Dự án là sự thực hiện các hoạt động liên quan đến nhau trên cơ sở một nguồn tài chính, nhân lực và tài nguyên vật chất có giới hạn trong một thời gian cho phép để có các lợi ích về sản phẩm hay dịch vụ theo các mục tiêu cụ thể.
“Nước sạch” là nước được khai thác từ nguồn nước mặt hoặc nước ngầm đã được xử lý và khử trùng qua dây chuyền công nghệ khép kín, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh cho nước uống và sinh hoạt do Nhà nước quy định.
Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước.
Trên cơ sở đó, Dự án nước sạch có thể được hiểu là các dự án liên quan đến nước sạch mang lại các lợi ích thiết thực cho người nông dân bằng các phương cách cụ thể và được thể hiện bằng kế hoạch như xây dựng công trình, giáo dục huấn luyện, cung cấp phương tiện, sử dụng tài chính…, với các mục tiêu cụ thể về nước sạch vệ sinh môi trường, phát triển cộng đồng và sản xuất, có thể đánh giá và định lượng được.
2.1.2. Phân loại dự án nước sạch
Mỗi một dự án bất kỳ nào cũng theo một tiến trình tổng quát sau:
Có nhiều cách để phân loại dự án, sự phân loại dưới đây chỉ mang tính chất tương đối vì một dự án có thể có nhiều tính chất khác nhau.
Phân loại dựa vào phần xuất: Căn cứ vào kết quả ở phần xuất, người ta phân ra làm 2 loại dự án: dự án tạo sản phẩm và dự án cung cấp dịch vụ.
Phân loại dựa vào chủ đích: Căn cứ vào chủ đích trong đề cương, người ta phân ra làm 2 loại dự án: Dự án tạo thu nhập và dự án tạo lợi ích phi thu nhập hay dự án phát triển xã hội.
Phân loại dựa vào nguồn tài chính bao gồm Dự án công và dự án tư.
Phân loại dựa vào cấp độ và quy mô có dự án quốc tế và dự án quốc gia.
Dự án vùng hay địa phương:
Ngoài ra, các dự án nước sạch còn được phân loại như sau: Dự án nghiên cứu hoặc thí nghiệm; Dự án thí điểm hay dự án trình diễn.
2.2. Những dự án nước sạch được sử dụng nguồn vốn nước ngoài trong 10 năm gần đây
2.2.1. Những dự án sử dụng nguồn vốn Chính phủ nước ngoài
Dự án phát triển nước ngầm cung cấp nước sạch nông thôn một số tỉnh Tây Nguyên.
Đây là dự án do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ. Dự án dựa trên cơ sở Qui hoạch tổng thể và Nghiên cứu khả thi về Phát triển nguồn
PHẦN NHẬP (Input)
• Tài chính
• Nhân lực
• Tài nguyên
PHẦN XUẤT (Out put)
• Sản phẩm
• dịch vụ
• Lợi ích DỰ ÁN
(Project)
• Hoạt động 1
• Hoạt động 2
• Hoạt động 3
nước ngầm ở một số tỉnh nông thôn phía bắc Việt Nam. Dự án nhằm mục đích cung cấp nước sạch cho những khu vực nông thôn thiếu nước. Nguồn nước sử dụng là nước ngầm. Dự án sẽ hỗ trợ tăng cưêng phát triển hệ thống cấp nước tập trung đáp ứng được mục tiêu của chương trình quốc gia.
Thời gian thực hiện: 2006 - 2010 Địa bàn triển khai:
1. Xã Đắk Ui, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum.
2. Xã Kông Tầng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
3. Thị trấn Nhơn Hoà, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
4. Xã Ea Drang, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk.
5. Xã Ea Drong, huyện Krong Buk, tỉnh Đắk Lắk.
Tổng kinh phí thực hiện: 20,4 triệu USD (tương đương 324,4 tỷ VNĐ).
Trong đó : Vốn từ phía Nhật Bản: 18,14 triệu USD (tương đương 288,6 tỷ VNĐ). Vốn từ phía Việt Nam: 2,26 triệu USD (tương đương 35,8 tỷ VNĐ).
Mục tiêu của dự án là Xây dựng 5 công trình khai thác nước ngầm để cung cấp nước ăn uống và sinh hoạt cho nhân dân tại 5 xã thuộc 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum. Nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân. Chuyển giao công nghệ khai thác sử dụng nước ngầm cung cấp nước nông thôn cho phía Việt Nam.
Các hoạt động chính của dự án:Cung cấp thiết bị giàn khoan máy và các phụ kiện phụ trợ và xây dựng các công trình cấp nước cho người dân tại 5 xã thuộc 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.
Công việc xây dựng và mua sắm thiết bị cho dự án được chia làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ ngày Hợp đồng ký kết với Nhà thầu có hiệu lực (9/11/2007) đến ngày 31 tháng 3 năm 2008.
- Giai đoạn 2: Từ ngày 1 tháng 4 năm 2008 đến ngày 31 tháng 3năm 2009.
- Giai đoạn 3: Từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 đến ngày 15 tháng 3năm 2010.
2.2.2. Những dự án sử dụng nguồn vốn các tổ chức quốc tế
Bảng 2.1: Một số dự án sử dụng nguồn vốn các tổ chức quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010
TT Tên dự án Nhà tài
trợ
Thời gian thực hiện
Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)
Phạm vi hoạt động 1. Dự án ngành cung cấp
nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng miền Trung
Ngân hàng Phát triển
Châu Á
2007 – 2009
13,86 14 tỉnh miền Trung 2. Dự án cải thiện cấp nước
và vệ sinh nông thôn
Ngân hàng thế giới
2000 – 2005
59,4 06 tỉnh Đông Nam Bộ 3. Dự án cấp nước và môi
trường nông thôn
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
1982 – 2010
1076,3 Cả nước
4. Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Ngân hàng thế giới
2005 –2013 2874,76 12 tỉnh đồng bằng sông
Hồng
Dự án ngành cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng miền Trung
Dự án được thực hiện tại 14 tỉnh Miền trung bao gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT.Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
7TMục tiêu dài hạn của dự án là n7Tâng cao sức khoẻ, điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh;
Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh và vệ sinh cá nhân. Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong cộng đồng.
Mục tiêu ngắn hạn là nâng cao năng lực của các cấp nhất là cấp cộng đồng trong việc thực hiện từ lập kế hoạch đến thực hiện và quản lý dự án; Cải thiện các chính sách và kế hoạch đầu tư nhằm tăng cưêng hiện quả đầu tư của chính phủ và nhà tài trợ. Cung cấp nước sạch và vệ sinh cho khoảng 325 xã của 13 tỉnh (khoảng 2 triệu dân nông thôn) góp phần thực hiện được mục tiêu quốc gia đến 2010 đảm bảo rằng:
• Đáp ứng theo nhu cầu và có sự tham gia của người sử dụng;
• Hoạt động bền vững, đảm bảo đủ chí cho vận hành và bảo dưỡng công trình;
• Đảm bảo công khai, dân chủ và minh bạch;
7TDự án Cải thiện Cấp nước và Vệ sinh nông thôn
Dự án được thực hiện tại 06 tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.
Dự án đã tiến hành hỗ trợ xây dựng các hệ thống cấp nước qui mô nhỏ phục vụ cho khoảng 50-150 hộ gia đình, và các hệ thống cấp nước nhỏ lẻ cho các vùng dân cư sống rải rác như hệ thống thu nước mưa, bơm tay, hệ thống lọc nước qui mô nhỏ. Hỗ trợ các chiến dịch nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh và các chương trình giáo dục vệ sinh có sự tham gia nhằm cải thiện hành vi vệ sinh. Cung cấp vốn thiết lập quĩ quay vòng xây dựng các công trình vệ sinh hộ gia đình.
Để thực thi các hoạt động cấp nước, dự án đã thí điểm một số ý tưởng trong Chiến lược Quốc gia bao gồm:
• Xây dựng kế hoạch dựa trên nhu cầu
• Lập kế hoạch và quản lý có sự tham gia của cộng đồng
• Hoàn trả vốn
Cộng đồng là người chuẩn bị các kế hoạch cải thiện điều kiện cấp nước, đưa ra các qui định đối với các loại hình cấp nước mà họ có nhu cầu và sẵn sàng chi trả. Người sử dụng được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, tài chính, chi phí giúp họ có được các lựa chọn phù hợp cho công trình của mình.
Dự án cấp nước và môi trường nông thôn
Dự án cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là một phần của Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Unicef với mục tiêu cùng với Chính phủ Việt Nam giải quyết về nhu cầu nước sinh hoạt và phương tiện vệ sinh cho các vùng nông thôn Việt Nam. Trong giai đoạn đầu từ năm 1982 đến 1990: Dự án thực hiện có tính thử nghiệm mô hình tại 3 tỉnh: Minh Hải, Kiên Giang, Long An nhằm giải quyết cấp nước khẩn cấp cho dân tại một số vùng Kinh tế mới. Năm 1984, dự án được mở rộng 3 tỉnh phía Bắc là Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh và Hà Nam Ninh. Năm 1987 có 14 tỉnh và đến năm 1990 có 27 tỉnh tham gia dự án. Giai đoạn 1991-
2000, Dự án được mở rộng cho tất cả 53 tỉnh thành (Nay là 64 tỉnh, Thành phố) nhằm: (1) Cung cấp nước sinh hoạt nông thôn và những dịch vụ vệ sinh đựơc xem như là một dịch vụ mang tính xã hội, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của nhân dân. (2) Ưu tiên của chính sách xã hội Việt Nam, quan tâm tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và những hộ nghèo có thu nhập thấp. (3) Đa dạng hoá các loại hình cấp nước, mở rộng và phát triển mới các hệ cấp nước tập trung.
(4) Đẩy mạnh công tác truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và xuất bản bản tin chuyên ngành nhằm tuyên truyền mở rộng hợp tác với nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều chuyên gia từ TW đến cơ sở. Giai đoạn 2001- 2005, Dự án tập trung vào các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên, một số tỉnh duyên hải miền Trung, vùng có nguy cơ ô nhiễm Arsen cao. UNICEF thực hiện việc chuyển nguồn tài trợ cho các tỉnh hoặc các cơ quan chức năng về cấp nước nông thôn ở tỉnh để tiến hành những hoạt động dự án theo nguyên tắc và quy định của Chiến lược quốc gia. Sự tham gia của Unicef tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật và chuyển trách nhiệm xuống tỉnh, đã góp phần tạo năng lực và môi trường có tính thuyết phục để thu hút những nhà tài trợ khác đầu tư vào lĩnh vực cấp nước nông thôn thông qua một cơ chế chung. Giai đoạn 2006 – 2010, Dự án đã góp phần nâng cao hiểu biết và đẩy mạnh triển khai Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hướng tới việc xây dựng một môi trường thuận lợi cho người hoạch đinh kế hoạch ở địa phương và các nhà tài trợ quốc tế. Là một phần không thể thiếu được trong các chiến lược về sự sống còn của trẻ em. Dự án sẽ giúp tăng cường tiếp cận và vệ sinh ở các vùng nghèo và dân tộc thiểu số, đặc biệt chú trọng vào vệ sinh môi trường.
Các nỗ lực trong 5 năm tới sẽ tiếp tục góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và mục tiêu của Chương trình QG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006 - 2010.
Kết quả đạt được
• Về Cung cấp dịch vụ nước và vệ sinh môi trường
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện của dự án cấp nước và môi trường nông thôn do Unicef tài trợ giai đoạn 1982 - 2005
TT Hạng mục ĐVT 1982-1995 1996-2000 2001-2005 Tổng 1. Số người hưởng
lợi Người 8.819.062 2.394.862 960.237 12.174.161 2. Số công trình đã
xây dựng Công
trình 147.229 58.749 41.984 247.962 Trong đó:
+ Hệ cấp nước
tập trung Hệ 310 631 698 1.639
+ Hệ nối mạng cái - 158 64 222
+ Mó nước cái - 15 407 422
+ Giếng khoan cái 117.783 26.854 3.921 148.558
+ Giếng đào cái 21.445 9.418 11.820 42.683
+ Giếng đào cải
tạo cái 6.968 924 369 8.261
+ Lu nước mưa cái - 17.341 24.705 42.046
+ Bể nước mưa cái - 3.316 0 3.316
+ Bể lọc cát cái 723 92 0 815
Qua bảng 2.2, dễ dàng nhận thấy dù chỉ trong giai đoạn đầu, dự án cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong hơn 20 năm, số người hưởng lợi từ dự án đã đạt trên 12 triệu người; 247.962 công trình đã được xây dựng trong đó nhiều nhất là giếng khoan (148.558 cái chiếm 59,91%).
Các mô hình được xây dựng trong 2 năm (2006 - 2007) bao gồm: Về cấp nước cho cộng đồng: Có tổng cộng 178 công trình cấp nước tập trung và 2.699 công trình cấp nước nhỏ lẻ tại 11 tỉnh đã được xây dựng. Về nước - vệ sinh trong trường học: đã có 108 công trình tại 11 tỉnh áp dụng theo thiết kế mẫu của Unicef; Về Nước - vệ sinh cho trạm y tế xã: tổng cộng có 4 công trình; Ngoài ra còn xây dựng mô hình Kế hoạch cấp nước an toàn thực hiện thí điểm tại tỉnh TT.Huế áp dụng theo tiêu chuẩn cấp nước an toàn của WHO; Xây dựng tài liệu đánh giá mô hình sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện thí điểm tại Lào Cai.
• Về hỗ trợ kỹ thuật
Các công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài bao gồm:
- Phương pháp khoan giếng tia nước - Phương pháp khoan giếng sục bùn
- Công nghệ sản xuất lu chứa nước mưa của Thái lan
- Hệ thống dẫn nước tự chảy bằng đưêng ống dẫn nước kín Các công nghệ cung cấp nước được cải tiến bao gồm:
- Giếng đào (giếng khơi) lắp bơm tay hoặc bơm điện - Bể lọc cát chậm
- Hệ thống bơm dẫn nước - Giọt nước, mó nước
• Về hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực: Đã tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện dự án; Xây dựng năng lực cung ứng thiết bị vật tư và sản xuất hàng trong nước; Xây dựng năng lực vận động xã hội và tham gia dự án của cộng đồng; Xây dựng năng lực nghiên cứu kiểm soát chất lượng nước; và xây dựng năng lực giám sát và đánh giá, mở rộng sự hợp tác trong và ngoài nước tạo nguồn lực tài trợ cho dự án.
Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Mục tiêu của dự án là nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch của cộng đồng một cách đầy đủ, bền vững và hỗ trợ cộng đồng cải thiện các công trình vệ sinh hộ gia đình; Nâng cao hiểu biết và nhận thức cho người dân về sử dụng nước sạch, các công trình vệ sinh, thay đổi các thói quen xấu và thực hành và các hành vi vệ sinh để nâng cao sức khỏe gia đình và cộng đồng;Nâng cao năng lực cộng đồng trong xây dựng kế hoạch và quản lý các công trình hạ tầng cơ sở.
Động viên và hỗ trợ cộng đồng thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả, tạo lập phương thức quản lý mới đối với công trình cấp nước tập trung tại các tỉnh thực hiện dự án.
Chủ đầu tư các tiểu dự án là các tổ chức kinh tế (Công ty cổ phần Cấp nước tỉnh, Công ty TNHH cấp tỉnh). Hội phụ nữ tỉnh quản lý và triển khai hoạt động của vốn quay vòng.
Giai đoạn 1 được thực hiện tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình. Giai đoạn 2: Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Thanh Hóa.
Lĩnh vực hoạt động bao gồm:
• Cải thiện hạ tầng cơ sở cấp nước, vệ sinh nông thôn: Tập trung chủ yếu đầu tư cho các công trình cấp nước tập trung, cấp nước hộ gia đình, vệ sinh công cộng và vệ sinh hộ gia đình;
• Giáo dục truyền thông nhằm thay đổi hành vi vệ sinh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng: Khuyến cáo vệ sinh và thay đổi hành vi vệ sinh được lồng ghép và phối hợp 2 phương pháp; Khuyến khích thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức về sức khoẻ và vệ sinh bằng sử dụng các phương pháp, các kênh truyền thông phù hợp như thông qua trường học, các cơ quan địa phương và tổ chức chính trị, xã hội khác; Tiếp cận theo định hướng thị trường thông qua các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân quy mô nhỏ, hướng tới mô hình sống an toàn, lành mạnh.
• Nâng cao năng lực cộng đồng và các tổ chức thực hiện dự án: Nâng cao năng lực của ngành nước khu vực nông thôn, trong quản lý và hỗ trợ thực hiện các dự án cấp nước và vệ sinh
• Hỗ trợ quản lý, giám sát và đánh giá dự án: Quản lý và giám sát Dự án:
Quản lý dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng cơ bản được thực thi tại cấp tỉnh với sự hỗ trợ của tư vấn Quốc tế và trong nước; Ban quản lý Trung ương (CPO) có trách nhiệm điều phối, theo dõi, giám sát các hoạt động của dự án, Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU).
2.3. Tính chất của những dự án và những ưu đãi của nguồn vốn Đa số các Dự án Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn là dự án có nguồn vốn ODA, là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi, với mục đích giải quyết nhu cầu về cấp nước và vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam.