ĐÁNH GIÁ VÀ CƠ HỘI

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ logistics chặng cuối của công ty tnhh j&t express việt nam và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics chặng cuối của công ty (Trang 26 - 30)

Theo Sách trắng Thương mại Điện tử (TMĐT) Việt Nam 2018, quy mô của thị trường TMĐT B2C (từ doanh nghiệp tới khách hàng) là 6,2 tỷ USD năm 2017 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

Nhờ vào mức độ thâm nhập cao của internet và sự nổi lên của xu hướng mua sắm trực tuyến, Việt Nam là một trong những thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Với sự bùng nổ này, nhu cầu về logistics trong hệ sinh thái TMĐT (e-logistics) là rất lớn. Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Ken Research, quy mô của thị trường e-logistics này được ước tính có giá trị 90 triệu EUR vào năm 2018 và được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 42% mỗi năm cho đến năm 2022.

Với sự phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính truyền thống cũng đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ e-logistics tập trung thị trường này để trở nên phù hợp hơn với cuộc chơi.

Với phạm vi hoạt động lớn của mạng lưới bưu cục hiện hữu trên toàn quốc và năng lực hoạt động cao (cơ sở hạ tầng và nhân lực), các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính truyền thống thường thực hiện các đơn đặt hàng trên quy mô rộng (toàn quốc và cả quốc tế) và đưa ra mức giá cạnh tranh nhất.

Liên quan tới dịch vụ giao hàng chặng cuối, các doanh nghiệp này có thế mạnh trong các đơn hàng khu vực nông thôn nhờ vào độ bao phủ rộng lớn ... Tuy nhiên, tốc độ giao hàng trong các thành phố đô thị có vẻ chậm hơn so với các startups tuy non trẻ được hỗ trợ mạnh mẽ bởi công nghệ ...

Hiện tại, phần lớn nguồn lực của các công ty truyền thống này vẫn chủ yếu phục vụ dịch vụ chuyển phát nhanh thông thường, trong khi đóng góp e-logistics phục vụ các sàn TMĐT chưa thực sự đáng kể ….

Như vậy, dư địa cho các công ty này phát triển là rất lớn. Tuy nhiên, theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) điểm mấu chốt để có thể tận dụng được đà tăng trưởng này là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính truyền thống phải đầu tư và nhanh chóng áp dụng công nghệ vào hệ thống khổng lồ của họ để tối ưu hóa hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ và duy trì tính cạnh tranh trong thị trường e-logistics này.

Đối với E-Logistics 3PL, các 3PL này, phục vụ e-logistics chính yếu cho TMĐT, không chỉ bao gồm các công ty bưu chính truyền thống như VNPost, EMS, ViettelPost; mà cả các công ty khởi nghiệp startup; và các công ty hậu cần đa quốc gia cũng đã tham gia rất mạnh mẽ trong những năm gần đây ..

Thị trường dịch vụ logistics nói chung và logistics chặng cuối nói riêng ở Việt Nam được dự báo sẽ chứng kiến sự mở rộng nhanh chóng về quy mô. Cùng với xu hướng người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến thời gian và độ tin cậy của giao hàng, dịch vụ chuyển phát nhanh/giao hàng nhanh sẽ chiếm ưu thế trên thị trường dịch vụ logistics chặng cuối tại Việt Nam trong thời gian tới, thậm chí ngay cả khi các hãng phân phối hoặc thương mại điện tử áp dụng phụ phí giao hàng nhanh, giao hàng trong ngày cho người tiêu dùng.

Sự bùng nổ trong ngành thương mại điện tử, dịch vụ giao hàng B2C và tăng trưởng của thương mại quốc tế đã thúc đẩy thị trường dịch vụ logistics chặng cuối và chuyển phát nhanh và cao hơn nữa là dịch vụ fulfillment tại Việt Nam.

Các hoạt động như lấy hàng tận nhà, miễn phí thu tiền,.. hiện nay các doanh nghiệp Vietposst chưa được áp dụng nên ức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước này chưa thật sự phát triển, không chỉ xảy ra với doanh nghiệp có vốn nhà nước chính các danh nghiệp nhỏ lẹ mới star-up cũng bị các doanh nghiệp bóp nghẹt ở các chi phí dịch vụ đi kèm như thế này.

Chi phí cho dịch vụ logistics cuối cùng khá cao, nếu như không quản lý tốt chi phí dịch vụ logistics chặng cuối chắc chắn các doanh nghiệp sẽ bị đào thải nhanh chóng ra khỏi ngành nghề này, kèm theo đó sự phát triển công nghệ hiện tại đang rất mạnh tuy nhiên chính vì lẽ đó các doanh nghiệp nếu không đủ khả năng tài chính để áp dụng công nghệ

vào dịch vụ logistics chặng cuối chắc chắn sẽ kéo lùi sự phát triển của doanh nghiệp và làm cho chi phí cùa các đơn hàng tăng cao từ đó kéo them nhiều chi phí làm cho doanh nghiệp khó lòng có thể quản được chi phí của các đơn hàng.

4.2 Cơ hội phát triển cho J&T - Thị trường trong nước còn lớn

Hiện nay dịch vụ logistics chặng cuối ở Việt Nam chưa thật sự nổi bật, nếu nhìn vào các doanh nghiệp trong nước ta có thể thấy rằng các doanh nghiệp star-up chưa phát triển mạnh. Từ đó sẽ giảm được các đối thủ cnhj tranh, và cũng chính vì thế , J&T cũng sẽ nghiễn nhiên trở thành nhà lựa chọn hàng đàu cho khách hàng cho dịch vụ logistics chặng cuối.

- Mức tăng trưởng của thị trường logistics ngày càng cao và mang lại nhiều hứa hẹn Thị trường Logistics Việt Nam đến năm 2021 Theo báo cáo Chỉ số thị trường Logistics, Việt Nam đã có một bước nhảy vọt lên vị trí thứ 8 trong chỉ số toàn cầu về các thị trường hậu cần mới nổi của năm nay với điểm tổng là 5,67 trên 10 vào năm 2021. Điều này chứng tỏ được rằng thị trường logistics của việt nam ngày càng cao và sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai. Từ đó sẽ dẫn dắt được thị trường dịch vụ logistics chặng cuối cùng phát triển theo.

- Công ty có hình ảnh đẹp

Công ty J&T là một công ty có mặt ở việt nam từ rất sớm, nhằm cung cấp một dịch vụ logistics tốt nhất công ty đã để lại một hình ảnh đepj trong lòng khách hàng. như vậy, với sự phát triển mạnh mẽ tại thị trường việt nam J&T đã ngày càng chứng minh được vị thế của mình trong lòng của khách hàng.

4.3 Thách thức của J&T - Thị trường cạnh tranh gay gắt

Thị trường dịch vụ logistics mặc dù thiếu vắng bóng dáng của các doanh nghiệp trong nước tuy nhiên những doanh nghiệp nước ngòi lại rất nhiều và sự cạnh tranh lại rất khốc liêt. Hiện nay các sàn thương mại điện tử đã dần dần tạo ra các hang logistics tự thân nhằm tiết kiệm chi phí logistics điều này dần tạo ra trở ngại lớn cho J&T do lượng khách của các sàn TMĐT rất lớn.

Hiện nay bắt đầu xuất hiện nhiều công ty chuyên về lĩnh vực giao hàng chặng cuối mà dần xuất hiện trên thị trường như: aloha chuyên giao thực phẩm tươi sống trong nội địa Hồ Chí Minh và Bình Dương, hay dịch vụ giao hàng trong vòng 2 tiếng của tikinow,…

- Tốc độ giao hàng

Tốc độ giao hàng của J&T là 1-3 ngày tuy nhiên, tốc độ giao hàng này so với công ty GHTK vẫn bị chậm trễ hơn một ngày, từ đó sẽ xảy ra tình trạng khách so sánh về thời gian giao hàng và nếu như khách hàng gấp họ sẽ chọn dịch vụ giao hàng của GHTK là sự lựa chọn ưu tiên chứ không phải là dịch vụ giao hàng của J&T.

- Giá xăng dầu ở việt nam không ổn định

Các chi phí về xăng dầu là một yếu tố quan trọng trong ngành logistics nói chung và logistics chặng cuối nói riêng. Nếu chi phí dầu thô trên thế giới tăng quá nhanh có thể gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế các nước nhập khẩu dầu ( điển hình là Việt Nam). Giá xăng dầu là một trong những yếu tố tác động rất lớn tới dịch vụ vận chuyển hàng hóa do chiếu chi phí cao và có ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận và khả năng duy trì được dịch vụ logistics chặng cuối của công ty J&T.

- Cạnh tranh nguồn nhân lực

Trong vòng những năm trở lại đây ngành logistics mới được đem vô trương trình đại học nên hiện tại dịch vụ logistics của việt nam vẫn còn đang thiếu nguồn nhân lực rất nhiều, từ đó dẫn ra tình trạng nguồn nhân lực không đủ để cung cấp cho ngành dịch vụ logistics. Vì vậy, đây chính là một trong những khó khan lớn của J&T vì nguồn lực cung

cấp không đủ sẽ gây ra tình trạng không thể phát triển công ty theo đúng định hướng mà đã được đề ra.

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng dịch vụ logistics chặng cuối của công ty tnhh j&t express việt nam và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics chặng cuối của công ty (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)