện ảnh trực tuyến và chiếu rạp
+ Trực tuyến:
Ở Việt Nam việc xem phim tại nhà cũng rất phổ biến, bởi lí do tiện lợi không cần đến rạp chiếu phim, không tốn thời gian để mua vé hay không tốn chi phí để xem phim. Theo thống kê Trong suốt thời cách từ 1/5/2021 đến 17/8/2021, công cụ SocialHeat của YouNet Media đã ghi nhận được 2,070,592 tổng thảo luận sôi nổi xoay quanh chủ đề này, tăng gấp 1.4 lần so với lần giãn cách năm 2020.
Đầu năm nay, nghệ sĩ Trấn Thành cho ra mắt web-drama Bố già. Đây là một dự án phim được phát sóng miễn phí trên kênh YouTube của anh. Chỉ sau 1 ngày phát sóng, Bố già của Trấn Thành nhanh chóng tạo ra kỷ lục với những con số “biết nói”:
3,1 triệu lượt xem sau 1 ngày, đồng thời có mặt trong tốp 3 thịnh hành của YouTube.
Hình 43: Hình ảnh chụp từ tập 1 phim Bố già của Trấn Thành phát hành trên YouTube từ đầu năm 2020. Tính đến đầu tháng 6-2020, tập phim này thu hút được 31.664.615 lượt xem.
+ Chiếu rap:
Tại Việt Nam thì lại có sự khác biệt trong giai đoạn hậu Covid-19, tỷ lệ tăng trưởng của thị trường điện ảnh đạt 78% so với năm 2019 (năm huy hoàng của điện ảnh với sự xuất hiện của nhiều siêu phẩm - Avengers: End Game, Godzilla, Kingsman 3,...). Nửa đầu năm 2023, tình hình khả quan hơn khi tổng số khách hàng trên thị trường đạt gần 25 triệu người, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. Điều này chứng tỏ thị trường Việt Nam có tốc độ phục hồi tốt và tiềm năng phát triển.
Hình 44: Thị trường rạp chiếu phim từ năm 2019 đến nửa đầu năm 2023 (Nguồn: Box Office Việt Nam).
- Thể loại phim lãng mạn
Hình 45: Gái già lắm chiêu 2021 - Thể loại hành động, hình sự
Hình 46: Đào, Phở và Piano 2024 - Thể loại tình cảm gia đình.
Hình 47: Lật mặt 7: Một điều ước - Thể loại kinh dị
Hình 48: Lời nguyền trở lại 2022 - Quảng bá du lịch qua điện ảnh
Điện ảnh đã được khẳng định là kênh quảng bá du lịch hữu hiệu trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia. Những cảnh quay đẹp trong các bộ phim "bom tấn" có thể tạo ra "ma lực" thu hút khách du lịch, giúp các điểm đến, địa danh, sản phẩm, dịch vụ du lịch trong phim trở nên nổi tiếng. Với vô vàn cảnh đẹp hùng vĩ từ Bắc vào Nam cùng nhiều di tích cổ kính, di sản văn hóa đặc sắc.
Việt Nam gần đây cũng đã có một số hội nghị, hội thảo, tọa đàm bàn về việc gắn kết điện ảnh với du lịch. Sau thành công của sau thành công của hai bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” và “Mắt biếc” đều của đạo diễn Victor Vũ, thì nhiều địa danh ở Phú Yên và Huế được du khách lựa chọn là điểm đến yêu thích. Đến với MV
“Em và Trịnh” cũng góp phần quảng bá du lịch đất nước qua điện ảnh qua “liên hoan phim” năm 2023.
Hình 49: Bãi Xép trong phim “Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh” Phú Yên
Hình 50: Con dốc số 7 ở Đà Lạt (nguồn internet).
Hình 51: Trịnh Công Sơn và Dao Ánh cười đùa, ăn kem trước cửa Hiển Nhơn (đông của Hoàng Thành trên đường Đoàn Thị Điểm, TP Huế). Ảnh: ĐPCC
- Phim độc lập của Việt Nam
Phim độc lập xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên đây là khái niệm khá mới đối với nền điện ảnh Việt Nam, đây là loại phim do một nhóm hoặc một người sản xuất không vì một lợi nhuận, hay công ty chủ quản với mức chi phí sản xuất thấp và công nghệ đơn giản.
Phim độc lập tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn 10 năm nay, nhưng lại liên tục gặt hái được nhiều giải thưởng quốc tế như: giải thưởng phim đầu tay xuất sắc và quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Quốc tế Stockholm - Thụy Điển cho phim Bi, đừng sợ; giải thưởng tại Liên hoan phim quốc tế Fribourg lần thứ 29 diễn ra ở
Thụy Sĩ với phim Đập cánh giữa không trung; gần đây nhất, đầu năm 2017 dự án phim Cu Li không bao giờ khóc được lựa chọn vào tham dự giải thưởng L’Atelier - Quỹ điện ảnh Cinéfondation thuộc Liên hoan phim Quốc tế Cannes…
Vào khoảng thời gian trước, các bộ phim độc lập tại Việt Nam được biết đến như Mùa Len Trâu (đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh), Mùi Đu Đủ Xanh (Trần Anh Hùng), Ba Mùa (Tony Bùi), … đều là những dự án phim của các đạo diễn Việt kiều.
Các bộ phim này đạt được các giải thưởng lớn tại các Liên Hoan Phim quốc tế, đồng thời những câu chuyện trong phim khai thác các góc nhìn độc đáo về Việt Nam. Tuy nhiên, những bộ phim này đều gặp khó khăn và không được công chiếu tại Việt Nam, một vài phim sau đó chọn cách công chiếu qua mạng.
Mặc dù vậy những bộ phim này đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà làm phim trẻ tại Việt Nam muốn kể một câu chuyện khác biệt. Trong đó phải kể đến những cái tên đã lựa chọn và kiên định theo con đường làm phim độc lập như Đập Cánh Giữa Không Trung của Nguyễn Hoàng Điệp, Bi, Đừng Sợ! của Phan Đăng Di, Chơi Vơi của Bùi Thạc Chuyên, …
H ình 52: Bộ phim độc lập Bi, Đừng Sợ! của Phan Đăng Di
Các tác phẩm này cũng nhận được đánh giá tốt từ nước ngoài và được chiếu tại các rạp Việt Nam nhưng nội dung có phần khá kén người xem, cộng với không được quảng bá hay tiếp thị cũng như có suất chiếu hạn chế nên doanh thu từ các bộ phim không cao. Sau những bộ phim này và chia sẻ của họ với điện ảnh, rất nhiều các sân chơi làm phim đã ra đời và thu hút các bạn trẻ đam mê làm phim.
Tại miền Nam có tiệc phim ngắn trực tuyến quốc tế YxineFF (viết tắt của Yxine Film Festival) của diễn đàn điện ảnh trên mạng www. yxineff.com ra đời năm 2010. Đây là sân chơi phi lợi nhuận do Marcus Mạnh Cường Vũ, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và Vũ Quỳnh Hà đồng sáng lập. Sau bốn năm hoạt động, YxineFF đã làm cầu nối giữa nhà làm phim và nhà đầu tư, tạo cơ hội cho họ tham gia các liên hoan phim quốc tế.
Đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy (thắng giải tại YxineFF 2012) với phim ngắn 16:30, tiền thân của Ròm và những đạo diễn trẻ như Tạ Nguyên Hiệp, Trần Lý
Trí Tân, Trương Quế Chi, Trần Dũng Thanh Huy, Lê Bình Giang… từng được trao giải của YxineFF và hiện đang bắt đầu những dự án phim dài của mình. Tiếc rằng Yxine Film Festival hiện đã kết thúc sau khi gặp khó khăn trong việc quản lý nội dung.
Tiệc Hình 53: phim ngắn trực tuyến quốc tế YxineFF
Miền Bắc thì có Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng Điện Ảnh TPD, được xem là nơi đào tạo và hỗ trợ các bạn trẻ yêu thích làm phim. Trung tâm đã tạo ra LHP Búp sen vàng tổ chức thường niên để chọn ra các phim ngắn tốt để tranh giải tại Cánh diều vàng, Bông sen vàng, hay LHP quốc tế Hà Nội và các giải thưởng khu vực, quốc tế.
Nhiều đạo diễn, nhà sản xuất trẻ đã bước ra từ TPD như Hà Thái, Hà Lệ Diễm, Ngô Đài Trang, Nguyễn Lê Hoàng Việt…
Tại miền Trung, có Autumn Meeting sự kiện điện ảnh diễn ra thường niên vào mỗi mùa thu tại Đà Nẵng – Hội An, bắt đầu từ năm 2013. Cộng đồng các nhà làm phim độc lập của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung sẽ tới đây, tham gia một
workshop kéo dài hơn một tuần trong các lớp học như Đạo diễn, Thiết kế mỹ thuật, Diễn xuất, Sản xuất phim, Làm phim kinh phí thấp… Bộ phim Thưa Mẹ Con Đi của đạo diễn trẻ Trịnh Đình Lê Minh, là một trong những dự án từng thắng giải Dự án thương mại của Gặp gỡ mùa thu 2017.
Ngoài ra còn phải kể đến các tổ chức nhỏ khác cũng đã hoạt động tích cực trong việc hỗ trợ các bạn trẻ làm phim như Trường đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội có Liên hoan phim Ong vàng, ĐH Hoa sen có cuộc thi Sfilm contest, những sân chơi khác như: Phim ngắn cùng HTV, 89600 km+, 321 Action, dự án làm phim 48h, Dự án phim ngắn CJ 2019, Viet Indie Cinema sân khấu Hồng Hạc, Xinê House…,
Hình 54: Những bộ phim ngắn của các nhà làm phim độc lập giành giải thưởng quốc tế Trong 2 năm trở lại đây, hai nhà phát hành BHD và Galaxy bắt đầu dành sự quan tâm đến phim độc lập và dành những hỗ trợ giống như các phim thị trường khác như Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè (Cao Thúy Nhi), Vai Diễn Đổi Đời (Nguyễn Đức Minh), Đảo Của Dân Ngụ Cư (Hồng Ánh) …
Một trong những tín hiệu tốt cho phim độc lập trong thời gian gần đây chính là việc một số phim ra rạp đã tạo nên màu sắc mới điện ảnh Việt Nam và nhận được đánh giá tốt từ khán giả. Phải kể đến Ròm, một phim độc lập khai thác chủ đề gai góc về những người nghèo khổ ở Sài Gòn và được đánh giá tốt, ghi nhận doanh thu cao so với
những phim độc lập từ trước đến nay. Và một số phim độc lập khác mang màu sắc nhẹ nhàng hơn như Cha Cõng Con Trời Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi Thôi Sài Gòn Trong Cơn, , Mưa…
“Ròm” là tác phẩm do Trần Thanh Huy đạo diễn, khai thác chủ đề về nạn đánh đề, vay nặng lãi của những người lao động nghèo khổ, cuộc sống vật lộn gian truân trong thế giới "cò đề" của những đứa trẻ đường phố. Trong bối cảnh chung cư cũ đang chờ giải tỏa tại Sài Gòn, Ròm sống chủ yếu nhờ vào bán vé dò và "cò đề" với ước vọng xa xôi là tìm được cha mẹ đã bỏ rơi mình.
Hình 55: Phim Ròm
“Ròm” từng thắng hạng mục “Phim điện ảnh, truyền hình” của Giải Mai Vàng 2020. Ngoài ra, phim còn thắng giải thưởng tại LHP quốc tế Busan (2019), Liên hoan phim quốc tế Fantasia, Liên hoan phim châu Á - Barcelona (2020) …
Liên hoan phim Châu Á do Quỹ phim Robert Bresson tổ chức, diễn ra tại Roma - Ý. Kết quả một số hạng mục khác của liên hoan phim như: “Phim hay nhất” thuộc về
“Synapses”, “Đạo diễn xuất sắc” thuộc về Peng Shigang với phim “Theo sons of happiness”.